K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2018

đừng nghĩ vậy

15 tháng 1 2018

Có đứa khi gặp ma thì sẽ khóc , hét lên , chạy , cứng đơ người . Nhưng tui thì khác . Tui ko sợ thứ nhít là vì nó chẳng đáng sợ , thứ hi là vì nếu nó bắt nạt tui thì tui sẽ đấm nó và thứ bi là vì nó ko có thật . Cảm xúc của tao vẫn chỉ gọi là hai từ : ' BÌNH THƯỜNG "

15 tháng 1 2018

bạn gì  ơi mk gõ cả bài văn lên đây để gãy tay ak

15 tháng 1 2018

góc hok tập của tuấn a lp e chỉ thấy treo toàn a girl,bút thì cái nào cx hỏng,bàn bừa bộn các thứ,ghế bị gẫy 2 chân,bàn tòa vẽ bậy

16 tháng 1 2018

Sáng chủ nhật vừa qua, em được ba chở đi chơi từ cảng Sài Gòn, qua lưu niệm Nhà Rồng sang đến vườn hoa trước cửa uỷ ban Nhân dân thanh phố. Xung quanh tượng đài Bác Hồ, rất đông các bạn thiếu nhi trạc tuổi em đang tung tăng dạo chơi cùng cha mẹ. Hàng trăm trái bóng đủ màu sắc bay lượn trong nắng sớm lung linh trông thật vui mắt. Lát sau, ba đưa em đến nhà sách Xuân Thu trên đường Đồng Khởi để mua bộ truyện tranh Harry Potter. Từ xa, em đã nhìn thấy một nhóm người đang sôi nổi bàn tán về một điều gì đó. Đến gần, em không thể tin vào điều đang xảy ra trước mắt một hoạ sĩ đang vẽ tranh bằng bàn chân phải.

Đó là một người đàn ông tật nguyền. Nhìn anh, người ta rất khó đoán tuổi gương mặt sạm nắng đầy những vết nhăn khắc khổ, trái ngược hẳn với đôi mắt đen sáng và nụ cười hồn nhiên như nụ cười trẻ thơ. Em đoán anh ấy khoảng hơn ba mươi tuổi, nhưng thân hình còm cõi của anh không bằng đứa trẻ lên mười.

Anh mặc bộ quần áo màu tím than đã cũ. Hai ống tay áo rủ xuống lòng thòng, che kín đôi cánh tay bị liệt. Tất cả “xưởng vẽ” của người hoạ sĩ ấy nằm gọn trong một miếng nilông trải trên mặt đất. Hàng chục bức tranh bày la liệt trước mặt: hoa và chim, hồ cá cảnh với những chú cá vàng lộng lẫy đang tung tăng bơi lượn, bầu trời xanh thẳm và cánh diều trắng chấp chới bay, đồng lúa xanh trải rộng tới chân trời làm nền cho chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo... Mọi người xúm quanh xem tranh và đặc biệt là xem anh vẽ.

Anh quặp chặt cây bút lông vào giữa ngón chân cái và ngón thứ hai của bàn chân phải. Khay màu nước để bên cạnh. Bàn chân trái đè chặt tờ giấy. Bàn chân phải làm việc nhanh nhẹn, thành thạo như một bàn tay lành lặn. Sau một nét bút, một cánh hoa hiện lên. Hoa loa kèn trắng, hoa hồng đỏ, hoa cúc vàng... cắm trong chiếc bình màu men ngọc, đặt trên mặt bàn trải tấm khăn màu xanh nhạt. Anh vẽ rất nhanh và pha màu cũng rất khéo. Một bức tranh tĩnh vật đã hoàn thành trước sự trầm trồ thán phục của mọi người.

Ba em gợi chuyện và được anh cho biết là anh từ một tỉnh xa xôi ngoài Bắc vào đây kiếm sống. Anh không muốn nhờ vả, làm phiền người quen mà tự nuôi thân bằng công sức, tài năng của chính mình. Em thật sự xúc động khi nghe anh nói là để vẽ được như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua hơn mười năm trời khổ luyện.

