K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2022

a

Tìm các từ thích hợp thay thế cho từ in đậm trong đoạn văn sau để đoạn văn không phạm lỗi lặp từ ngữ :           Xuất thân từ 1 gia đình nông dân nghèo, bản thaanlaij bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tung tăng cắp sách tới trường, Nguyễn Ngọc Ký  (1) cũng thèm lắm....
Đọc tiếp

Tìm các từ thích hợp thay thế cho từ in đậm trong đoạn văn sau để đoạn văn không phạm lỗi lặp từ ngữ :

           Xuất thân từ 1 gia đình nông dân nghèo, bản thaanlaij bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tung tăng cắp sách tới trường, Nguyễn Ngọc Ký  (1) cũng thèm lắm. Thấy   Nguyễn Ngọc Ký    ( 2)ham học, năm   Nguyễn Ngọc Ký ( 3) lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn Nguyễn Ngọc Ký  ( 4)  đến trường. Cô giáo thương  Nguyễn Ngọc Ký (5)  lắm  nhưng đành  lắc đầu. Không được học ở trường,  Nguyễn Ngọc Ký   ( 6) tự học ở nhà.        

 Em thay các từ Nguyễn Ngọc Ký như sau :

Nguyễn Ngọc Ký(1)……………………………………………….

Nguyễn Ngọc Ký(2)……………………………………………….

Nguyễn Ngọc Ký (3)………………………………………………….

Nguyễn Ngọc Ký( 4)………………………………………………….

Nguyễn Ngọc Ký( 5)…………………………………………………….

Nguyễn Ngọc Ký( 6)……………………………………………………….

1
11 tháng 3 2022

mình cần gấp

11 tháng 3 2022

c) Ánh nắng bang> banmai trải khắp cắn>cánh đồng lúa vàn>vàng rực và ánh nên>nến nong nanh>long lanh

Đó là đáp án của mik

Mọng bạn tik ủng hộ

Học tốt cảm ơn

11 tháng 3 2022

Cho mik sủa lại là

ban,cánh,vàng,nến,long lanh

11 tháng 3 2022

Sau buổi thi học kì 1 ở trường, em trở về nhà để dọn dẹp lại góc học tập của mình. Những cuốn sách tập 1 sẽ được cất đi để nhường vị trí cho những cuốn sách tập 2. Trong đó, em thích nhất là quyển Tiếng Việt lớp 5 tập 2. Cũng như các quyển sách khác, quyển Tiếng Việt lớp 5 tập 2 cũng có hình chữ nhật với kích thước tương tự. Tuy nhiên, nó có phần mỏng hơn so với cuốn sách tập 1. Tông màu chủ đạo của bìa sách là màu xanh dương - màu của hòa bình và tự do. Phía trên cùng bìa sách là tên bộ giáo dục. Ngay phía dưới, là tên quyển sách “TIẾNG VIỆT” được viết in hoa rất lớn màu tím đậm nổi bật trong chiếc khung màu trắng. Góc bên phải cạnh chân của chữ Việt là số 5 màu hồng sẫm, và chữ “Tập hai” nhỏ ở phía dưới. Chiếm phần lớn bìa sách là một bức tranh rất đẹp. Đó là cảnh các bạn học sinh đang ngồi trên ngọn đồi lộng gió nhìn về xóm làng, ruộng nương trù phú ở phía dưới. Điều đặc biệt là các bạn học sinh mặc trên mình những bộ trang phục của các dân tộc khác nhau. Chính chi tiết này đã thể hiện được tính nhân văn của cuốn sách. Tất cả các bạn học sinh dù thuộc dân tộc nào đều bình đẳng và có quyền được học tập như nhau. Bên trong cuốn sách, kiến thức vẫn được chia thành từng tuần như tập 1. Với các mục tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn. Tuy nhiên, các bài tập đọc đã dài hơn, và kiến thức cũng khó hơn nữa. Ngay khi cầm sách, em đã chăm chú đọc qua một lượt các bài đọc. Em sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để đạt kết quả tốt

TL: 

Sau buổi thi học kì 1 ở trường, em trở về nhà để dọn dẹp lại góc học tập của mình. Những cuốn sách tập 1 sẽ được cất đi để nhường vị trí cho những cuốn sách tập 2. Trong đó, em thích nhất là quyển Tiếng Việt lớp 5 tập 2.

