K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2020

c.cõng.

vì cõng là hành động dùng lưng, còn các từ còn lại đều là hành động dùng tay.

6 tháng 5 2020

-''nắm'' là hành động co các ngón tay vào lòng bàn tay và giữ chặt lại cho thành một khối 

-''cầm'' là hành động dùng tay để giữ trong bàn tay hoặc giữa các ngón tay

-''xách'' cũng là 1 hành động cầm nhấc lên hay mang đi bằng một tay để buông thẳng xuống

còn từ '' cõng '' là mang trên lưng, thường bằng cách còng lưng xuống và quặt tay ra phía sau để đỡ

=> chọn đáp án C

Các bạn giải giúp mình vài bài nhéBài 1:Tìm câu ghép trong đoạn văn sau:Chiều chiều,mỗi lần tàu về,bao giờ Hùng cũng ra đón bố.Bố mang rất nhiều quà cho Hùng:Tôm,cá,mực.Chẳng những có rất nhiều cá mà bố còn mang về cho Hùng rất nhiều tôm,sò,ghẹ,...Hùng rất quý bố vì bố luôn mang quà về cho Hùng sau mỗi lần đi đánh cá.Bài 2:Điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ...
Đọc tiếp

Các bạn giải giúp mình vài bài nhé

Bài 1:Tìm câu ghép trong đoạn văn sau:

Chiều chiều,mỗi lần tàu về,bao giờ Hùng cũng ra đón bố.Bố mang rất nhiều quà cho Hùng:Tôm,cá,mực.Chẳng những có rất nhiều cá mà bố còn mang về cho Hùng rất nhiều tôm,sò,ghẹ,...Hùng rất quý bố vì bố luôn mang quà về cho Hùng sau mỗi lần đi đánh cá.

Bài 2:Điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống

a)........ngày mai trời nắng .......cả nhà sẽ đi du lịch.

b)Chúng ta đã kiểm soát được dịch covid-19....chúng ta không được chủ quan,lơ là

Bài 3:Phân tích cấu tạo câu ghép sau

a)Do trời mưa nên Tùng đi học muộn.

b)Vì chúng ta đã đi chơi vào tuần trước nên bây giờ chúng ta sẽ ở nhà.

Các bạn giúp mình nhé!

Thanks you!👍

3
6 tháng 5 2020

Bài 1:Tìm câu ghép trong đoạn văn sau:

câu ghép : in đậm

Chiều chiều,mỗi lần tàu về,bao giờ Hùng cũng ra đón bố.Bố mang rất nhiều quà cho Hùng:Tôm,cá,mực.Chẳng những có rất nhiều cá mà bố còn mang về cho Hùng rất nhiều tôm,sò,ghẹ,...Hùng rất quý bố vì bố luôn mang quà về cho Hùng sau mỗi lần đi đánh cá.

Bài 2:Điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống

a)Nếu ngày mai trời nắng thì cả nhà sẽ đi du lịch.

b)Chúng ta đã kiểm soát được dịch covid-19 nhưng chúng ta không được chủ quan,lơ là

Bài 3:Phân tích cấu tạo câu ghép sau

a)Do trời mưa nên Tùng đi học muộn.

CN1: trời

VN1: mưa

CN2: Tùng

VN2: đi học muộn

b)Vì chúng ta đã đi chơi vào tuần trước nên bây giờ chúng ta sẽ ở nhà.

CN1: chúng ta

VN1: đã đi chơi vào tuần trước

CN2: chúng ta

VN2: sẽ ở nhà

6 tháng 5 2020

Bài 1: Câu ghép là:

Chẳng những có rất nhiều cá mà bố còn mang về cho Hùng rất nhiều tôm,sò,ghẹ,...Hùng rất quý bố vì bố luôn mang quà về cho Hùng sau mỗi lần đi đánh cá.

Bài 2:

a) Nếu...thì...

b)...nhưng...

Bài 3:

a)Do trời   mưa nên Tùng  đi học muộn.

       CN1   VN1        CN2         VN2

b) Vì chúng ta   đã đi chơi vào tuần trước nên bây giờ chúng ta   sẽ ở nhà.

           CN1                      VN1                                         CN2            VN2

Mik cx ko chắc đâu nha!

      

6 tháng 5 2020

Vì độc ở trong đá!