Thấy em thích bức tranh, ba đã mua tặng cho em. Ở góc bức tranh, em đọc thấy dòng tên: Nguyễn Quyết Tiến. Có thể đó là tên thật hoặc cái tên anh tự chọn cho mình. Con người ấy, cái tên ấy đã đọng lại trong em một ấn tượng sâu đậm. Em treo bức tranh ngay trước bàn học và mỗi lần nhìn vào đó, em như thấy mình được tiếp thêm nghị lực. Hình ảnh người hoạ sĩ tật nguyền luôn nhắc nhở em rằng hãy biết vượt lên số phận và chiến thắng những gian nan, thử thách trên đường đời

15 tháng 1 2018

Truyện viết về các danh nhân trên thế giới quả thật rất hấp dẫn đối với em. Mỗi câu chuyện đều đem đến một tấm gương sáng cho người đời, một bài học bổ ích cho lớp trẻ chúng em noi theo. Câu chuyện Nhà bức học Ê-đi-Xơn và bà cụ già là một câu chuyện như thế.

Ê-đi-Xơn là một người Mỹ, một con người tận tụy với khoa học, với sự phát triển của nhân loại, một nhà bác học lừng danh, sự nghiệp của ông thật to lớn vĩ đại biết nhưỡng nào. Ông đã góp phần phát minh ra máy điện thoại, điện báo, ghi âm…

Tại làng Men-Lô-pác thuộc ngoại thành phố New York (Mỹ) nơii đã xáy ra một điều kỳ diệu nhất trong lịch sử. Đó là sự kiện nhá bác học Ê-đi-xơn đưa bóng đèn điện vào thắp sáng. Người từ khắp mọi nơi đổ ùn ùn về cái làng nhỏ bé này để tận mắt ngắm nhìn ánh sáng điện phát ra. Đi trong đống người đông nghịt ấy cô một bà cụ già. Ngày ấy, đi lại còn khó khăn bà cụ phải chống gậy lần mò từng bước trên quãng đường mười hai cây số. Mệt mỏi, bà cụ đứng lại bên vệ đường để nghỉ thì Ê-đi-xơn đi ngang qua, ông dừng chân hỏi thăm bà cụ. Bà cụ kể lại cho Ê-đi-xơn nghe mục đích của cuộc hành trình khó khăn vất vả ấy. Rồi bà chép miệng!

–    Giá ông Ê-đi-xơn nghĩ ra được cái xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm thì hạnh phúc cho người già này biết mấy.

Nghe bà cụ nói vậy, trong đầu óc ông thoáng xuất hiện một ý nghĩ “một cái xe không cân ngựa kéo" – một đề nghị tuyệt vời. Ông cúi xuống nói với bà cụ!
“ Cụ ạ! Tôi là Ê-di-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra một ý định sáng chế chiếc xe chạy bằng điện đấy. Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe đầu tiên ấy”.

Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, ông đã chế tậo thành công chiếc xe điện đầu tiên. Con đường xe điện chạy từ làng Men Lơ-pác đến New York được khánh thành. Ngay chuyến xe điện đầu tiên khởi hành, Ê-di-xơn trịnh trọng mời bà cụ già lên chuyến xe lịch sử ấy. Sau đó, ông mời bà về nhà chơi và hỏi!

“ Thề nào, cụ có thích chiếc xe ấy không? Một nụ cười móm mém đầy vẻ mãn nguyện nở trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của cụ thay cho lời cảm ơn của cụ đối với nhà bác học đã cho cụ hưởng mọt niềm diêm phúc của những năm tháng cuối đời.

Thật sinh dộng, thật bất ngờ và cũng đầy lý thú, câu chuyện đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một nhà bác học luôn chủ động suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Một con người giản dị hòa minh với quần  chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng để đem tài năng của mình cống hiến cho mọi người, cho hạnh phúc của nhân loại.