Cũng như các quyển sách khác, quyển Tiếng Việt lớp 5 tập 2 cũng có hình chữ nhật với kích thước tương tự. Tuy nhiên, nó có phần mỏng hơn so với cuốn sách tập 1. Tông màu chủ đạo của bìa sách là màu xanh dương - màu của hòa bình và tự do. Phía trên cùng bìa sách là tên bộ giáo dục. Ngay phía dưới, là tên quyển sách “TIẾNG VIỆT” được viết in hoa rất lớn màu tím đậm nổi bật trong chiếc khung màu trắng. Góc bên phải cạnh chân của chữ Việt là số 5 màu hồng sẫm, và chữ “Tập hai” nhỏ ở phía dưới. Chiếm phần lớn bìa sách là một bức tranh rất đẹp. Đó là cảnh các bạn học sinh đang ngồi trên ngọn đồi lộng gió nhìn về xóm làng, ruộng nương trù phú ở phía dưới. Điều đặc biệt là các bạn học sinh mặc trên mình những bộ trang phục của các dân tộc khác nhau. Chính chi tiết này đã thể hiện được tính nhân văn của cuốn sách. Tất cả các bạn học sinh dù thuộc dân tộc nào đều bình đẳng và có quyền được học tập như nhau.

Bên trong cuốn sách, kiến thức vẫn được chia thành từng tuần như tập 1. Với các mục tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn. Tuy nhiên, các bài tập đọc đã dài hơn, và kiến thức cũng khó hơn nữa.

Ngay khi cầm sách, em đã chăm chú đọc qua một lượt các bài đọc. Em sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để đạt kết quả tốt. 

HT

11 tháng 3 2022

Mong bạn tick ủng hộ mik

Ví dụ

Mỗi khi mùa tựu trường sắp bắt đầu, mẹ đều chuẩn bị sách vở và cặp sách mới tinh tươm để em đến trường. Năm nào cũng vậy, một năm mẹ sẽ sắm cho em một chiếc cặp theo ý thích của em. Năm nay cũng vậy, em đã chọn cho mình một chiếc cặp vô cùng xinh xắn.

 

Nhìn tổng thể chiếc cặp của em có chiều dài 40cm, chiều rộng gần 30 cm. Chiếc cặp khoác chiếc áo thật đẹp. Đó là một chiếc áo màu xanh nước biển có hình dãy núi và con sông nhỏ chạy qua. Trên dòng sông có một chiếc thuyền nhấp nhô và một người phụ nữ đang cầm tay lái. Chiếc cặp của em có một chiếc khóa để nắp cặp khi mang ở phía sau lưng. Có hai dây đeo màu xanh dương, bản to bằng hai đốt tay khép lại với nhau để khi đeo em không bị đau lưng. Chiếc dây làm chắc chắn, có xốp ở bên trong nên đeo rất êm vai. Mẹ bảo khi chọn cặp phải chọn những chiếc cặp không quá cứng để em có thể bỏ nhiều sách vở mà không quá nặng. Ở hai bên chiếc cặp có hai cái túi nhỏ nhỏ bằng lưới để em có thể để khẩu trang và giẻ lau bảng con. Em cũng có thể bỏ vào đó chiếc lọ đựng phấn xinh xinh, khi lấy ra rất dễ dàng. Chiếc cặp sách thân thương của em rất tiện lợi. Nó có hai ngăn to và một ngăn nhỏ có kéo khóa. Em sẽ phân ra một ngăn để vở viết và một ngăn để sách giáo khoa. Ngăn kéo khóa em sẽ để hộp đựng bút, bảng con, bút chì màu và một số vật dụng khác. Trong cặp nhiều khi em còn mang theo đồ chơi như cầu, cờ vua, dây nhẩy,... để khi ra chơi có thể vui chơi với bạn bè.

 

Đối với mỗi bạn học sinh thì chiếc cặp là người bạn thân thiết nhất mỗi khi đến trường. Dù nắng hay mưa, dù nhiều sách vở hay ít sách vở thì chiếc cặp vẫn không bao giờ than thở nhọc nhằn. Em rất yêu quý chiếc cặp của mình.

 

11 tháng 3 2022

Mẫu:Cuối tuần trước, em được mẹ dẫn đi mua đồ dùng học tập cho năm học mới. Nhìn món đồ nào em cũng thích cũng mê. Trong số những món đồ mua được, em thích nhất là chiếc cặp sách.

