K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5
1. Xây dựng kế hoạch nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng 

- Mục tiêu:

Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.

- Đối tượng hưởng lợi: Học sinh

- Nội dung công việc thực hiện:

Đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển văn hóa đọc trong trường học. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện cần được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo. Tạo không gian xanh để quá trình đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Cán bộ thư viện cần năng động, cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn. Tổ chức các tiết đọc hiệu quả tại thư viện, nếu điều kiện phù hợp có thể tổ chức trại đọc để thu hút học sinh tham gia. Tổ chức các cuộc thi quay video, giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh đơn điệu, nhàm chán. Mỗi tháng, nhân viên thư viện phối hợp với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, tùy theo từng chủ đề, chủ điểm, lựa chọn các cuốn sách hay, giàu ý nghĩa để giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn các em phương pháp đọc sách hiệu quả. Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam và ngày văn hóa đọc, các nhà trường cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân để sách thực sự đi vào đời sống, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Các cuộc thi như giới thiệu sách, tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm, kể chuyện theo sách…sẽ là những diễn đàn ý nghĩa để chúng ta xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.

Bên cạnh đó, thông qua đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát triển văn hóa đọc cũng là một giải pháp quan trọng. Giáo viên xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách nhằm trau dồi tri thức, làm giàu có thêm vốn sống, vốn hiểu biết và những trải nghiệm quý giá. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật đọc hiệu quả, cách sử dụng kết quả đọc, cách lập thư mục tài liệu tham khảo…Dạy cách đọc sách là một cách thức dạy học sinh tự học, tự phát huy tiềm năng, tự phát triển toàn diện theo nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân. Theo tinh thần “chuyển giao nhiệm vụ học tập cho mỗi học sinh”, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo, sử dụng thêm các ngữ liệu từ sách, báo, tạp chí để học sinh chủ động khai thác thông tin, giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo, hứng thú. Đối với mỗi môn học, giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn học sinh đọc thêm sách báo nào, loại nào để củng cố kiến thức, loại nào để mở rộng, nâng cao…

- Kết quả đạt được: Trau dồi thói quen đọc sách.

Nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng

2. Xây dựng kế hoạch nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng Ngắn gọn

Phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng theo em là ATM sách

- Mục đích: để cho sách tiếp cận được đến nhiều người, nhân rộng văn hóa đọc trong toàn cộng đồng.

- Phương pháp

+ Chúng ta cần đặt những cây ATM sách ở những nơi tập trung đông dân cư.

+ Chọn lọc những cuốn sách hay và gần gũi với mọi người.

- Kết quả

+ Nhiều người đã đọc sách, và tiếp thu văn hóa đọc trong cộng đồng

- Tác động

+ Thay đổi cách nhìn, thói quen của cộng đồng về văn hóa đọc.

Tổng hợp các kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng, các em học sinh theo dõi chi tiết dưới đây:

>> Tham khảo thêm: Em hãy xây dựng kế hoạch nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng Ngắn gọn.

3. Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng

Em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.

Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sách thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. "Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!"

Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.

4. Kế hoạch phát triển văn hóa đọc Mẫu 1

Nhằm tăng cường việc đọc sách trong các đối tượng khó khăn như người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in. Đồng thời nâng cao ý thức về giá trị của việc đọc sách và ảnh hưởng tích cực của nó đối với cuộc sống và phát triển cá nhân. Tôi xin đề xuất một số sáng kiến góp phần thực hiện các điều trên như sau:

Xây dựng các điểm đọc sách cộng đồng: Tạo ra các điểm đọc sách tại các khu vực cần thiết, như trung tâm cộng đồng, trường học, các điểm giao thông chính, trạm y tế, và trung tâm dân cư. Cung cấp sách, tạp chí, và tài liệu đa dạng phù hợp với sở thích và nhu cầu của các đối tượng đọc.

Tổ chức hoạt động đọc sách và truyền đạt kiến thức: Tổ chức các buổi đọc sách, hội thảo, và các hoạt động văn hóa như tập đọc chuyện, thảo luận sách, trò chơi về sách, và các buổi trình diễn văn hóa. Thúc đẩy việc thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm đọc sách.