Ê-đi-xơn là một tấm gương sáng tuyệt vời cho chúng em noi theo. Em nguyện sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng mình để sau này lớn lên, dù không được như Ê-đi-xơn nhưng cũng sẽ đóng góp tài năng của mình cho sự phát triển quê hương, đất nước thân yêu.

15 tháng 1 2018

Ê-đi-Xơn là một người Mỹ, một con người tận tụy với khoa học, với sự phát triển của nhân loại, một nhà bác học lừng danh, sự nghiệp của ông thật to lớn vĩ đại biết nhưỡng nào. Ông đã góp phần phát minh ra máy điện thoại, điện báo, ghi âm…

Tại làng Men-Lô-pác thuộc ngoại thành phố New York (Mỹ) nơii đã xáy ra một điều kỳ diệu nhất trong lịch sử. Đó là sự kiện nhá bác học Ê-đi-xơn đưa bóng đèn điện vào thắp sáng. Người từ khắp mọi nơi đổ ùn ùn về cái làng nhỏ bé này để tận mắt ngắm nhìn ánh sáng điện phát ra. Đi trong đống người đông nghịt ấy cô một bà cụ già. Ngày ấy, đi lại còn khó khăn bà cụ phải chống gậy lần mò từng bước trên quãng đường mười hai cây số. Mệt mỏi, bà cụ đứng lại bên vệ đường để nghỉ thì Ê-đi-xơn đi ngang qua, ông dừng chân hỏi thăm bà cụ. Bà cụ kể lại cho Ê-đi-xơn nghe mục đích của cuộc hành trình khó khăn vất vả ấy. Rồi bà chép miệng!

–    Giá ông Ê-đi-xơn nghĩ ra được cái xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm thì hạnh phúc cho người già này biết mấy.

Nghe bà cụ nói vậy, trong đầu óc ông thoáng xuất hiện một ý nghĩ “một cái xe không cân ngựa kéo" – một đề nghị tuyệt vời. Ông cúi xuống nói với bà cụ!
“ Cụ ạ! Tôi là Ê-di-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra một ý định sáng chế chiếc xe chạy bằng điện đấy. Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe đầu tiên ấy”.

Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, ông đã chế tậo thành công chiếc xe điện đầu tiên. Con đường xe điện chạy từ làng Men Lơ-pác đến New York được khánh thành. Ngay chuyến xe điện đầu tiên khởi hành, Ê-di-xơn trịnh trọng mời bà cụ già lên chuyến xe lịch sử ấy. Sau đó, ông mời bà về nhà chơi và hỏi!

“ Thề nào, cụ có thích chiếc xe ấy không? Một nụ cười móm mém đầy vẻ mãn nguyện nở trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của cụ thay cho lời cảm ơn của cụ đối với nhà bác học đã cho cụ hưởng mọt niềm diêm phúc của những năm tháng cuối đời.

Thật sinh dộng, thật bất ngờ và cũng đầy lý thú, câu chuyện đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một nhà bác học luôn chủ động suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Một con người giản dị hòa minh với quần  chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng để đem tài năng của mình cống hiến cho mọi người, cho hạnh phúc của nhân loại.

Ê-đi-xơn là một tấm gương sáng tuyệt vời cho chúng em noi theo. Em nguyện sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng mình để sau này lớn lên, dù không được như Ê-đi-xơn nhưng cũng sẽ đóng góp tài năng của mình cho sự phát triển quê hương, đất nước thân yêu.

Hôm nay là đến phiên tổ chúng em trực nhật . Bạn Hoa thì ra cho mỗi người 1 việc . Bạn Long và bạn Đạt đi nhặt rác ở các ngăn bàn . Bạn Ánh và bạn Huyền thì đi kê bàn ghế . Bạn Hải và bạn Khoa lau bảng và rửa cốc . Còn em , bạn Mai Linh và bạn Hoa thì quét lớp , quét hành lang . Chúng em mong tháng này sẽ được xếp hạng Nhất khối về lớp sạch đẹp .