Chiếc cặp sách đó là mẫu cặp khá phổ biến, được học sinh sử dụng nhiều. Nhưng em vẫn cảm thấy nó đặc biệt xinh đẹp. Cả chiếc cặp có hình chữ nhật, với chiều dài, chiều rộng khoảng 45cmx25cm. Nó vừa đủ để em đặt những cuốn sách lớn, những tệp tài liệu dài, nhưng vẫn không quá cồng kềnh ảnh hưởng đến việc di chuyển. Chiếc cặp được may bằng vải dù cứng cáp, giúp bảo vệ sách vở ở bên trong. Và em đã cố tình lựa chọn chiếc cặp hoàn toàn có màu đen để trông vừa cá tính lại vừa sạch sẽ. Tại em là một cô bé khá năng động, hay tham gia các hoạt động ngoài trời.

Phần thân cặp được chia thành ba ngăn lớn, ngăn trong cùng lớn nhất, em để sách và tập giấy ở đó. Ngăn thứ hai bé hơn một chút, em để vở và sổ vào. Ngăn thứ ba ở ngoài cùng nhỏ hơn, em để những bút, thước, tẩy, tệp giấy nhớ. mỗi thứ một ngăn, chẳng sợ nhầm lẫn. Để che lại phần đồ dùng bên trong, chỉ việc kéo nắp cặp xuống rồi gài khóa ở phía dưới. Trông thì đơn giản vậy, nhưng nhìn từ bên ngoài, chỉ cần đã gài khóa thì đố ai đoán được bên trong có những gì. Trên phần mặt trước của tấm nắp cặp được in dòng chữ ARMY cách điệu. Đó là tên cộng đồng fan của nhóm nhạc mà em yêu thích nhất. Vì thế, mỗi khi mang chiếc cặp này ra ngoài em cảm thấy rất vui. Phần quai cặp được may rất chắc chắn, với bề ngang khoảng 5cm, bên trong lót bông để giảm lực tác động lên người mang cặp. Tiện lợi vô cùng.

Càng ngắm chiếc cặp xinh đẹp, em lại càng mong sao nhanh vào năm học mới. Với chiếc cặp tuyệt vời này em sẽ học tập thật tốt, vượt qua những gì mà mình đã đạt được vào năm ngoái.

k cho mik nha

11 tháng 3 2022
THAM KHẢO: 1. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả bộ sa-lông

Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.

Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét, bọc nệm simili màu cà phê sữa. Ghế dài của sa-lông rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang một phẩy chín mét. Ghế dài có hai gối tựa màu sắc và chất liệu đều giống ghế rời. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt. Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên.

Mỗi khi ngồi vào sa-lông, em có cảm giác êm ái như sa -lông đang ôm em vào lòng. Gối tựa của sa-lông rất êm, vừa sang trọng, vừa tiện dụng.

Hằng ngày, em quét dọn và lau sa-lông sạch sẽ bằng một mảnh vải mềm, cả nhà cũng giữ gìn, không đặt vật nhọn sắc lên để ghế được bền lâu. Thỉnh thoảng mẹ em tháo bao gối nệm đi giặt ủi rồi "mặc áo" sạch cho nó. Sa-lông lúc ấy trông mới và sạch, thoang thoảng mùi nước hoa. Bố mẹ em bàn bạc công việc bên ghế sa-lông. Đôi khi bố mẹ em đọc báo, đọc sách. Gia đình em quây quần bên sa-lông rất đầm ấm, hạnh phúc.

Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên. Thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn ra.

 

2. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả cái tủ lạnh

Cái tủ lạnh mới tinh hiệu Toshiba xuất hiện ở phòng ăn nhà em ngọt ngào, tươi đẹp như mùa xuân Nhâm Thìn 2012 đang đến gần.

Tủ lạnh này bố mua cho gia đình dùng, cũng là món quà bố tặng mẹ vì mẹ ước muốn có một cái tủ lạnh lớn từ lâu.