Đào tạo và hỗ trợ cộng đồng: Tổ chức các khóa đào tạo về ý thức đọc sách, kỹ năng đọc hiệu quả, và lợi ích của việc đọc sách đối với sự phát triển cá nhân và xã hội. Hỗ trợ tài chính và tư vấn về việc quản lý và phát triển các điểm đọc sách cộng đồng.

Tích hợp với văn hóa địa phương và truyền thống: Tạo ra các chương trình đọc sách phản ánh và tôn vinh văn hóa, truyền thống của địa phương và các dân tộc thiểu số. Khuyến khích việc sáng tác và phát hành sách văn hóa, sách cho trẻ em với nội dung gần gũi, dễ hiểu và phản ánh đời sống thực tế.

Với như sáng kiến trên, tôi xin dự kiến kết quả đạt được như sau:

  • Tăng cường ý thức về giá trị của việc đọc sách và thúc đẩy hành vi đọc sách trong cộng đồng.
  • Nâng cao kiến thức và kỹ năng của các đối tượng đọc, từ đó tạo ra một cộng đồng thông thái, sáng suốt và phát triển.
  • Góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần hòa bình trong xã hội.

Minh chứng:

Sáng kiến này đã được áp dụng thành công tại một số khu vực trên thế giới, như chương trình "Di Động Thư Viện" tại các khu vực vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, chương trình "Đọc Sách Cho Mọi Người" tại các đảo nhỏ của Indonesia, và các chương trình đọc sách cộng đồng tại các khu vực dân tộc thiểu số ở Nam Phi. Đối với mỗi chương trình, việc kết hợp giữa cung cấp sách, tổ chức hoạt động đọc sách và truyền đạt kiến thức, cùng với việc tích hợp với văn hóa địa phương, đã đem lại những kết quả tích cực trong việc thúc đẩy việc đọc sách và nâng cao tri thức cho cộng đồng.

5. Kế hoạch phát triển văn hóa đọc Mẫu 2

Không gì có thể thay thế văn hoá đọc”. Đối với em, đó là mục tiêu, là phương châm trong suốt thời gian em học tập và rèn luyện dưới mái trường yêu dấu. Chính vì vậy, để phát huy phong trào văn hóa đọc trong nhà trường, em xin xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hoá đọc của bản thân và bạn bè quanh em như sau:

- Mục tiêu

Nâng cao ý thức tự giác đọc sách, tuyên truyền tác dụng đọc sách cho các bạn học sinh quanh em. Từ đó, có tinh thần tự giác đọc sách, làm giàu vốn hiểu biết trong học tập và cuộc sống.

Biết yêu và trân trọng những cuốn sách; hiểu rằng “không gì có thể thay thế văn hoá đọc”. Dù cuộc sống ngày càng hiện đại, phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển, phong phú, thì đọc sách vẫn luôn là một nét văn hoá đẹp cần giữ gìn và lan toả.

Đối tượng hưởng lợi

Bản thân, các bạn học sinh trong trường em, xung quanh em.

Nội dung

* Phát huy vai trò tích cực của “ Sao đọc sách” trong các hoạt động phong trào. Bản thân em được là một “ Sao đọc sách”, em đã và đang tuyên truyền tới các bạn trong lớp và trường những cuốn sách hay, ý nghĩa với những bài học bổ ích, thú vị.

Kế hoạch

+ Đề xuất với Đoàn Thanh niên nhà trường truyên truyền với các đoàn viên, hội viên bằng các hình thức phổ biến thường xuyên, đa dạng nhằm xây dựng thói quen đọc sách trong học sinh, tìm kiếm các giá trị đạo đức, nhân văn từ sách, góp phần xây dựng văn hóa đọc và ý thức sử dụng thông tin trên các mạng điện tử.

+ Thành lập một câu lạc bộ sách để mọi người có thể giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm đọc sách cũng như tìm hiểu thêm những cuốn sách hay.

+ Tăng cường chia sẻ sách điện tử, gửi những đường link bài giảng, sách điện tử cho bạn bè để cùng nhau học tập bằng phương pháp ngày một hiện đại.