Người thứ nhất uống nhanh nên đá chưa tan , người thứ hai uống từ từ nên đá tan ra và bị trúng độc!!

Mình hay xem câu đố thám tử lắm vì mình là fan của Conan!!

Nhớ k cho mình nha!!!

6 tháng 5 2020

dễ quá

6 tháng 5 2020

từ ghép phân loại : ruộng dong,nhà sàn,anh cả,chị dâu,chim én,bàn học,gà qué.

từ ghép tổng hợp : vui buồn,nhà cửa,bàn ghế

29 tháng 9

mk quên cái từ láy/ghép này là gì rùi bạn thông cảm

 I/ PHẦN ĐỌC HIỂU. NGƯỜI HỌC TRÒ CỦA CHU VĂN AN        Tương truyền khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hằng ngày có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người dò xem thì được biết chàng là Thủy Thần.        Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô...
Đọc tiếp

 I/ PHẦN ĐỌC HIỂU.

 

NGƯỜI HỌC TRÒ CỦA CHU VĂN AN

        Tương truyền khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hằng ngày có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người dò xem thì được biết chàng là Thủy Thần.

        Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ. Chu Văn An bèn gọi người học trò đến, bảo: “ Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không? ”

        Vốn là Thủy Thần hiện thân thành học trò theo học Chu Văn An, được thầy dạy về đạo đức thánh hiền, chàng muốn làm theo những điều nhân nghĩa. Nhưng thật khó nghĩ: Tuân lệnh thiên đình hay nghe lời dạy của thầy? Sau một đêm suy nghĩ, chàng đến vái chào thầy và hứa làm theo lời thầy dạy, dẫu phải chịu mọi hình phạt của thiên đình.

         Chàng lấy nước lã mài mực, dùng bút nhúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen ùn ùn kéo đến, trời mưa tầm tã, nước đen như mực chảy khắp mặt đất. Bút của chàng rơi xuống làng Tả Thanh Oai, còn nghiên thì rơi xuống cánh đồng Quỳnh Đô và biến thành khu đầm nước màu đen gọi là Đầm Mực.

         Chu Văn An cùng nhân dân trong vùng hả hê vui sướng. Nhưng người học trò không thấy có mặt ở trường. Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.

         Đau xót, tiếc thương người học trò đã bỏ mình vì việc nghĩa, Chu Văn An cùng nhân dân trong làng vớt xác thuồng luồng và đem chôn cất tử tế.

                                                                                                    Theo Nguyễn Anh

 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Đoạn 1 giới thiệu đặc điểm tính nết của người học trò như thế nào?  

A.   Khôi ngô tuấn tú, được thầy thương bạn mến, không rõ tung tích quê quán

B.   Nghe giảng rất chăm chú, học hành thông minh, được thầy thương bạn mến.

C.   Khôi ngô tuấn tú, nghe giảng rất chăm chú, có phép thần.

D.   Yêu quý mọi người nên được thầy thương bạn mến.

2.     Khi trời đại hạn, Chu Văn An mong muốn người học trò làm gì?  

A.   Xin thiên đình cho mưa xuống mặt đất.

B.   Làm mưa xuống cho dân tình đỡ khổ.

C. Tìm cách cứu dân thoát cảnh hạn hán.

D. Hô mưa, gọi gió đến.

 3. Vì sao người học trò làm theo lời thầy, dù phải chịu mọi hình phạt của thiên đình?  

A.   Vì muốn làm những điều nhân nghĩa.

B.   Vì quý trọng thầy hơn cả thiên đình.

C.   Vì muốn đền đáp công ơn thầy dạy dỗ.

D.   Vì sợ bị thiên đình trừng phạt.

4. Đầm Mực được hình thành như thế nào?  

A. Bút của Thủy Thần  rơi xuống  đầm nước tạo thành.

B. Thủy Thần làm phép tạo ra mưa gió, nước đen như mực chảy khắp mặt đất, nghiên mực của chàng rơi xuống cánh đồng trũng biến thành khu đầm nước có màu đen.

C. Nghiên mực của Thủy Thần rơi xuống đầm nước mà thành.

D. Thủy thần dùng phép tạo ra thứ nước đen như mực ở đầm nước.

5.  Bạn hiểu từ đại hạn trong câu “Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ”như thế nào?  

..............................................................................................................................................................................................................................................................................

6. Viết lại cảm nghĩ  của mình sau khi đọc câu chuyện trên?

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................   