Tủ lạnh cao một phẩy bảy mét, có dung tích ba trăm hai mươi lít gồm hai cửa, cửa trên là ngăn đông còn cửa dưới là ngăn mát. Tủ lạnh được đặt chắc chắc lên bục bằng nhựa cứng tốt, màu xám, mang tên hãng sản xuất tủ: Toshiba. Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, ngang sáu mươi xăng-ti-mét, rộng năm mươi xăng-ti-mét. Vỏ bên ngoài tủ lạnh làm bằng thép trắng. Bên trong tủ lạnh làm bằng nhựa cao cấp màu trắng. Ngăn làm đá của tủ chiếm hai phần năm chiều cao của tủ, được làm hai tầng bằng một ngăn kệ kính chịu lực. Cánh cửa tủ có hai hộc đeo làm bằng mi ca màu trắng mờ. Mở cánh cửa lớn, phần dưới tủ lạnh này là ngăn mát. Ngăn mát chia làm bốn tầng. Tầng cao nhất có nắp đóng mở. Tầng này dùng để thịt, cá... ăn liền trong thời gian từ một đến ba ngày. Ba tầng còn lại phân cách nhau giữa mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày mười li, bọc nẹp nhựa xung quanh. Ngăn dưới cùng là ngăn đựng rau, có hộc kéo và nắp đậy. Ngăn mát của tủ lạnh có hai đèn: một đèn tia cực tím và một đèn ánh sáng vàng. Khi mở tủ, công tắc tự động bật đèn sáng lên. Mỗi ngăn của tủ lạnh đều có núm điều chỉnh nhiệt độ từ số một đến số năm. Cửa tủ có ron nhựa dẻo giúp tủ đóng chặt cửa. Mẹ em trải lên nóc tủ một chiếc khăn vải diềm đăng-en xinh xắn và đặt lên đó một bình hoa vải. Cái tủ lạnh bóng nhoáng, duyên dáng hãnh diện họp mặt với bác tủ chén, anh tủ búp-phê trong phòng ăn. Lịch sự soi bóng mình trên mặt gương bàn ăn, anh tủ lạnh như muốn nói: "Chào bạn, tôi và bạn sẽ giúp gia đình cậu mợ chủ có những bữa ăn ngon.". Thế là nhà em đã mua sắm đầy đủ tiện nghi cho một gia đình.

Trong nhịp sống hiện nay, tủ lạnh góp vai trò tích cực giúp con người tiết kiệm thời gian đi chợ hàng ngày mà vẫn có đủ thức ăn tươi ngon, hợp vệ sinh. Em giúp mẹ lau tủ lạnh hàng tuần để đảm vệ sinh ăn uống đồng thời giúp tủ lạnh được bền lâu.  

3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả chiếc bàn

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: "Chúc cô bé học giỏi". Để đáp lại "lòng mong muốn" của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi "tủi thân" khi tự kể về đời mình.

 

4. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả bộ ấm chén

Vào một phiên chợ Tết, bố tôi mua về từ một cửa hàng gốm sứ cao cấp ở Thiên Hương một hộp đồ được gói giấy bóng cẩn thận. Tôi mở ra và thốt lên "Ôi! Bộ ấm chén đẹp quá!"

Bộ ấm chén của gia đình tôi trông rất bắt mắt. Bố tôi cẩn thận đặt nó trong tủ kính giữa nhà. Tôi chưa nhìn thấy ở nhà bạn bè hay người thân có bộ ấm chén như thế cả. Bố tôi tuy là đàn ông nhưng lại có mắt nhìn thật tinh tế và rất thẩm mĩ. Ngay từ hình dáng, bộ ấm chén cũng đã toát lên một vẻ đẹp hơn hẳn những bộ ấm chén khác. Vì được làm bằng sứ cao cấp nên cả ấm lẫn chén đều dày dặn, bền và chịu va đập rất tốt. Có sáu chén con và một ấm, đĩa dùng để ám và chén. Cái nào cũng mới toanh và có cách trang trí giống nhau. Ai đến nhà tôi cũng đều tấm tắc khen bộ ấm chén đẹp.

Gia đình ấm chén có sáu cái chén con thật đáng yêu. Quanh thân chén được trang trí bằng những họa tiết hình cái quạt đang xòe nối vào nhau. Gần miệng chén được vẽ một đường cong mềm mại màu trắng với một chấm đen ở giữa thật duyên dáng. Các đĩa đựng chén như mặt trăng vào ngày rằm, to hơn thân chén một chút. Viền xung quanh đĩa dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nhìn giống như những làn sóng ngoài biển. Được quan tâm nhiều nhất vẫn là cái ấm pha trà. Nó có hình dáng thật độc đáo, phình to ở giữa và thu nhỏ ở phần đáy. Miệng ấm được tráng một lớp men màu vàng kim. Tay cầm ấm cong cong như hình dấu hỏi. Cái miệng cong và dài như chiếc vòi voi. Nắp ấm màu trắng đục, có cái núm tròn tròn như viên bi để dễ dàng nhấc nắp ầm lên.

Tôi rất yêu bộ ấm chén này. Dù có nhiều bộ ấm chén còn quý giá hơn nhưng tôi quý bộ ấm chén này hơn tất thảy. Mỗi ngày tôi thường tắm rửa cho mẹ con gia đình ấm chén. Mỗi khi nhà có khách, bộ ấm chén luôn vinh dự được bố tôi mang ra tiếp khách.

 

5. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả chiếc đồng hồ báo thức

Đố các bạn biết trong phòng tôi có một đồ dung phát ra được âm thanh là gì không? À! Nó chẳng phải là đồ chơi, mà là một vật dùng rất cần thiết cho học sinh bọn mình đó. Nó chính là một chiếc đồng hồ báo thức.

Cách đây hơn hai năm, ba tôi đã mua chiếc đồng hồ này trong một lần đi hội chợ "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Nó nhỏ nhắn nhưng xinh xắn, đáng yêu. Với thể hình tròn và dẹt như một khoanh bánh tét cắt ra đĩa trong ngày Tết, tôi có thể đặt gọn vào chụm long bàn tay của mình.

Thân đồng hồ được bọc một lớp vỏ màu xanh da trời. Mặt trước là một lớp kính trong suốt, tròn trịa, được ôm lấy bởi một đường viền mạ kền sang loáng. Bên trong kính có ghi những con số từ 1 đến 12, mỗi số cách nhau một khoảng rất đều đặn. Ở giữa là một trục được đính bởi ba cây kim dài ngắn khác nhau. Kim giờ và kim phút tưởng chừng như bất động, chỉ có kim giây là nhảy nhó t nhưng từng nấc nhỏ nhít theo nhịp gỏ đều đều chẳng hề mệt mỏi. Mặt sau có hai cái núm: một núm điều chỉnh giờ, một núm dung để hẹn giờ. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng kèn vang lên thật hùng tráng, trong nhịp điệu giục giã, hối thúc nghe thật vui tai và dễ làm cho em tỉnh ngủ. Bệ đỡ toàn than chiếc đồng hồ có hình dạng một chiếc nón lá bé xíu, giúp đứng vững trên bàn học của tôi. Nhờ chiếc đồng hồ mà tôi phân bổ được giờ giấc học tập và sinh hoạt nề nếp, hợp lý, đặc biệt là chẳng bao giờ đi học trễ.

Tôi đã xem chiếc đồng hồ báo thức như một vật kỷ niệm của ba. Tôi cũng thường ngắm nhìn và nâng niu nó trong lòng bàn tay của mình như một người bạn thân thiết. Tất nhiên, tôi giữ gìn nó rất cẩn thận.

 

6. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả chiếc đồng hồ điện tử

Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2004). Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.

Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất, đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.

Phía sau mật đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách sử dụng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế !

Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo" nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch. có hôm chạy chậm đến nửa tiếng ! Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30', em đi đến lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.

Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.

Chiếc đồng hồ là quà tặng chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi ! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé ". Mẹ vừa nói vừa âu yếm ôm con gái bé bỏng vào lòng.

Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em: "Cố gắng ! Cố gắng !".

Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.

Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm ! Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc ..."

 

7. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả chiếc đồng hồ báo thức

Em có một chiếc đồng hồ báo thức rất đẹp. Chiếc đồng hồ này em được chị gái tặng lúc học lớp bốn.

Chiếc đồng hồ nhìn bên ngoài rất đơn giản. Nó được người ta làm bằng nhựa có mùa xanh ở mặt trước. Ở giữa đồng hồ là một hình tròn to bằng quả cam có kính nhựa trong suốt. Bên trong đó là số giờ từ một đến mười hai được xếp thành hình tròn. Còn có bốn chiếc kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Kim to, ngắn nhất có màu đỏ là chim chỉ giờ tiếp đến là cái kim phút dài hơn cái kim giờ một ít cũng có màu đỏ. Dài nhất là cái kim giây có màu da cam. Cái kim thứ tư là kim báo thức nó có màu đen xám để cho dễ nhận ra.

