K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng núi đồi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng núi đồi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông chui ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt, bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chúng chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt của văn bản đó CŨNG NHƯ phương thức biểu đạt của đoạn văn này?

b. Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng 1 câu văn.

d. Tìm và phân tích cấu tạo 1 câu ghép trong đoạn trích trên. Cho biết trong câu ghép ấy, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là gì?

e. Viết một đoạn văn diễn dịch ngắn về chủ đề: Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, trong đoạn văn có dùng ít nhất 1 câu ghép và phép nối (chú thích rõ).

0
15 tháng 12 2021

Tác phẩm chiếc lá cuối cùng đã được O.Hen-ri truyền tải thông điệp về tình yêu giữa người với người về nghệ thuật hướng về con người thông qua 3 nhân vật làm nghệ thuật. Em nghĩ rằng hai câu thơ trên của Tố Hữu cũng có cùng tư tưởng với O.hen-ri-cụ thể hơn là trong tác phẩm "chiếc lá cuối cùng". Con người ta sống, không kể tôn giáo/hệ tư tưởng/môi trường, niềm vui lẫn sự hạnh phúc chỉ tồn tại khi mình cảm thấy được chào đón và yêu thưởng bởi tất cả mọi người xung quanh. Em vẫn luôn tin rằng mỗi người trong chúng ta đều có sợi dây liên kết vô hình và hai câu thơ "Bài ca mùa xuân 1961" của nhà thơ Tố Hữu quả thật đã lột tả rõ nét nhận định này, giống như câu thơ "Người với người sống để yêu nhau"-để cùng đi lên với nhau, để cùng kiến tạo một xã hội nhân văn hơn!

*Cậu chọn lọc ý để vết nhé, đây là một vài ý mình triển khai. Chúc cậu làm bài thi thứ 7 thật tốt nha^^

15 tháng 12 2021

1. Mở bài:

- Giới thiệu về chiếc nón lá.- Chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng cho văn hóa Việt Nam.

2. Thân bài:

- Nón lá có nguồn gốc từ đâu, khi nào?

+ Ước chừng thời gian xuất hiện khoảng 2500 - 3000 TCN.

+ Có rất nhiều làng nghề truyền thống khâu nón lá đã hình thành và phát triển lâu đời như làng nghề Đồng Vy, Dạ Lê,...

- Nguyên liệu để tạo nên nón lá: Tre, lá cọ hoặc lá dừa

- Cách tạo nên chiếc nón lá

+ Chiếc nón lá được tạo nên từ hai phần bao gồm khung tre và lá nón. Khung tre được tạo thành từ những chiếc nan tre vót tròn đều, nhẵn mịn. Sau đó được uốn thành vòng tròn nhỏ dần để tạo nên khung nón.

+ Sau đó, bộ khung này được xếp lên từng lớp lá nón. Những chiếc lá này đều phải trải qua những giai đoạn chọn lọc khắt khe để lựa ra những chiếc lá tốt nhất. Sau đó, lá nón được đem đi phơi khô, sấy và ủi kĩ.
+ Bước tiếp theo, ghép lá nón lên khung tre đã được đan sẵn thành hình chóp nhọn và tiến hành khâu nón. Sợi chỉ khâu nón phải là loại dây trong suốt nhưng cực kì chắc chắn để tạo được nét thẩm mỹ duyên dáng cũng như sự bền đẹp cho chiếc nón lá.

- Có mấy loại nón lá?

+ Có thể chia nón thành hai loại khác nhau bao gồm nón lá hình chóp và nón quai thao.

+ Ngoài ra người ta cũng chia ra làm nón lá Huế và nón lá truyền thống.

- Công dụng và cách bảo quản nón

+ Che nắng mưa cho con người khi đi làm đồng trong những ngày hè oi ả hay trong những ngày mưa dầm.

+ Làm duyên hơn cho những cô gái bên cạnh tà áo dài thướt tha, duyên dáng Việt Nam.

+ Sử dụng trong những dịp lễ hát đối đáp giao duyên của miền quan họ Bắc Ninh.

+ Cách bảo quản nón: Phết lên trên lớp lá nón ngoài cùng một lớp dầu bóng, vừa làm tăng độ bóng đẹp cho chiếc nón vừa giữ cho chiếc nón không bị mối mọt bởi côn trùng.

3. Kết bài:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của chiếc nón trong văn hóa của người Việt Nam.

- Hình ảnh chiếc nón lá là hình ảnh ghi lại dấu ấn đẹp đẽ không chỉ của người dân Việt Nam mà còn trong mắt du khách và bạn bè quốc tế.

15 tháng 12 2021

Dịch Covid-19 đang hoành hành, gây ảnh hưởng nghiêm trong đến kinh tế và đời sống xã hội của con người. Một trong những vấn đề đặt ra là làm sao để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và tính mạng con người? Chiếc khẩu trang y tế là vũ khí vô cùng lợi hại để chúng ta chống lại virus nguy hiểm này. Vậy khẩu trang y tế là gì và chúng hữu ích như thế nào? Tôi và bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Khẩu trang y tế là vật dụng dùng để che chắn, bảo vệ vùng mặt, các bộ phận như mũi, miệng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm xâm nhập vào cơ thể con người. Khẩu trang y tế được sử dụng phổ biến khắp mọi nơi, đặc biệt là tại các cơ sở y tế, bệnh viện.

Chiếc khẩu trang y tế đầu tiên được ra đời trong thời điểm dịch hạch tàn phá con người nghiêm trọng. Năm 1619, Charles de Lorme đã nghiên cứu cho ra đời chiếc khẩu trang làm từ những thanh gỗ thông vót mỏng, được uốn khéo léo thành hình dạng như chiếc mỏ của loài chim. Vào năm 1827, bác sĩ Fernandez Carlos đã tạo ra chiếc khẩu trang dựa theo hình dáng của Hijab. Đến năm 1897, Carl Flugge Paul Berger làm khẩu trang bằng miếng băng vết thương hình chữ nhật với 6 lớp, có phần dưới được may dính vào áo măng tô còn phần trên buộc vòng qua đầu. Tuy nhiên, hiệu quả bảo vệ của các loại khẩu trang này vẫn chưa cao. Năm 1930, những chiếc khẩu trang được làm bằng nhựa trong suốt. ra đời và đến năm 1947, khi xuất hiện lại vải không dệt, những chiếc khẩu trang y tế bằng vải được sản xuất và sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.

Mỗi chiếc khẩu trang y tế được làm bằng nhiều lớp vải. Nhìn chung sẽ có ba phần chính, phần ngoài là lớp vải không dệt với các màu chủ đạo hay dùng là màu xanh, màu xám hoặc màu trắng hay màu đen, có định lượng 30 gram với chiều dài khoảng 17 xăng-ti-mét. Phần giữa gồm một lớp vải lọc, lớp vải này quyết định đến chất lượng khẩu trang và khả năng bảo vệ của chung. Lớp khác dùng giấy kháng khuẩn meltblown với chiều dài 17 xăng-ti-mét, định lượng 25gr. Phần trong cùng được làm tương tự như phần ngoài với chiều dài khoảng 19 xăng-ti-met. Nhờ cấu tạo với nhiều lớp vải không dệt xếp chồng lên nhau mà những chiếc khẩu trang hoạt động vô cùng hiệu quả, giúp ngăn chặn những vi khuẩn mắt thường không nhìn thấy hay những hạt bụi li ti trên đường phố.

Hiện tại, có khá nhiều loại khẩu trang y tế được sử dụng. Dựa trên tiêu chí phân loại cấu tạo có thể kể đến khẩu trang y tế loại hai lớp, khẩu trang y tế loại 3 lớp, 4 lớp, 5 lớp. Mỗi loại đều có những đặc trưng và ưu điểm nổi bật, tuỳ thuộc vào nhu cầu của người dùng để lựa chọn loại khẩu trang phù hợp.

Ba tác dụng chính của khẩu trang y tế là ngăn khói bụi, ngăn ngừa hóa chất và chặn vi sinh vật. Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh, khẩu trang y tế là vật dụng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm virus khi tiếp xúc với người bệnh lúc trò chuyện hoặc khi người bệnh ho, hắt hơi. Khẩu trang y tế giúp hạn chế khả năng lây lan virus từ tay lên miệng. Ngoài ra, khẩu trang y tế còn giúp chị em phụ nữ bảo vệ các tia Uv của mặt trời, chống đen sạm khi ra ngoài, đặc biệt là những ngày thời tiết nắng gắt.

Khi dùng khẩu trang y tế, chúng ta cần phải sử dụng đúng cách để phát huy tối đa khả năng bảo vệ của nó. Đầu tiên, chúng ta phải rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, tráng sạch tay bằng nước hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn. Sau đó, xác định đúng phần trên, phần dưới, mặt trong và mặt ngoài của khẩu trang, cầm quai đeo khẩu trang và đeo vào tai. Dùng tay điều chỉnh lại thanh nẹp mũi sao cho chiếc khẩu trang che kín mũi và miệng. Phải đảm bảo khi đeo vào, trên gương mặt không xuất hiện những khoảng trống, nhắt là ở sống mũi. Lưu ý là khi mang, chúng ta tuyệt đối không được sờ tay vào vì nếu bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh mà vô tình chạm vào thì lại truyền bệnh cho chính mình. Mỗi chiếc khẩu trang chỉ sử dụng một lần và vứt khẩu trang đúng nơi quy định khi dùng xong. khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh, chỉ sử dụng một lần.

Giữa "tâm bão" COVID-19, vì nhu cầu quá lớn mà giá khẩu trang bị nhiều người đẩy cao nhằm trục lợi. Thậm chí, nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận sẵn sàng tung ra những chiếc khẩu trang kém chất lượng. Điều đó thật đáng buồn! Khi mua, chúng ta cần chú ý mua khẩu trang tại các tiệm thuốc uy tin và các nơi có nguồn gốc rõ ràng. Mua khẩu trang tại nhà thuốc hoặc tạp hóa lớn để đảm bảo nguồn gốc.

Khẩu trang nói chung và khẩu trang y tế nói riêng thực sự là vật rất cần thiết, chúng ta cần sử dụng khi ra ngoài để bảo vệ bản thân và xã hội.

Tham khảo bn nhé !

                                          Bài làm

Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.

THAM KHẢO ( mik ns trc mik ko tự lmf nhé !!!)

Sau khi bán Vàng, ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn văng những câu chửi thề để chửi chính bản thân mình “ khốn nạn.. Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một con chó là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.
Từ đau đớn thương cậu Vàng đến day dứt lương tâm Lão Hạc chuyển đến sự chua chát trong cuộc đời của mình. Ông nói để hóa kiếp cho con chó ấy nhưng qua đó ta thấy được kiếp người trong xã hội ấy chẳng khác nào kiếp chó. Và dù sao thì cũng phải chết.
Qua đây ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một con chó cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với con chó ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân. Đó là tự trọng giàu lòng thương yêu

HT~~~

Mối quan hệ: cậu Vàng vừa là kỉ niệm, vừa là tín vật của người con, cũng là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.

- Lão đau khổ khi cùng đường đến mức bán cậu Vàng: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước...Lão hu hu khóc”, lão đau đớn cùng cực, nghẹn ngào giày xé vì “đã trót đánh lừa một con chó”.

↠ Người nông dân nghèo khổ, lương thiện, trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch.