K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua...
Đọc tiếp
Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang động đậy. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu cao lên nữa và tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: - Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân! Nghe nói thế, nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao, cung kính cảm tạ thần linh. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Khi thuyền của bá quan tiến kịp thuyền rồng, vua liền báo ngay cho họ biết: - Đức Long Quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai Rùa lấy lại.Từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

Câu 1: Em hiểu gì về tên gọi hồ Hoàn Kiếm

Câu 2: Tại sao Long Quân không tặng luôn thanh gươm cho Lê Lợi mà chỉ cho mượn? Việc Long Quân đòi lại gươm thần khi đất nước hoà bình có ý nghĩa gì?

Câu 3: Có một du khách nước ngoài đến Việt Nam và muốn tìm hiểu về Hồ Gươm. Nếu em là hướng dẫn viên cho du khách đó thì em sẽ giới thiệu những điều gì về địa danh này? 

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: THỎ VÀ RÙA      Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ.       Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời: - Đừng có đùa! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạn hay sao.    Rùa mỉm cười: - Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

THỎ VÀ RÙA

     Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ.

      Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời:

- Đừng có đùa! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạn hay sao.

   Rùa mỉm cười:

- Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc thi.

  Thế là trường đua được vạch ra. Con cáo làm trọng tài. Nó hú ba tiếng là cuộc thi bắt đầu.

   Thoắt một cái, con thỏ đã biến mất. Con rùa cứ chậm chạp bước theo. Các thù khác ở dọc đường cổ võ1.

   Một lúc sau, thỏ đứng lại đợi rùa, nhân tiện diễu2 chơi cho bõ ghét. Đợi một lúc mà rùa vẫn chưa tới. Thỏ vừa thiêm thiệp vừa lẩm bẩm:

- Ta cứ chợp mắt một tí trên bãi cỏ này. Khi trời mát xuống, ta sẽ chạy tiếp cũng chẳng muộn gì!

   Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một lúc sau, con rùa ì ạch bò tới.

   Nó bò qua chỗ con thỏ đang ngủ say, rồi đến được mức cuối. Tiếng reo hò náo nhiệt.

   Lúc đó, con thỏ vừa mở mắt. Biết mình thua cuộc, thỏ xấu hổ trốn vào rừng.

(158 Truyện ngụ ngôn Aesop, Phan Như Huyên, 1995)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản.

Câu 2: Đề tài của văn bản trên là gì?

Câu 3: Xác định nhân vật, không gian, thời gian, tình huống của truyện?

Câu 4: Em hãy lí giải vì sao con rùa chạy chậm hơn mà lại chiến thắng thỏ trong cuộc thi chạy?

        Câu 5: Câu chuyện trên đem đến cho chúng ta bài học gì?

 

 

 

ĐỀ 3:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

HAI NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VÀ CON GẤU

      Có hai người bạn đương1 đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vồ. Tình cờ, người đi trước túm được một cành cây và ẩn mình trong đám lá. Người kia không biết trông cậy vào đâu, đành nằm bẹp xuống đất, mặt vùi trong cát. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,… Nhưng cuối cùng, gấu hú lên một tiếng, lắc đầu rồi lững thững bỏ đi, vì gấu không ăn những con vật chết. Bấy giờ, người trên cây trèo xuống gặp bạn, cười và nói rằng: “Ông Gấu thì thầm gì với cậu điều gì đó?”

     “Ông ấy bảo tớ rằng”, người kia nói, “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”

           ( Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Phạm Khải Hoàn dịch, NXB Văn học, 2013)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Xác định tình huống hiểm nghèo trong văn bản? Tình huống đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ tính cách nhân vật?

 Câu 3: Em hiểu thế nào về lời khuyên: “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”

         Câu 4: Bài học rút ta từ câu chuyện trên.

 

ĐỀ 4:

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

          - Chết trong còn hơn sống đục

-  Đói cho sạch, rách cho thơm

-  Thương người như thể thương thân.

-  Học ăn, học nói, học gói, học mở.

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Trình bày khái niệm của thể loại văn học đó.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì?

Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên.

Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

      Câu 5.Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên

ĐỀ 5:

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 2)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào?Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên  Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

       Câu 5.Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh dịu dàng, lung linh như từng hạt tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh dịu dàng, lung linh như từng hạt tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.”

(Theo Huỳnh Thị Thu Hương)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

b. Chỉ ra một cụm danh từ, một cụm động từ trong câu văn “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.” và cho biết ý nghĩa của phó từ vừa tìm được.

c. Xác định thành phần câu và nêu cấu tạo của vị ngữ cho câu văn sau:

“ Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.”

d. Xác định các từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên.

e. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một niện pháp nghệ thuật có trong đoạn trích?

0