 II/ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm?  

A.   mực đen/ mực tím

B.   lọ mực/con mực

C.   mực tươi/mực khô

D.   mực nước / làm việc có chừng có mực.

2. Các từ sau có quan hệ gì về nghĩa?  

 A. nhân nghĩa, nhân từ, nhân đức: .......................................................................

B. cánh đồng, đồng tiền: .....................................................................................

C. cánh diều, cánh đồng: ....................................................................................

3.Câu ghép sau có mấy vế câu? hãy dùng vạch xiên tách các vế câu.  

Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ.

A. 2 vế                         B. 3 vế                           C. 4 vế

4. Hai câu: “Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.” Liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

5. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau?  

Đau xót, tiếc thương người học trò đã bỏ mình vì việc nghĩa, Chu Văn An cùng nhân dân trong làng vớt xác thuồng luồng và đem chôn cất tử tế.

6. Khoanh vào quan hệ từ nối 2 vế câu ghép sau:

Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu.

Hai vế câu ghép trên có quan hệ gì?

A. Nguyên nhân - kết quả

B. Giả thiết/ điều kiện - kết quả

C. Tương phản

D. Tăng tiến.

7. Hai câu: 

Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.

Liên kết với nhau bằng cách:

A. Lặp từ ngữ, từ lặp lại là:......................................................

B. Thay thay thế từ ngữ: từ ............................. thay thế cho từ ....................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

C. Dùng quan hệ từ: quan hệ từ đó là:.....................................

8. Đặt 1 câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả nói về Trật tự - An ninh

87
6 tháng 5 2020

cau 1 khoanh vao cau b, cau 2 thi vao cau c, cau 3 cau khoanh vao a,con cau 4 vao b  

6 tháng 5 2020

Câu 1 chọn câu b, câu 2 chọn c, câu 3 chọn a câu 4 chọn b 

6 tháng 5 2020

a,Tôi nói 

b, nó còn hấp dẫn hoặc nó còn bổ ích 

c, họ sẽ trở về vào ngày mai hoặc họ sẽ đi tiếp vào sáng sớm ngày mai

tự ghép vào câu của bạn nhé mk chỉ cho đáp án hoi

hok tốt.

5 tháng 5 2020

 Ai ra cấy đề ni ri? Lớp 5 bắt đầu học đề mở rồi à ?

5 tháng 5 2020

Hỏi bác Huấn !

5 tháng 5 2020

Tham khảo nhé!

Sáng chủ nhật, em được theo mẹ ra đồng màu Lạc Thổ đưa nước cho thợ cày. Các ruộng lúa mới gặt xong độ một tuần đã bắt đầu cày vỡ, làm đất trồng màu vụ đông.

Trong làng, một số gia đình đã có máy cày, máy bừa, nhưng phần đông các hộ vẫn nuôi trâu, bò vừa để cày bừa, vừa lấy phân chuồng bón ruộng. Gia đình em chỉ có 6 sào ruộng, mẹ chỉ dùng hình thức đổi công.

Bác Huấn vẫn cày bừa, làm đất cho nhà em. Nhìn thấy hai mẹ con em đứng trên bờ, bác giơ nón vẫy rồi lại xăm xăm cày. Bác Huấn ngót 50 tuổi, bác nói tuổi bác là tuổi Sửu, "cái tuổi làm hùng hục như trâu bò". Tính bác vui, cởi mở, vừa nói vừa cười rất dễ mến. Bác to khỏe, quần nâu xắn cao, áo lính bạc màu, sau lưng giắt cái điếu cày mà bác gọi là "đại bác". Người lực lưỡng, bắp chân bắp tay cuồn cuộn. Nước da màu nâu sẫm, đúng là vóc dáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn, quen dầm mưa dãi nắng.

Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cày đi trước. Bác Huấn tay trái nắm thừng để điều khiển, tay phải cầm đốc cày, theo sau. Đường cày thẳng, bác nhoai người về phía trước. Đến hai đầu bờ, bác nhấp cày lên, cho trâu quay lại cày tiếp. Bác nhấp cày nhẹ nhàng như không. Lâu lâu, bác lại cất tiếng "tắc, rì… họ", lần đầu tiên em mới nghe thấy những tiếng ấy của thợ cày. Bác chia ruộng thành nhiều khoảnh, mỗi khoảnh là một luống cày; mỗi luống cày có nhiều đường cày. Ruộng đồng màu, đất xốp vừa độ ẩm, nhưng luống cày lượn sóng úp vào nhau, trông thật đẹp.