15 tháng 1 2018

Tổ em được phân công trực nhật vào thứ ba . Vào ngày hôm đó , các bạn tới sớm hơn mọi khi . Mọi người trong tổ đến đủ thì mọi ưngười phân công nhau trực nhật . Bạn Nho Minh giặt khăn lau bảng  , bạn Cúc rửa cốc , bạn Nhật Minh lau bảng , em , bạn Dung và bạn Ly cùng nhau kê lại bàn ghế . Đúng lúc chúng em làm xong thì tiếng trống vang lên báo hiểu giờ vào lớp 

14 tháng 1 2018

ổ em chịu trách nhiệm trực nhật lớp vào sáng thứ năm. Hôm ấy, mọi người trong tổ đều phải đến trường sớm hơn thường lệ. Chúng em chia nhau, người thì lau bảng, người thì lau bàn ghế, người thì lau cửa kính, người thì quét lớp, người thì tưới luống hoa riêng của lớp. Khi chúng em làm xong mọi việc thì tiếng trống cũng vang lên gọi mọi người mau ngồi vào bàn học.
 

14 tháng 1 2018

Hôm nay, đến phiên bàn em trực nhật. Bạn Khanh đã rất hăng hái và trực nhật chăm chỉ.
Sau khi ăn cơm xong, Khanh liền đi lấy cái xô và vào nhà vệ sinh lấy đầy nước. Khi vào lớp, bạn nhúng cái giẻ lau đen thui vào làn nước mát. Bàn tay mập mạp nắm chắc cái giẻ lau đã ướt sũng di chuyển khắp các mặt bàn. Lúc Khanh quét lớp, tay cầm chổi lướt nhẹ nhàng như bay. Chỗ nào rác bẩn khó moi ra, bạn thọc mạnh cây chổi vào đó, xoay khắp các hướng, đến khi nào hết rác thì thôi. Bạn cầm lấy chổi và quét hết rác bẩn vào cái hót rác. Thân hình béo tròn, mũm mĩm, nhưng vô cùng nhanh nhẹn, thoắt ẩn, thoắt hiện. Sau đó thì đến lượt kê bàn. Cánh tay rắn chắc, khỏe mạnh của bạn nâng lên, hạ xuống từng mặt bàn một cách nhịp nhàng. Bạn khẽ khàng đẩy những phần nào của bàn bị lệch cho thẳng lại, ngay ngắn. Tay bạn bê lên những bó chiếu nặng chình ình, chuyền từ tổ này sang tổ khác. Bạn lật từng cái chiếu ra, tách chúng thành riêng lẻ, rồi kéo chúng ra, trải đều trên những mặt bàn đã được ke thẳng tắp. Bạn còn đi giặt giẻ lau bảng, vắt khô hết nước rồi xóa hết các dòng chữ viết bằng phấn trắng trên bảng. Bạn giúp cô giáo bán trú khiêng mấy cái nồi ra ngoài và sắp xếp lại đồ đạc cho gọn gàng, sạch đẹp. Sau khi làm việc khá mệt, vệt mồ hôi ở lưng bạn cứ loang ra mãi. Gáy bạn cũng nóng và mái tóc bê bết mồ hôi. Một nụ cười làm rạng rỡ khuôn mặt bạn. Lớp học sạch sẽ tinh tươm, bàn ghế tươm tất sau khi chúng em trực nhật xong.
Khanh rất siêng năng, cần cù và chăm chỉ. Đó là điều đáng quý của bạn ấy.