+ Tích cực đọc sách để chia sẻ và viết cảm nhận về những cuốn sách mình đã từng đọc trên mạng xã hội để mọi người trên mạng xã hội hứng thú với cuốn sách và sẽ tôi sẽ hỗ trợ mọi người tìm đọc cuốn sách em đã từng đọc.

+ Tổ chức những buổi sinh hoạt Chi đoàn, Liên chi đoàn để chia sẻ với những thành viên trong chi đoàn, liên chi đoàn của mình lợi ích của việc đọc sách, lan tỏa giá trị tốt đẹp, truyền lửa đến từng đoàn viên thanh niên của việc đọc đến từng thành viên trong chi đoàn, liên chi đoàn.

+ Kêu gọi thi đua lập thành tích từ những chi đoàn, liên chi đoàn trực thuộc ĐTN cấp cơ sở để tìm hiểu về cuộc thi thuyết trình sách, hùng biện về vai trò của văn hóa đọc, giao lưu với tác giả, tác phẩm. Nếu thành công thì sẽ phát triển lên cấp đoàn cơ sở.

+ Vận động mọi người tham gia hội sách của từng đơn vị để mọi người có thể mua bán, trao đổi sách cũ, mới với nhau. Điều này vừa giúp mọi người có thêm những lựa chọn về những quyển sách trong tủ của mình vừa tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ khi mua sách cũ.

6. Kế hoạch phát triển văn hóa đọc Mẫu 3

Tôi sẽ nỗ lực hết mình để có những biện pháp phù hợp và thiết thực nhất nhằm giảm thiểu và lan tỏa văn hóa đọc trong nhà trường. Việc quyên góp sách làm từ thiện cho vùng trung du, miền núi và xây dựng những thư viện đọc nhỏ Hỗ trợ nhu cầu đọc sách của mọi người để mọi người có cơ hội đến gần hơn với sách là điều cần thiết. Tôi ước mơ mở một câu lạc bộ sách, khuyến khích và kết nối những người yêu sách, đặc biệt là các bạn trẻ và giúp sách đến gần hơn với những bạn trẻ vung cao.

Tại trường, các em có thể vận động thầy cô, bạn bè đóng góp, ủng hộ, phối hợp với Thư viện trường tổ chức Hội sách quy mô nhỏ, nơi các em có thể mua bán sách với giá phải chăng hoặc là củng cố ví sinh viên, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mỗi học sinh trong trường có cơ hội đọc được nhiều sách, để những cuốn sách các em đã đọc và tâm đắc đến được với nhiều người. Và tôi dự định cùng những người bạn thích đọc sách của mình làm một triển lãm về bộ sách nào đó, trưng bày, giới thiệu những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn những đoạn văn hay, những thông tin thú vị trong sách. hứng thú khám phá cho bạn. Thông tin về buổi giao lưu buổi chiều sẽ được phổ biến rộng rãi trên website, fanpage của trường, trên Thư viện điện tử để tạo diễn đàn đọc sách ý nghĩa. Để làm được điều đó, tôi rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người. “Hãy thay đổi nhận thức của bạn ngay hôm nay, tôi có thể và bạn cũng có thể!”

Trong mỗi lớp học, tôi thấy có một chiếc tủ nhỏ để đựng dụng cụ học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số sách và từ điển cần thiết cho việc học. Tôi muốn xây dựng toàn bộ tủ sách bằng cách sử dụng mỗi thành viên trong lớp để đóng góp một cuốn sách. Trong vòng một học kỳ hoặc một năm học, tất cả học sinh trong lớp đã có thể đọc đủ những đầu sách này trước khi cuốn sách về với chủ nhân của nó. Theo thời gian, hoạt động này sẽ tiếp tục với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, bạn có thể viết nhận xét và nhận nhuận bút cho trang game của trường, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể tham gia hoặc tổ chức thảo luận về lớp. Nội dung sổ buổi chiều trong giờ sinh hoạt lớp. Nếu làm được như vậy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen và niềm vui chung của nhiều học sinh.

7. Kế hoạch phát triển văn hóa đọc Mẫu 4

Kế hoạch của tôi cũng yêu cầu xây dựng sách, phát triển phong trào văn hóa đọc, hướng tới xây dựng xã hội học tập. Kế hoạch cũng yêu cầu xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng xã hội. học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình thành nhân cách con người; Theo dõi các mục tiêu và nhiệm vụ.

Mục đích của tôi khi xây dựng “Tủ sách lớp học” là để tất cả học sinh hiểu được tầm quan trọng của sách trong giáo dục. Trong khi đó, “Tủ sách lớp học” hoạt động với mong muốn người dân trong thôn, bản, bà con cùng nhau đọc sách, sáng tạo tri thức. Đặc biệt mình sẽ tập trung chia sẻ những cuốn sách gia đình có con từ 0-5 tuổi nên đọc. "Tủ sách lớp học" được mọi người đóng góp nhiều lần cũng có thể cùng nhau xây dựng "Tủ sách lớp học". Giờ đây, khi được nhận sách và đọc cho con nghe, họ vừa giáo dục con trẻ, vừa có thêm cơ hội giáo dục chính mình.

>>> Tham khảo toàn bộ: Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc mới nhất.

-------------------------------------

Trên đây là toàn bộ bài tham khảo Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 Đề 1 Câu hỏi 2.

20 tháng 5

Viên phấn trắng

 

20 tháng 5

Thửa ruộng đen chỉ bảng viết

Cây trắng mọc lên thành hàng chỉ chữ

Đáp án là viên phấn

20 tháng 5

Ngoài đồng, các bác nông dân đang cần mẫn, hăng say, thu hoạch lúa chiêm, mọi người tíu tít nói cười vui vẻ vì một mùa bội thu.

 

20 tháng 5

Hôm nay, khi trời mưa, tôi quyết định ở nhà, nấu ăn và đọc sách.

19 tháng 5

Để thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ , ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như : 

Vừa…. đã….; chưa…. đã….; mới…. đã….; vừa…. đã…..; càng….càng

Đâu… đấy.; nào…. ấy.; sao….vậy.; bao nhiêu…..bấy nhiêu.

19 tháng 5

Để thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câuta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như : 

-Vừa…. đã….; chưa…. đã….; mới…. đã….; vừa…. đã…..; càng….càng

Đâu… đấy.; nào…. ấy.; sao….vậy.; bao nhiêu…..bấy nhiêu.

19 tháng 5

I don't know

19 tháng 5

tra gg đê :\/

20 tháng 5

Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc một cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

Bài làm

          Thế là vào đêm giao thừa hôm đấy, cô bé bán diêm cùng với bà bay lên trời để cùng gặp Thượng Đế. Và bắt đầu từ đây, em sẽ có một cuộc sống ấm lo, tràn đầy tình yêu thương hơn trước kia mà không cần phải lo lắng về một thứ gì nữa. Nhưng điều đấy có thật sự xảy ra với em không ?

          Bà dắt tay em bước trên một tấm thảm màu trắng xung quang còn có mây, nhìn về hai phía là những thiên thần nhỏ có cánh màu trắng muốt mượt trên lưng, trên tay họ còn cầm kèn để chào mừng em đến thiên đường. Vừa đi, em vừa nhảy trong một không khí láo nhiệt, vui vẻ; có lẽ đã lâu nắm rồi êm mới được hạnh phục như vậy. Khi đi được một lúc thì có những thiên thần nhỏ đứng trước mặt em và chám vào chiếc váy tạm dề đã cũ trên người em. Tức thì, từ chiếc váy đã cũ đó biến thành một chiếc váy màu trắng lộng lẫy; đằng sau em lại có hai thiên thần nhỏ chạm vào lưng rồi một đôi cánh trắng muốt rang rộng ra hai bên đằng sau em. Bây giờ, trông em như một con người khác vậy. Khi đã xong, em và bà cũng đã tới được trước cộng thiên đường, rồi dần dần chiếc cộng mở ra. Bên trong là một một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa, là cây. Em liền nhìn thấy mà đứng sững lại, chưa bao giờ em được nhìn thấy một nơi đẹp, tràn đầy màu sắc như vậy. Rồi em bước vào cộng, bên trong còn có những thiên thần khác, họ cười nói vui vẻ bên những bàn tiệc. Bỗng em dừng lại khi thấy bóng dáng của một thiên thần mà em trông thấy rất quen, gần gũi với em và rồi em liền reo lên thật to:

- Mẹ!Mẹ!Mẹ ơi!

          Vừa chạy, em vừa reo lên với một cảm xúc vui sướng, rồi em liền ôm chầm lấy mẹ. Hai mẹ con ôm nhau khóc nức nỡ, chắc có lẽ đã lâu lắm rồi em mới được nhìn thấy mẹ. Em cảm thấy rằng hôm nay quả là một niềm vui lớn đối với em, vừa có bà vừa có mẹ bên cạnh.

 

 

 

 

 

 

 bên cạnh và từ giờ, em sẽ được sống trong một cuộc sống yêu thương giữa bà và mẹ. Được một lúc, bỗng thượng đế bước ra và bảo mọi người bắt đầu nhập tiệc, hoá ra bữa tiệc hôm nay là để chào đón một thiên thần nhỏ-chính là em. Khi tiệc xong, mẹ và bà mới dắt em đi vùng quanh thiên đường để xem cuộc sống của mọi người trên đây diễn ra như thế nào, trên đây có những gì? Khi đi được một lúc, em mới thấy có một thiên thần thần nhỏ đang quây quần, chơi đùa với bố của của mình thì lúc này, em mới nhớ đến bố. Bao nhiêu suy nghĩ cứ hiện ra trong đầu em như ‘‘Không biết khi không thấy mình, bố có lo lắng không, có đau khổ không, rồi bố sẽ sống thế nào trong những ngày còn lại”. Càng nghĩ em lại càng lo lắng cho bố nhiều hơn. Thế rồi, em mới bảo mẹ và bà dẫn em đến gặp Thượng đế để thưa chuyện. Khi đến trước mặt ngài, em nói:

- Xin ngài có thể cho con được xuống trần gian để nhìn thấy bố được không?

- Được chứ và con đừng để người trần gian biết được thân phận của mình nhé-Thượng đế nói

- Vâng ạ-Cô bé đáp

     Khi đã có sự cho phép của Thượng đế, em mới tạm biệt bà và mẹ rồi rang rộng đôi cánh ra bay xuống trần gian, bay vào một hẻm nhỏ không có ai. Em mới biến hoá thành một người khác rồi đi đến ngôi nhà xưa kia của hai bố con. Khi gần đến nơi, em mới thấy bố em bước ra khỏi căn nhà với cái dạng của một kẻ xay rượu, vừa đi mồm còn lẩm bẩm cái gì đó nhưng em cũng biết là bố đang đi tìm em. Lúc này, những giọt nước mắt bắt đầu rơi trên má em vì em nghĩ ‘‘ Đã qua hết một đêm rồi mà giờ bố mới đi tìm mình’’. Rồi em cũng lấy lại bình tĩnh mà đi đằng sau theo bố. Bố đi hết những con xóm này rồi lại đến những con xóm khác mà chưa thấy em, chắc bố đang tức giận lắm nhưng bố vẫn đi tìm. Lúc này, bố bắt đầu lo sợ vì dù đi tìm hay hỏi thăm những người gần đó về em nhưng họ đều lắc đầu, không thấy. Rồi bố chạy thật nhanh nhìn khắp nơi, mồ hôi ướt đẫm trên áo, mặt bố đỏ bừng lên. Đứng từ xa, em cảm thấy rất xúc động,

em cứ nghĩ ‘‘bố luôn đối xử bể bạc với mình” mà hôm nay mới thấy bố cũng yêu thương mình. Rồi bố đi qua một nhà thờ thì thấy mọi người đang làm tang lễ cho ai đó, thấy thế bố liền ghé vào hỏi thăm thì được mọi người nó:

- Đang làm lễ cho một cô bé bán diêm bị chết vì rét

Ông mới sững sờ nhưng vẫn giữ bình tĩnh mà hỏi mọi người về ngoài hình với vóc dáng của cô bé đấy thì mọi người lại trả lời:

- Khi chúng tôi ra thì thấy bé đầu trần, chân đi trần, trên người mặc một chiếc váy tạm dề đã cũ

     Khi nghe xong, ông mới ngỡ ngàng và không tin vào mắt mình ‘‘ con gái của mình đã chết”. Bây giờ, người ông như bị đóng băng toàn thần, mắt lim dim những giọt mắt rơi trên gò má, rồi ông hét lên một tiếng đầy đau khổ:

- Trời ơi! Con ơi! Con của bố!

      Lúc này đứng từ xa quan sát, em bắt đầu không tử chủ được mà bắt đầu khóc lên, em nghĩ “Liệu có phải vì mình mà khiến bố đau khổ không?” định chạy ra ôm bố nhưng bỗng từ xa có đôi bàn tay đã kéo em lại vào lòng. Đó chình là bà em nhưng trong cơ thể khác, một lần nữa bà lại xuất hiện đúng lúc để an ủi em. Bà nói:

- Đừng khóc nữa cháu gái, có lẽ bây giờ bố cháu đã nhận ra cái sai của mình và bà tin bố cháu sẽ thay đổi lại bản thân mà

       Khi nói xong, bà mới dắt tay em bay lên trời vì bà nghĩ em cần có thời gian để trẫn tĩnh lại tinh thần của mình. Một vài hôm sau, từ thiên đàn nhìn xuống, em không còn thấy bố ở trong nhà nữa, em mới lo lắng “Không biết bố có làm điều gì nguy hiểm không?”. Thế rồi một lần nữa em lại xuống trần gian để tìm bố, khi đi qua những con ngõ nhỏ thì em thấy bố đang làm việc tại một cửa hàng bánh kẹo nhỏ. Thấy thế, em mới liền biến thành một cô bé nghèo ăn xin trên đường để xem bố đã thay đổi hơn trước kia chưa. Khi đến gần lại của hàng, bố mới chạy ra, mang cho em một chiếc bánh thật ngon

 

 

 

 

 

 

 

mà bố vừa mới mua được. Khi nhận được bánh, em cảm thấy rất thực sự hạnh phúc, vui vẻ vì em cảm thấy rằng bố cũng đã thay đổi hơn trước rất nhiều rồi.

Khi đã cảm thấy ân tâm, em mới bay lên thiên đàn và sống hạnh phúc bên bà và mẹ. Nhưng em cũng vẫn chưa biết được điều gì đã tiếp thêm sức mạnh cho bố để bố có thể sống tiếp với một cuộc sống hạnh phúc khi không có em hay mẹ ở bên. Đó là sau tấm ảnh gia đình, em có viết trên đấy hai dòng chữ “Bố ơi, con yêu bố nhiều lắm/Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm”.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được)

                                                                      Bài làm

-Mục tiêu:                                              

+) Tạo thói quen đọc sách cho mọi người trên thế giới.               

+) Để cho sách tiếp cận được đến nhiều người, nhân rộng văn hóa đọc trong toàn cộng đồng.

+) Nâng cao ý thức tự giác đọc sách, tuyên truyền tác dụng đọc sách cho các bạn học sinh quanh em. Từ đó, có tinh thần tự giác đọc sách, làm giàu vốn hiểu biết trong học tập và cuộc sống.                                   

-Đối tượng hưởng lợi: Bản thân em, bạn bè, người thân và tất cả mọi người trong cộng đồng.                                        

-Đưa ra biện pháp để mọi người có thói quen đọc sách hằng ngày:                                                

+) Đặt mục tiêu đọc sách hàng ngày: Đặt mục tiêu đọc ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập trung vào việc đọc sách. Việc đặt mục tiêu giúp em và mọi người có thói quen đọc sách hàng ngày và tăng khả năng tập trung.                 

+) Chọn sách phù hợp: Nên chọn sách phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình để đọc.

+) Lập kế hoạch chi tiết về phát triển thư viện tủ lớp và thư viện xanh trong trường.     

-Dự kiến kết quả đạt được:

+) Trau dồi thói quen đọc sách của mọi người

+) Sẽ có nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng