ĐỀ SỐ 03
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ thuộc chủ đề tự nhiên?
A. Biển khơi, mặt trời, con thuyền, hải âu.
B. Rừng xanh, cổ thụ, chim chóc, dòng suối.
C. Vầng trăng, ánh sao, vệ tinh, hành tinh.
D. Hạn hán, lũ lụt, phá rừng, động đất.
Câu 2. Câu văn sau có mấy quan hệ từ?
Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn,
về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày
đêm."
A. Hai B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
Câu 3. Câu nào dưới đây là câu cảm thán?
A. Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
B. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó có một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó
là những cánh buồm.
C. Ơi con sông quê, dạt dào như lòng mẹ!.
D. Tôi không biết làm sao để trở về bên dòng sông yêu thương ấy.
Câu 4. Dấu gạch ngang trong hai câu thơ sau có tác dụng gì?
“Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao”
(Trích Cây dừa, Trần Đăng Khoa, Tiếng Việt 3, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
A. Đánh dấu sự chuyển tiếp giữa chủ ngữ và vị ngữ.
B. Đánh dấu sự kết nối giữa hai vế của một phép so sánh.
C. Đánh dấu lời thoại trực tiếp.
D. Đánh dấu các thành phần trong dãy liệt kê.
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Bài 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lưng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.”
(Trích Mùa thảo quả, Ma Văn Kháng,Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Sắp xếp các từ trong dãy từ sau thành ba nhóm phân theo cấu tạo của từ: gió
tây, lướt thướt, triền núi, ngọt lựng, thơm nồng, thôn xóm, cây cỏ, đất trời, hương
thơm, ủ ấp, nếp khăn.
b) Từ nào xuất hiện trong tất cả các câu trong đoạn văn trên? Việc lặp lại từ đó
giúp em cảm nhận điều gì thú vị của thảo quả?
Bài 2. (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng ... nhớ một vùng núi non
(Trích Cửa sông, Quang Huy, Tiếng Việt 5, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Giải nghĩa từ “cội nguồn” trong đoạn thơ trên. Tìm một từ đồng nghĩa với từ
“cội nguồn”.
b) Nội dung của đoạn thơ trên gợi cho ta liên tưởng tới một câu tục ngữ về đạo lí
sống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy ghi lại câu tục ngữ đó.
c) Câu thơ cuối đoạn thơ trên có hai dấu chấm lửng (...). Nêu tác dụng của các dấu
chấm lửng đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ.
Bài 3. (3,0 điểm)
Thủ đô Hà Nội thân yêu đã có lịch sử hơn ngàn năm tuổi. Em hãy viết đoạn văn
(khoảng 7-10 câu) tả lại một công trình kiến trúc cổ kính của Hà Nội mà em có dịp
quan sát.
ĐỀ SỐ 04
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Tổ hợp nào sau đây là thành ngữ?
A. Ăn tốc học hay. B. Học một biết mười.
C. Học ăn, học nói, học gói, học mở. D. Học đi đôi với hành.
Câu 2. Dòng nào sau đây không gồm các từ đồng nghĩa?
A. Tàu hoả, xe lửa, hoả xa. B. Má, u, bầm, mẹ.
C. Cho, biếu, tặng D. Ăn, xơi, chén, cắn.
Câu 3. Câu nào dưới đây có cấu tạo ngữ pháp khác với những câu còn lại?
A. Qua khe giấu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
B. Mùa xuân, cây gạo gọi về bao nhiêu là chim.
C. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
D. Từ xa, tiến lại hai đứa bé.
Câu 4. Dấu chấm lửng (...) trong câu thơ sau có tác dụng gì?
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...”
(Trích Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa, Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
A. Đánh dấu phần còn thiếu trong dãy liệt kê.
B. Biểu thị sự ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói.
C. Giãn nhịp câu thơ, chuẩn bị cho một nội dung bất ngờ.
D. Ghi lại đoạn kéo dài của một âm thanh.
PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Bài 1. (3,0 điểm)
Dọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy
cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với
nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.”
( Trích Cô Chấm, Đào Vũ, Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Qua đoạn văn trên, em thấy cô Chấm là người có tính cách như thế nào?
b) Câu văn in đậm trong đoạn văn trên được liên kết với câu khác bằng phép liên
kết nào? Chỉ ra từ ngữ liên kết.
c) Xét theo cấu tạo, câu văn “Mùa hè một áo cánh nâu.” thuộc kiểu câu gì?
Bài 2. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Em yêu màu nâu:
Áo mẹ sờn bạc,
Đất đai cần cù,
Gỗ rừng bát ngát.”
(Trích Sắc màu em yêu, Phạm Đình Ân,
Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
a) Dấu hai chấm (:) trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
b) Đoạn thơ gợi cho em điều gì về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam? Tình
cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ, cho quê hương mình như thế nào?
Bài 3. (3,0 điểm)
Đã năm năm gắn bó với mái trường tiểu học thân yêu và sắp phải xa trường. Em
hãy viết đoạn văn (khoảng 7-10 câu) tả lại trường em vào một khoảnh khắc mà
em nhớ nhất.
nói lên sự vất vả khó nhọc của người mẹ từ những buổi trưa hè
Bạn ơi! Cái này là " Cảm thụ văn học " mà?
Bạn học lớp mấy vậy?