Phía sau đồng hồ có màu trắng và bộ máy hoạt động của đồng hồ. Đồng hồ được chạy bằng pin nên ở gần cuối có một chỗ để nắp một quả pin đồng hồ. Ở giữa mặt sau còn có những cái nút tròn bé bằng cúc áo em có thể xoay để chỉnh giờ và chỉnh báo thức. Khi nắp pin vào chiếc đồng hồ bắt đầu chạy em chỉnh đúng giờ hiện tại rồi những ngày sau nó chạy đúng giờ với thời gian.

Nhìn chiếc đồng hồ ấy thật đẹp và có biết bao công dụng bổ ích. Nó không những chỉ cho em biết đúng giờ hàng ngày mà nó còn báo thức em dạy đi học đúng gờ hơn. Em coi nó như một người bạn thân đồng hành cùng em những thời gian qua. Có nó em không bị đi học muộn như trước em cảm thấy rất thích chiếc đồng hồ này.

Dù bây giờ nó đã cũ nhưng nó vẫn rất khỏe mạnh chạy bình thường thi thoảng chỉ cần thay pin nhưng em vẫn thích nó. Nó là món quà rất ý nghĩa ý nghĩa với em. Mỗi khi nhìn vào đồng hồ em lại nhớ đến chị và tự nhủ với bản thân là hứa với chị cố gắng học hành cho cả nhà vui.

 

8. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả chiếc bàn học

Đồ vật nào trong gia đình cũng để lại trong em nhiều kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ ấu. Từ cái nôi nơi đưa em vào những giấc ngủ ngon lành khi em còn bé tí tẹo đến cái đồng hồ báo thức, tấm lịch treo tường nhắc nhở em ngày tháng trôi qua và giờ giấc học tập. Tất cả các đồ vật đã trở thành thân quen, thành những người bạn tốt của em, nhưng nơi giúp em chuyên cần học tập, nơi em ngồi và học bài chính là cái bàn, người bạn đã gắn liền với em trong suổt thời gian đi học.

Bàn được kê ở một nơi yên tĩnh ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn cây. Ngay từ khi vào lớp Một, ba đã mua cho em chiếc bàn này.

Bàn khá xinh xắn, tuy chỉ bằng gỗ bình thường nhưng đã được đánh bóng và được phủ lên bằng một lớp véc-ni màu nâu rất đẹp. Đặt trên mặt bàn là một tấm kính màu dày năm ly. Em lồng thời khóa biểu và mấy tấm ảnh chụp chung cùng gia đình dưới tấm kính. Mọi thứ đế trên bàn đều gọn gàng, ngăn nắp. Phía bên phải, em để cặp sách, ở giữa là một lọ hoa hồng bằng vải màu đỏ tươi. Bàn có bôn chân vững chắc, không cao lắm, vừa tầm em ngồi nên rất thoải mái. Một ngăn kéo nhỏ bám theo phần dưới của mặt bàn, có núm tròn bằng sắt mạ bạc. Trong ngăn bàn, em để sách vở, đồ dùng học tập. Chân bàn và ngăn kéo đều được đánh véc-ni nhẵn bóng.

Bên cạnh bàn, một chiếc ghế tựa có bốn chân, kích thước hài hòa với chiếc bàn, trông cũng gọn gàng đẹp mắt. Nơi đây em ngồihọc thoải mái, em nghe thấy tiếng chim hót ở ngoài vườn, tiếng gió luồn qua các lá cây xào xạc. Mỗi buổi ban mai, những tia nắng vàng xuyên qua các kẽ lá nhảy nhót trên bàn như đang nô đùa với em.

Em rất yêu chiếc bàn học, nó đã trở thành người bạn thân thiết cùng em sớm tối học hành, nó cũng là đồ vật để lại trong em nhiều kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò.

 

9. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả chiếc xe đạp

Năm ngoái, mẹ em có bảo với em rằng là nếu em có thể đạt được học sinh giỏi thì mẹ em sẽ mua cho em một cái xe đạp riêng cho em. Em đã rất cố gắng để cuối năm đạt học sinh giỏi và mẹ đã mua cho em chiếc xe đạp

"Ôi chao! Sao chiếc xe đẹp đến vậy!" Tôi thốt lên thật to. Xe được khoác lên bộ quần áo màu hồng nhạt rất đẹp. Chiếc yên xe êm và rất thoải mái. Nó được mẹ em vặn kích cỡ vừa để cho em đạp xe. Từ yên có một thanh sắt nối ra đến đầu xe. Vành xe rất chắc chắn, bên tay trái là một chiếc chuông màu hồng. Chuông xe rất nhạy. Mỗi khi đi chỗ đông người em thường em thường ấn chiếc chuông kêu "Kính coong". Đầu xe là một chiếc giọ để em đựng đồ. Chiếc giọ này rất thuận tiện, em thường để cặp sách vào trong mỗi khi đến trường. Hai bánh xe của em có rất nhiều nan hoa được làm bằng sắt. Cái xe đạp của em có hai chỗ ngồi, một chỗ ngồi ở trước dành cho người đạp xe và chỗ ngồi dành cho người đi cùng. Em luôn để một cái khăn ở dưới yên xe. Cứ đến chủ nhật là em lại mang khăn ra lau chùi xe để nó luông được sạch sẽ.

Em rất quý chiếc xe đạp này. Vì chiếc xe này là một món quà đáng nhớ nhất của mẹ dành cho em và cũng vì sự hữu ích của nó. Em sẽ giữ gìn chiếc xe thật cẩn thận cũng như giữ gìn tình cảm của mẹ dành cho em.

 

10. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả quyển lịch

Mỗi lần đi học về, nhìn thấy quyển lịch treo ở nhà khách là em biết hôm nay là ngày mấy thứ mấy rồi.

Quyển lịch này do bạn của bố tặng nhân dịp đầu năm mới. Quyển lịch gồm bảy tờ dài năm mươi phân, rộng bốn mươi phân. Các tờ lịch được làm bằng một loại bìa đặc biệt, cứng và trơn bóng. Mỗi tờ lịch là một cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hoặc những công trình vĩ đại xưa và nay. Phía dưới các bức tranh nổi bật dòng chữ "Nhà sách Minh Trí" in bằng chữ in hoa và số điện thoại. Phía bên phải, bên trái các cảnh quan là những con số ghi ngày, tuần, tháng được sắp xếp rất khoa học. Các ngày chủ nhật được in bằng mực đỏ tươi, ngày thứ bảy màu xanh đậm. Còn những ngày bình thường in bằng mực đen thẳng hàng ngay lối. Bên cạnh những con số ghi ngày dương lịch còn có những con số ghi ngày tháng âm lịch. Những lúc buồn buồn, em thường gỡ tấm lịch xuống, khoanh tròn những ngày quan trọng như ngày thi học kì, ngày nghỉ tết dương lịch, âm lịch, ngày nghỉ hè và đặc biệt là những ngày sinh nhật của mọi người trong gia đình.

Quyển lịch không chỉ làm cho phòng khách thêm đẹp, trang nhã, sáng sủa mà còn cho em biết được thời gian của từng ngày mà cố gắng học tập làm việc, không để thời gian trôi đi một cách uổng phí. Thời gian là vàng ngọc của cuộc sống con người.

---------------------------HẾT----------------------------

 

11 tháng 3 2022
Nhanh nha các bn
10 tháng 3 2022

Tối hôm qua, em được bố dẫn đi xem chương trình âm nhạc. Ở đó, em ấn tượng nhất là tiết mục mùa xuân đầu tiên của Phương Mỹ Chi.

Sân khấu khá rộng, được trang trí bởi những cây đào, cây mai, chõng tre có nồi bánh tét, khơi gợi lên bức tranh tươi mới của mùa xuân miền Nam Bộ. Tuy đơn giản, nhưng vẫn đem đến cảm xúc xốn xang trong lòng người xem. Ở giữa sân khấu, Phương Mỹ Chi xuất hiện dịu dàng với bộ áo dài màu hồng như hoa đào. Mái tóc chị ấy được làm xoăn nhẹ, trông thật nữ tính.

Theo tiếng nhạc dạo dịu dàng, chị Mỹ Chi cất lên tiếng hát. Ngay từ nốt nhạc đầu tiên, mọi người đã phải trầm trồ. Bởi giọng hát của chị ấy mượt mà và ngọt ngào quá. Nghe như âm thanh của mùa xuân đang thì thầm bên tai em vậy. Khi ca khúc lên đến cao trào, cảm giác như mọi người cùng đồng điệu với lời ca của chị Mỹ Chi. Chị ấy trở thành trung tâm của mọi ánh nhìn và ánh sáng sân khấu. Mãi khi tiết mục kết thúc, em vẫn chưa thể dứt ra được dư âm tuyệt vời ấy,

Em thích tiết mục của chị Mỹ Chi lắm. Trở về nhà, em cứ mở lại trên tivi và xem đi xem lại. Thật mong rằng, em sẽ sớm được xem thêm các tiết mục khác của chị ấy trên sân khấu.

