Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch em hãy làm rõ hình ảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá ở khổ thơ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
haizzzz xì
bn tham khẻo
Trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời không những là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc mà nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
Tham khảo
Những câu thơ trên đã vẽ ra một bức tranh mùa hè thật bình yên và tươi đẹp. Chúng ta vẫn luôn luôn biết rằng khi mà tiếng tu hú gọi bầy đã mang nhà thơ đến với khung trời lồng lộng ở bên ngoài. Vì trong hoàn cảnh nhà thơ đang trong tù nên càng thấy sự ngột ngạt của nhà tù và càng cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim chính là yếu tố mà đưa cảm xúc của nhà thơ dâng trào mãnh liệt vô cùng. Có chăng mọi âm thanh nhưng đang rất gần với nhà thơ Tố Hữu. Tiếng ve đang ngân nga trong những vườn cây, thấy tiếng sáo diều đang vi vu trên bầu trời cao xanh ngoài khung cửa sổ nhà lao. Những màu sắc thật tươi tắn, rực rỡ của ngày hè, là những cánh đồng lúa chín vàng óng đang đến ngày thu hoạch, những hạt bắp vàng đang óng ánh giữa sân. Đoạn thơ ngoài việc miêu tả bức tranh thiên nhiên sống động còn cho thấy khao khát tự do của người tù Cách mạng.
lm văn
Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.Từ một câu ca đến những huyền thoại:
"Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" (Ca dao)
Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại...
Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng Út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới.
Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út.
Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, mộ thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa "tuy hai mà một". Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.
Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa "tuy một mà hai, tuy hai mà một" của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh Út Ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.
Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:
Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít
Trầu có đầy sao gọi trầu không?
Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo một đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:
Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di
Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.
Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.
Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc, lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh "ít" thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng!
Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.
Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (Cây lá gai thường mọc sẵn ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.
Tiếp đến là công đoạn làm nhân "nhưng" bánh. Nhưng bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.
Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhưng xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn.
Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.
Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.
Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.
Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.
Thuyết minh về cách làm món Phở Hà Nội
I.
1. Bài thơ Quê hương của Tế Hanh
2. Nội dung chính: cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
3. Biện pháp tu từ nhân hóa ở từ hăng, biện pháp so sánh con thuyền với con tuấn mã
=> Tác dụng: thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, tâm thế hồ hởi
II.
1. Viết đoạn văn
- giải thích sống tử tế
- biểu hiện cụ thể
- ý nghĩa
- liên hệ bản thân: có tinh thần phòng chống dịch, chia sẻ, giúp đỡ người khác...
câu 1
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
câu 2
Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.
câu 3
Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.
꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂
1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?
2) Chuyện này xúc động làm sao!
3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.
tham khảo
Bố mẹ luôn căn dặn và nhắc nhở em rằng: “Muốn làm con ngoan, trò giỏi không phải chỉ học tập tốt mà còn phải làm thật nhiều việc tốt”. Ghi nhớ lời dạy nên em đã làm được một số việc tốt khiến bố em vui lòng.
Việc tốt mới đây nhất em đã làm đó là nhặt rác vứt vào đúng nơi quy định. Ở gần cổng trường học của em có rất nhiều hàng quán bán bánh kẹo, đồ ăn sáng cho các bạn học sinh ăn trước khi vào trường. Tuy nhiên các bạn học sinh lại rất thiếu ý thức, ân xong thức ăn lại vứt ngay vỏ bánh, kẹo xuống lòng đường, cổng trường, khiến cho cổng trường đầy rác rất ô nhiễm. Lúc đó em nhìn thấy một bạn vừa ném rác xuống liền nhắc nhở bạn nên vứt rác vào thùng không được vứt bừa bãi sẽ làm ô nhiễm môi trường và xấu đi hình ảnh ngôi trường, bạn đó rất xấu hổ và đành cúi xuống nhặt rác của mình vứt rác vào thùng, sau đó em rủ bạn cùng nhặt rác xung quanh cổng trường bỏ vào thùng rác. Bác bảo vệ thấy vậy khen chúng em và cũng nhắc nhở các bạn khác nên hành động như chúng em. Lúc tan học mẹ đến đón em em đã kể cho mẹ nghe về việc làm của mình, mẹ rất vui và tự hào về việc làm tốt của em.
Em nhận ra việc làm tốt của mình không chỉ giúp bảo vệ môi trường, cảnh quan mà còn có thể mang đến những niềm vui cho bố mẹ và chính bản thân mình.
TK:
Hè năm ngoái, em đã làm được việc tốt là cứu một em nhỏ khỏi chết đuối trên đoạn sông chảy qua làng. Em còn nhớ rõ là nghỉ hè được vài ngày, em đăng kí học lớp võ Karate của Câu lạc bộ thể dục thể thao của huyện. Tuần ba buổi, em đạp xe đi tập từ sáng sớm, đến trưa mới về. Karate quả là một môn võ hấp dẫn vô cùng, nhất là đối với lứa tuổi thiếu niên. Cũng bởi say mê tập luyện mà em không ngại đường xa, nắng nôi vất vả.
Một buổi trưa, em về đến gần đầu làng thì thấy mấy bé trai đang kêu thất thanh: “Cứu với! Có người chết đuối!”. Nhìn xuống mặt sông lấp lóa, em thấy một em bé đang nhấp nhô, chới với. Quẳng vội chiếc xe đạp ven đường, em lao xuống nước, bơi nhanh về phía đó. Trong đầu em chỉ có một ý nghĩ là phải cứu bằng được em bé nọ.
Năm sải, mười sải vẫn chưa tới nơi. Khúc sông Ninh chảy qua làng em nước khá xiết. Em bé đã bị cuốn ra gần giữa dòng. Tình thế vô cùng nguy ngập, không nhanh không kịp. Em ngoi lên hít một hơi dài rồi gắng hết sức để bơi. Rất may, em đã nắm được tóc đứa bé. Cậu bé trong cơn kinh hoàng cứ túm chặt lấy em. Vất vả lắm em mới đưa được bé vào bờ.
Đuối sức, em nằm vật ra bờ sông thở dốc, chân tay rã rời. Lúc này, lũ trẻ cũng đã gọi bố mẹ em bé và một số dân làng ra tới nơi. Một cụ già nắm chân cậu bé dốc ngược, quay mấy vòng. Cu cậu ộc ra bao nhiêu là nước rồi dần dần tỉnh lại. Mẹ cậu bé ôm lấy con khóc nức nở. Tự nhiên nước mắt em cũng trào ra vì xúc động. Bố cậu bé nâng em dậy, vừa khóc vừa cảm ơn em.
Đám đông theo em về tận nhà. Thấy xôn xao ngoài ngõ, ông bà, bố mẹ em chạy cả ra. Nghe mọi người kể lại đầu đuôi câu chuyện, bố xiết chặt em vào lòng và nói: “Khá lắm, con trai bố khá lắm! Bố tự hào về con!”. Chuyện em cứu sống cậu bé Tùng lan nhanh khắp làng. Sau đó em trở thành “người hùng” của đám trẻ con trong xóm. Thỉnh thoảng được em dạy cho một vài thế võ, chúng thích mê, càng coi em là “thần tượng”.
Chuyện đó trở thành một kỉ niệm đẹp trong đời, mỗi lần nhớ đến em lại thấy vui vui. Còn cu cậu suýt chết đuối ngày nào, giờ cũng đã học lớp năm rồi đấy. Đương nhiên, cậu ta xin được làm “cái đuôi” rất dễ thương của anh “Nghĩa võ” – cái tên mà lũ trẻ yêu mến đặt cho em.