Xong một luống cày, bác cho trâu đứng nghỉ. Bác lên bờ đến chỗ hai mẹ con em đứng đợi. Mẹ em lấy ra bốn củ khoai lang bày ra trên đĩa, rót chè xanh ra bát mời bác. Bác lấy chiếc nón đang đội trên đầu quạt một lúc rồi đặt xuống làm "ghế" ngồi rất thoải mái. Vừa nói chuyện với hai mẹ con em, bác vừa bật lửa rít thuốc lào. Tiếng rít thuốc giòn tan. Cặp mắt lờ đờ, bác phun khói ra cả mũi, cả miệng, làm em ngạc nhiên quá. Cả con người bác toát ra một vẻ sảng khoái kì lạ. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo, hai vai áo. Trán lấm tấm mồ hôi. Cặp lông mày sâu róm nhíu lai. Bác xoa hai tay vào nhau, vỗ vỗ mấy cái, cầm lấy củ khoai mẹ em mời, bác bóc vỏ ăn một cách ngon lành. Bác uống liền một lúc hai bát nước, rồi nói:

– Chè chị mua ở chợ Đồng à? Thơm và đậm lắm. Cứ để tất cả mọi thứ lại, hai mẹ con chị cứ ra về kẻo nắng. Tôi sẽ lo liệu hết.

Bác lại xăm xăm bước đến chỗ con trâu. Tiếng "tắc… rì…" nghe rất rõ. Trâu kéo cày băng băng. Lúc thì bác Huấn khom lưng, lúc thì nhoài người ra phía trước, tay phải nắm đốc cày một cách thiện nghệ. Những đường cày thẳng tăm tắp, những luống cày lượn sóng. Đi theo sau người và trâu là đàn sáo mỏ vàng năm, sáu con, lúc bay lúc nhảy để tìm mồi.

Cả cánh đồng màu chuyển động. Những luống cày màu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Trâu và người cặm cụi, mải miết làm việc. Đi được một quãng, ngoái lại nhìn, em vẫn còn nhìn thấy bóng nón trắng của bác Huấn đang nhấp nhô trên thửa ruộng gia đình em.

Mẹ vừa đi vừa nói: "Bác Huân chỉ học hết lớp 7, rồi đi thanh niên xung phong. Bác chất phác, cày bừa giỏi, cả làng ai cũng quý. Cuối tuần, bác lại bừa và làm luống giúp để nhà ta trồng đậu cô-ve giống mới. Bố bác Huấn ngày xưa là lão nông tri điền, 70 tuổi mà còn đi cày quanh năm…".

Bác Tùng là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. . Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.


Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: “ Chào bác Hải, trưa rồi mà vãn không nghỉ tay à?”

Bác Tài đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác sám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".


Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân , những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.

Hok Tốt :>

ai đúng mình cho 3 k nha

Bến sông quê hương lúc chiều về.

Chiều về là lúc bến sông quê tôi tấp nập nhất.

Đoàn thuyền chở các bà, các chị từ chợ huyện, chợ tỉnh về cập bến. Các bà các chị được đàn con ùa ra đón. Con lớn đỡ cho mẹ gánh hàng. Con nhỏ vòi mẹ chia quà. Tiếng cười nói rộn ràng cả một khúc sông. Rồi ai về nhà nây. Con thuyền neo vào bến đỗ. Đây cũng là lúc bọn trẻ chăn trâu lùa trâu xuống tắm. Bọn trẻ tắm cho trâu, rồi bọn trẻ giỡn nước. Chúng té nước cho nhau. Chúng chơi trò đánh trận. Một đứa kiếm đâu được trái bóng tròn. Thế là chúng ném bóng cho nhau. Một ý kiến được cả bọn chấp nhận: chơi bóng nước. Chúng chia làm hai phe, chuyền bóng cho nhau. Phe nào chuyền được 6 chuyền là thắng. Phe thua phải cõng phe thắng chạy dọc con sông suốt từ bến tắm đến tận gốc đa. Bến sông quê tôi cứ rộn ràng như vậy cho đến lúc mặt trời lặn phía chân ười mới có chút bình lặng