những động tác thả sào...oai linh hùng vĩ .
Đoạn văn khắc họa hình ảnh gì?Nêu cảm nhận về hình ảnh đó?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Câu có dấu ''?'' :Cậu có ổn không ?
-Câu có dấu'' .'':Ông trời tạo ra địa trấn và câu trả lời nỳ là điểm nhấn.
-Câu có dấu ''!'':Trời ơi ! Câu bị sao thế này.
a) Đoạn văn miêu tả cảnh biển vào sáng sớm.
b) Biển được miêu tả qua 2 phương diện : * Hình ảnh :-Phía trước em là cả một vùng trời nước mênh mông phóng tầm mắt ra xa em thấy biển có một màu xanh lục.
-Thỉnh thoảng những con sóng bạc đầu xô bờ tung bọt trắng xóa.
-Phía đông, mặt trời tròn xoe ửng hồng đang từ từ nhô lên tỏa sáng lấp lánh như hình rẻ quạt nhiều màu rực rỡ chiếu xuống mặt biển làm mặt nước sóng sánh như dát vàng. Đến khi vùng đông thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì cả mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời,máu xanh của nước hòa lẫn với sắc màu của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển.
*Âm thanh:-Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự đẹp đẽ giàu có của thế giới đại dương.
c) Bài văn đã khắc họa thành công 1 bức tranh về thế giới đại dương ( biển) với màu sắc kì ảo, đẹp đẽ , không những vậy , bức tranh thiên nhiên ấy còn có âm thanh , âm thanh của sóng biển rì rào như một bài ca bất tận , không có điểm kết thúc ca ngợi sự đẹp đẽ , phong phú của thế giới đại dương.
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.
Ví dụ mở bài:
“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.
II. Thân bài
1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.
2. Sân trường vào giờ ra chơi.
a. Tả hoạt động của học sinh.
b. Tả hoạt động của thiên nhiên.
c. Sân trường sau giờ ra chơi
III. Kết bài
Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.
Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống... Con người chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân...) cho cây trồng phát triển.
Tham khảo:
“Ò ó o o…”
Tiếng gà làm xao động cả một không gian yên ắng xua đi màn đêm. Và một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em.
Ở mọi vùng quê, tiếng gà đã trở thành chiếc đồng hồ thời gian của nông dân. Gà gáy canh trưa: đến giờ nghỉ ngơi, gà gáy chiều tối: đến giờ kết thúc công việc; và gà gáy sáng: nào cùng bắt đầu một ngày hè mới. Tiếng chú gà trống dõng dạc, vang xa đánh thức mọi người, kéo ông mặt trời nhô lên. Những tia sáng yếu ớt bắt đầu xuất hiện. Bóng ông mặt trời lấp ló sau rặng tre ngà phía cuối làng vẫn còn đang ngái ngủ. Chắc hẳn ông phải cố gắng lắm để rời giấc ngủ mà nhô lên gặp mọi người. Những ngọn ánh sáng đầu tiên từ những căn nhà được thắp lên, cùng với sao trời còn sót lại, làm sáng cả bầu không gian. Rồi ánh sáng nhà này đến nhà kia, bắt đầu có âm thanh từ con người nói chuyện với nhau. Và những làn khói xám bắt đầu bay nghi ngút lên từ những căn bếp, những tiếng lách cách của bát đũa và xoong nồi của những bà, những mẹ đang nấu bữa sáng cho gia đình. Đâu đây có tiếng em bé khóc sáng sớm, tiếng “à ơi” dỗ con ngủ của mẹ.
Khi làn khói kia dần tan biến đi cũng là lúc những ngôi sao cuối cùng trên bầu trời cũng biến mất. Ông mặt trời đã tỉnh ngủ, nặng nhọc nâng mình lên sau lũy tre làng với khuôn mặt ửng hồng như lòng quả trứng gà. Những tia nắng đầu tiên đã xuất hiện. Một vài tia nắng tinh nghịch tách mặt trời chạy xuống sân trước, nhảy nhót trên những mái nhà, chơi đùa cùng những làn khói cuối cùng chưa chịu tan vào không trung. Lúc này, ánh đèn trong các gia đình, nhà này nhìn nhà kia, cũng dần tắt hết. Trong nhà, tiếng nói cười đã bắt đầu ngân vang. Họ cùng nhau ăn cơm sáng. Có gia đình ăn trên phản gỗ, có nhà dải chiếu ăn giữa sân để cảm nhận không khí trong lành buổi sớm mùa hạ. Chị gió thấy trên bầu trời, mây rủ nhau bay đến cũng xuất hiện góp vui. Chị đẩy những đám mây bay nhanh, luồn lách qua kẽ là để lại những giai điệu xào xạc đầu tiên của buổi sáng mùa hạ. Gió đi qua, chào bà một tiếng, thơm vào má bé gái đang ngủ, đem lại sự thoải mái, mát lành của đầu mùa. Mọi người vừa ăn vừa kể nhau nghe về những câu chuyện, giấc mơ mà mình gặp, những dự định làm để bắt đầu một ngày hiệu quả và ý nghĩa. Một vài đứa bé quấy khóc vì không muốn ăn cơm. Đàn gà, vịt lon ton vào vườn tìm sâu, mổ lá. Những chú lợn ủn ỉn kêu ăn khi thấy đàn trâu đang ăn cỏ để chuẩn bị cho chuyến ra đồng.
Khi những tia nắng vàng tươi đã nhảy nhót đầy khắp cả sân, mặt trời tự hào vươn qua rặng tre cũng là lúc mọi người bắt đầu sinh hoạt của minh. Nắng đọng vào những bộ áo nâu các bác nông dân khi họ dắt trâu ra đồng. Tiếng chào hỏi vui tươi từ các bác đang dắt trâu, tiếng xôn xao của những mẹ, những bà gánh hàng ra chợ. Những chiếc áo trắng điểm đỏ chiếc khăn quàng tung tăng trên đường đến trường. Chúng chào nhau, chúng kể chuyện nhau nghe, chúng cãi nhau về trò chơi hôm trước, … Cứ ríu rít hệt như những con chim non đang hót ở trên cành, rồi gọi nhau trong bụi cây. Ngoài đồng, những nhánh lúa xanh rờn đang chuẩn bị trổ bông, điểm trắng cánh cò dập dờn xa xa lặn lội kiếm ăn. Những tiếng góp vui của anh nhái, chẫu chuộc, … nghe mới vui tai làm sao! Màu vàng của nắng, màu xanh của cỏ cây, màu trắng cánh cò và mây, màu nâu của những con người tần tảo mưa nắng. Rồi những âm thanh vui nhộn của thiên nhiên, những câu nói vui vẻ của con người. Cuộc sống nông thôn bắt đầu đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi nhưng lại khiến cho con người ta thấy yên bình và hạnh phúc như thế đấy!
Trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, phép nhân hóa dược sử dụng rất rộng rãi. Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cô gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa... Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, hơi, nhảy múa, bế con... Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng độc đáo. Phép nhân hóa được sử dụng nhiều hơn nhưng không có sự trùng lặp.
Biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:"cái lặng im........như bị gió chặt ra từng khúc"giúp cái lặng im vốn vô hình trở nên rất cụ thể,hữu hình,thấm thía,đáng sợ.
-Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa:"gió giống như những lát chổi lớn.......lung tung"diễn tả chính xác độ mạnh của gió đêm,đồng thới giúp gió vốn vô hình trở nên rất cụ thể ,hữu tình.