14 tháng 1 2018

Cây chổi rơm của hương đồng gió nội, của bàn tay bà tay mẹ tảo tần; của dãi dầu một nắng hai sương. Màu chổi vàng ươm như nắng thu và từ trong màu quê thân thương ấy, chợt hiện về trong nắng chiều dáng ngoại ngồi tết từng cây chổi nhỏ cho đời …

14 tháng 1 2018

Cái chổi thật tuyệt .Em rất thích nó vì nhà em đã sạch sẽ hơn.

k mik nha thề kko chép mạng luôn

14 tháng 1 2018

Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống. Và cùng với tuồng, chèo, múa rối nước được coi là môn nghệ thuật có vị trí cao trong nghệ thuật sân khấu dân tộc.

Nói đến múa rối thì hầu như dân tộc nào cũng có, nhưng múa rối nước thì chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Tinh hoa của nghệ thuật múa rối nước ngày càng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè quốc tế, trở thành một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.

Một nghệ thuật độc đáo của đồng bằng Bắc Bộ

Nghệ thuật múa rối nước ra đời và kết tinh từ sự tìm tòi, sáng tạo và liên tưởng của cha ông ta trước cuộc sống bình dị, gắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ.

Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, múa rối nước ra đời vào triều đại nhà Lý (1010 - 1225). Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của nhân dân ta trong các dịp lễ hội. Và đến nay, múa rối nước đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống trong dân gian, cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

So với múa rối thông thường, múa rối nước mang nhiều đặc điểm khác như: dùng mặt nước làm sân khấu; buồng rối nước hay còn gọi là thủy đình với cấu trúc cân đối, tượng trưng cho mái đình của vùng nông thôn Việt Nam là sân khấu biểu diễn trò rối nước.

Riêng đối với những con rối, để làm ra được những “chú rối” phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mẩn, khéo léo của những người nghệ nhân. Chất liệu làm nên con rối phải là loại gỗ sung - một loại gỗ dai, nhẹ, dẻo để con rối có thể nổi trên mặt nước và người điều khiển con rối có thể dễ dàng biểu diễn. Những quân rối nước thường được sử dụng trong buổi biểu diễn gồm có chú Tễu, cô tiên, người đi cày hay người đánh cá...

Nhưng đặc biệt, sự thành công hay thất bại của con rối nước phụ thuộc phần nhiều vào kỹ xảo điều khiển con rối của người nghệ sĩ. Tay nghề điều khiển con rối sẽ tạo ra những cử động, hành động linh hoạt và nhiều vẻ của con rối. Sau bức màn che, các nghệ sĩ trình diễn múa rối nước phải đứng suốt trong làn nước lạnh ngang hông để điều khiển các con rối bằng hệ thống dây được bố trí bên ngoài và dưới nước.

Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu trong chương trình biểu diễn múa rối nước là âm thanh. Trước đây, biểu diễn múa rối nước thường ở sân khấu ngoài trời giữa ao hồ, nên rối nước cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khuấy động không khí buổi diễn. Các bộ nhạc, bộ gõ dân tộc thường được sử dụng trong múa rối nước là trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù và ốc. Âm nhạc rối nước mang tính hoạt náo của hội hè, có tác dụng mạnh đối với cả người diễn lẫn người xem.

Thông thường, mở đầu cho buổi biểu diễn múa rối nước là sự xuất hiện của chú Tễu với thân hình tròn trĩnh, mặc áo nẹp khuy không cài, vẻ mặt hỏm hỉnh làm nhiệm vụ dẫn dắt, mở đầu câu truyện. Thông qua những tiết mục múa rối, khán giả sẽ được dẫn dắt vào một thế giới tưởng tượng phong phú. Những chú rối rực rỡ sắc màu, nét mặt vui tươi, trình diễn những động tác linh hoạt trên mặt nước, kết hợp với yếu tố âm thanh đặc sắc đã làm nên một nghệ thuật múa rối độc đáo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu đối với người dân trong các dịp lễ hội từ đời này sang đời khác.

Bảo tồn nghệ thuật văn hóa truyền thống

Trong kho tàng múa rối nước Việt Nam, có hơn 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục hiện đại kể về những sự tích dân gian và cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Nội dung của những buổi biểu diễn múa rối xoay quanh những đề tài cơ bản về sinh hoạt đời thường, những lễ hội truyền thống: múa rồng, rước kiệu, đấu vật, chọi trâu... hay trích đoạn một số tích cổ như Thạch Sanh, Tấm Cám...

Hiện nay, dù đã trải qua nhiều biến động, nhưng phong trào múa rối nước vẫn được duy trì ở nhiều tỉnh thành trên miền Bắc và được trình diễn rộng rãi ở cả miền Trung và miền Nam. Theo thống kê, cả nước hiện còn tồn tại khoảng 14 phường múa rối nước, trong đó một số phường rối nước vẫn còn giữ được tổ nghề như: phường rối làng Gia, phường rối Chàng Sơn, phường rối Yên Thôn...

Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc bảo tồn và phát huy vốn nghệ thuật cổ truyền cho đông đảo người xem. Hằng năm, cứ vào những dịp lễ Tết hay hội làng, các phường múa rối nước đều tổ chức các tiết mục múa rối nước đặc sắc phục vụ dân làng và để những thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và giữ gìn tinh túy của nghệ thuật này.

Những năm gần đây, múa rối nước không chỉ được biểu diễn khắp cả nước mà loại hình nghệ thuật độc đáo này còn được giới thiệu đến công chúng quốc tế. Năm 1979, tiết mục rối nước “Lân tranh cầu và bắt cầu” lần đầu tiên ra mắt bạn bè quốc tế ở Liên hoan múa rối Vác-xa-va, Ba Lan. Kể từ đó, rối nước Việt Nam có hàng trăm chuyến lưu diễn nước ngoài, tham dự các liên hoan sân khấu quốc tế tại hơn 40 quốc gia trên khắp các châu lục. Hầu hết khán giả nước ngoài từng thưởng thức nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam đều trầm trồ thán phục bộ môn này. Người Pháp gọi môn nghệ thuật này là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam” và nhận xét rối nước đáng được xếp hạng là “một trong những hình thức quan trọng nhất của sân khấu múa rối”.

Còn ở trong nước hiện nay, gần như trong mọi tour du lịch cho du khách nước ngoài dừng chân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đều có chương trình xem biểu diễn múa rối nước. Riêng tại Nhà hát múa rối Thăng Long (Hà Nội), trung bình mỗi ngày đã có 5 khung giờ biểu diễn múa rối để người xem lựa chọn và hầu như lúc nào cũng rất đông người xem. Thông qua các tiết mục múa rối nước, khán giả nước ngoài hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa và con người Việt Nam, góp phần nâng cao hiểu biết và uy tín của văn hóa, nghệ thuật Việt Nam, hình ảnh con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Có thể nói, múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc, bao đời qua đã gắn bó chặt chẽ với những tập tục, lễ hội của vùng Bắc bộ. Múa rối nước gần gũi với đời sống thường nhật của người dân, góp phần không nhỏ trong việc truyền bá kiến thức sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức, lẽ sống cho mọi tầng lớp xã hội, xứng đáng là một nghệ thuật độc đáo có một không hai trên thế giới. Hiện nay múa rối nước đang nằm trong danh sách đề cử là di sản văn hóa thế giới.

P/S:   tham khảo thôi nhé. mk ko chắc là đúng

14 tháng 1 2018

vì múa rối nước đã có từ rất lâu và do người VN sáng tạo một cách đặc biệt

quà cho bạn nè:

14 tháng 1 2018

Vị bác sĩ đó là mẹ của john phải không bạn!

14 tháng 1 2018

Vị bác sĩ đó là mẹ của cậu bé

14 tháng 1 2018

Cái gì,Lan  đã làm đổ bình hoa mà thầy không biết ư? Tại sao

14 tháng 1 2018

Em học giỏi tại sao?

Em học dốt tại sao?