K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2020

con heo đất

15 tháng 5 2020

Heo đất

15 tháng 5 2020

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.

Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng

những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.

Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.".

16 tháng 5 2020

Cảm ơn bạn

15 tháng 5 2020

trả lời:
 

những bài văn mẫu hay chất lượng. Văn mẫu tả quyển sách của em sẽ giúp các bạn học sinh nắm được cách làm bài văn miêu tả nói chung, và cách miêu tả đồ vật quyển sách Tiếng Việt nói riêng. Đồng thời, bài văn mẫu lớp 5 này còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô và các em học sinh trong công tác giảng dạy và học tập. Mời các em và các thầy cô cùng tham khảo và tải về.

Sách là phương tiện hữu ích và không thể thiếu đối với mỗi học sinh, bởi không chỉ tiếp thu những tri thức thông qua lời giảng giải của giáo viên mà học sinh còn cần có sách vở để mở rộng tri thức cũng như củng cố những tri thức đã học. Như bao cuốn sách khác, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập hai cũng là một quyển sách vô cùng hữu ích đối với hoạt động học của học sinh. Trong chương trình học Tập làm văn lớp 5, có lẽ các em sẽ gặp gỡ đề bài Tả quyển sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5 tập 2. Để làm được đề bài này, các em cần quan sát kĩ quyển sách, miêu tả những đặc điểm nổi bật của quyển sách đó mà em ấn tượng như hình dáng, kích cỡ, độ dày, màu sắc,...các bài học trong sách. Các em cũng có thể bày tỏ cảm xúc của mình đối với quyển sách đó.

hok tốt !
^_^

 

15 tháng 5 2020

Sách tiếng Việt 5 tập 2 là quyển sách luôn gắn bó hằng ngày với việc học tập của em. Quyển sách cho em biết thêm nhiều điều quý giá. Vì thế em luôn nâng niu và trân trọng quyển sách này.

Sách tiếng Việt 5 tập 2 rất đẹp. Vừa cầm nó trên tay, em đã mê ngay. Quyển sách dày hơn vở viết của em một chút. Ngay trang bìa là bức tranh phong cảnh rất đẹp. Trong bức tranh ấy, có đồng ruộng, có núi non, có biển khơi. Xa xa là cánh chim hải âu đang rập rờn trên sóng, những cánh buồm no gió đang lướt ra khơi. Giữa những tán là xanh lá xanh tốt là mái ngói đỏ tươi của làng mạc, thôn xóm. Trên những thửa ruộng, người nông dân đang chăm chỉ cày cấy. Trung tâm bức tranh là hình ảnh các bạn học sinh của các vùng miền, các dân tộc đang ngồi trò chuyện vui vẻ. Phía trên của trang bìa là dòng chữ “Bộ giáo dục và đào tạo”. Ngay sát dưới là chữ “Tiếng Việt 5” nổi bật trên nền giấy màu xanh lá cây. Phía dưới là logo và tên nhà xuất bản giáo dục. Mở quyển sách ra, em thấy thật dễ chịu vì những dòng chữ rõ ràng trên nền giấy trắng tinh còn thơm mùi sách mới. Sách giúp em học tốt, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng: tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu. Từ đầu đến cuối sách, em thấy các chủ điểm: người công dân, vì cuộc sống thanh bình, Nam và Nữ, những chủ nhân tương lai. Cuốn sách của em không chỉ đẹp mà còn hấp dẫn. Vì trong mỗi bài đọc luôn có bức tranh minh hoạ để em dễ hiểu hơn. Trong những bài tập đọc, em thích nhất là bài “Phong cảnh đền Hùng” của tác giả Đoàn Minh Tuấn. Bài văn đó giúp em hiểu được phong cảnh đền Hùng thật cụ thể. Mặc dù, em ở nơi xa xôi chưa được thăm đền Hùng. Nhưng khi đọc bài đó thì đền Hùng hiện lên trong tâm trí em thật sinh động. Những bài tập đọc hay, những bức tranh minh hoạ đã giúp em mở mang thêm sự hiểu biết và cảm nhận. Sách giúp em thêm hiểu, thêm yêu thiê nhiên, đất nước. Hiểu được những phong tục của các vùng miền trên đất nước Việt Nam thân yêu và một số nơi trên thế giới. Cuối sách là phần Mục lục để em dễ dàng tìm kiếm và tra các bài học.

Em rất yêu quý cuốn sách của mình. Đó cũng là món quà mẹ mua tặng em đầu năm học. Em hứa mình sẽ giữ gìn cẩn thận để có thể truyền lại cho các em ở lớp sau. Em cũng sẽ học thật tốt để bố mẹ luôn được vui lòng.

*Ryeo*

14 tháng 5 2020

Lớp 5 nhé

16 tháng 5 2020

đừng hỏi linh tinh ở trên này nhaa

19 tháng 5 2020

Không tại mik mượn máy chị để hỏi để mik tạo nhóm học

16 tháng 5 2020

Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.

Cái này mik viết theo sách chứ ko copy nha!

18 tháng 4 2021

Mk có tuyện ngẵn theo cô kể sơ sơ qua thôi Như này này:

SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC 

Có một cô bé nọ, mẹ cô bị ốm nặng phải nằm ở nhà. Vì càng ngày bệnh tình càng nặng nên cô bé quyết đinh đi lên đường tìm thuốc cho mẹ.Nhưng tìm mãi ko thấy cô bật khóc bên đường,thì đột nhiên có một ông tiên điến bên và hỏi "Tại sao con lại khóc ?".Thì cô bé kể lại cho ông tiên nghe,hiểu chuyện ông liền đưa cho cô bé 1 bông hoa và nói "Bông hoa này có bao nhiều cánh thì mẹ con sẽ sống đến bấy nhiêu năm".Tạm biệt ông tiên cô bé ra về nhưng trên đường cô bé lại thương mẹ liền chia ra làm nhiều cánh hoa.Từ đó cho ra đời bông hoa cúc!!

16 tháng 5 2020

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tình dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục cùa tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ.

Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem vê chiên thăng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang của lớp học, rải rác một số nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được.

Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng dẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp...
Đọc tiếp

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

0

xanh,ương,chín,chín vàng,chín mêm

,chín mong  ,chín nục chín nâu