Dang ngồi chơi, bỗng em nghe thấy lời giới thiệu ” Chào các bạn! Mở đầu chương trình sẽ là giọng ca trong trẻo của nữ ca sĩ Mỹ Tâm, các bạn hãy chú ý đón xem nhé”. Em vội vàng chạy lên gác, bật ti vi xem. Bao nhiêu tiếng hò reo, cổ vũ nhiệt tình của khán giả thật rộn ràng, sôi động.

Em chăm chú nhìn lên màn hình. Cô Mỹ Tâm xuất hiện trong bộ váy trắng có kim tuyến óng ánh, cùng với cây đàn ghi ta, rất hợp với nội dung bài hát. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt vui tươi, rạng rỡ dưới ánh đèn màu của sân khấu. Mái tóc dài hơi xoăn tự nhiên, ánh vàng được buông xõa xuống ngang lưng. Cô đội chiếc mũ nồi hơi lệch ở trên đầu trông thật xinh xắn. Cô ngồi trên chiếc ghế ghỗ, gảy cây đàn ghita, và cât tiếng hát: ” Tôi có cây đàn ghita….” Vẫn điệu nhạc, điệu hát quen thuộc vọng vào tai em. Giọng cô lúc trầm bổng, lúc ngân nga như đưa mọi người đến một thế giới âm nhạc tuyệt đẹp. Ánh mắt trong sáng, đầy tự tin nhìn về phía khán giả. Nội dung bài hát khá giản dị và có phần vui nhộn: ” la lá la là là la, đời tôi có hay…..” Không ai có thể hát hay bài này bằng cô Mỹ Tâm. Ôi! hay quá! Em vỗ tay đồm độp như mưa. Hát hết lời một cô đứng dậy, đi đi lại lại giao lưu cùng khán giả. Em và rất nhiều người khác còn hát thầm theo cô. Đoạn cuối, cô hát rất hay, khiến nhiều người phải nhún nhảy thích thú. Cái miệng chúm chím, đỏ chót nở một nụ cười tươi rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng bóng, đều như ngọc trông rất duyên. Cô hát cao dần lên, ai cũng tưởng như mình đang bay đến tận trời xanh. Nghe nhạc dạo một lát để chuyển sang đoạn hai, từng nốt nhạc, từng tiếng trống vang rộn lên. Em đến gần ti vi, mở to tiếng hơn: ” la lá la la, cây đàn ghita…..” Ôi, chán quá, bài hát đã xong rồi! Lúc đó, em ngẩn ngơ, chỉ muốn cô hát thêm mấy bài nữa cho vui. Trên ti vi tiếng vỗ tay ào ào, tiếng huýt sáo của cả hội trường vang lên ầm ĩ. Những bó hoa xinh đẹp của các bạn trẻ hâm mộ được mang lên tặng cô. Cô cười tươi, cảm ơn các quí vị khán giả.

Với bài hát mà cô vừa biểu diễn, cô đã mang lại niềm vui cho bao nhiêu người. Em mong cô sẽ thành công trên con đường âm nhạc đó.

~HT~

Tham Khảo :

Cách đây 60 năm, tháng 8/1954 do sáng kiến của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), hội nghị quốc tế các nhà giáo với nòng cốt là công đoàn giáo dục các nước XHCN đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà giáo”.

Tháng 8/1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu:

Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

 
Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958. (Ảnh Giaoduc)

Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN), Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến các giáo giới, đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20/11/1958.

Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11/1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…

Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.

 
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy. (Ảnh Khoahoc)

Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa-giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà.

Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo xem ngay 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Với ý nghĩa tích cực của Ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em… Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới nước ta và đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trong sự nghiệp đào tạo lớp người lao động mới vừa có đức, vừa có tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn Xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

 
Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cô cậu học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. (Ảnh ungdungtot)

Trong ngày này, các em học sinh còn tặng những bó hoa tươi thắm, những tấm thiệp hay những món quà nhỏ gửi đến thầy cô của mình thay cho lời cảm và lòng biết ơn. Chắc chắn những thầy cô sẽ rất vui mừng và cảm động trước tấm lòng của học trò.

Ngày 20/11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cô cậu học trò thể hiện tình cảm với những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô đáng kính, là những hình ảnh thân thương, không thể nào quên... Sẽ mãi theo chúng ta trên bước đường đời.