K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂNPHẦN I: ĐỌC - HIỂU Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:- Học ăn, học nói, học gói, học mở- Không thầy đố mày làm nên- Học thày không tày học bạnCâu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sauCâuNội dungNghệ thuậtGiá trị thực tiễn1   2   3   4   Câu 3. Trong những câu trên, câu nào...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP MÔN VĂN

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU

Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

- Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thày không tày học bạn

Câu 1. Phân biệt tục ngữ với thể loại thành ngữ mà em đã học ở học kì I?

Câu 2. Giải thích các câu trên theo mẫu ở bảng sau

Câu

Nội dung

Nghệ thuật

Giá trị thực tiễn

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

Câu 3. Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Cho biết tác dụng của việc rút gọn câu?

Câu 4. Hai câu tục ngữ: "Học thầy không tày học bạn" và "Không thầy đố mày làm nên" có mâu thuẫn  nhau về nội dung không? Vì sao?

Câu 5. Theo em vì sao tục ngữ được coi là “túi khôn” của dân gian?

Câu 6. Tìm thêm một câu tục ngữ/thành ngữ có  cùng nội dung ý nghĩa và một câu tục ngữ/thành ngữ có nội dung trái ngược với nội dung các câu tục ngữ trên.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

      Hiện nay cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu facebook - một trang mạng rất quen thuộc với thế giới nói chung và Việt Nam ta nối riêng. Em hãy viết bài văn chứng minh rằng: Bên cạnh những lợi ích thiết thực, Facebook còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng.

* Gợi ý làm bài: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.

- Mở bài:

+ Xác định vấn đề nghị luận: Lợi ích và tác hại của facebook.

+ Khái quát về quan điểm của bản thân.

- Thân bài

+ Luận điểm 1: Facebook là gì? Thực trạng sử dụng facebook hiện nay.

+ Luận điểm 2: Vai trò của facebook

+ Luận điểm 3: Tác hại của facebook

+ Luận điểm 4: Bàn luận, mở rộng vấn đề và liên hệ

• Phê phán những người lãng phí thời gian sử dụng facebook.

• Đưa ra cách sử dụng facebook hợp lí, hiệu quả.

- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.

0
4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.

17 tháng 3 2020

Tháng ba nắng hạn, nếu có mưa sẽ làm cho ruộng đồng được tươi tốt mùa màng bội thu. Còn tháng 4 là thời kỳ thu hoạch nếu mưa nhiều quá sẽ làm cho cây cối ngập úng chết hết

Hok tốt

16 tháng 3 2020

Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt. Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ.

Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại. Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn. Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nay mầm, xanh tươi.

Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.

# mui #

16 tháng 3 2020

Nước Việt Nam ta giàu và đẹp, hoa trái bốn mùa mùa nào thức nấy. Tháng tư, tháng năm là mùa quả chín. Lúc ấy, cây xoài cát ông em trồng sai trĩu trịt quả đã vàng ươm.

Cây xoài trồng ở gần giếng, vừa gần nước, vừa lấy bóng mát cho sân giếng. Cây xoài trồng đã lâu từ hồi em còn lẫm chẫm biết đi nay xoài đãxum xuê cành lá. Cây cao hơn nóc nhà bếp, tán rộng phủ lên cả cây na, cây ổi. Gốc cây to bàng cái gầu xách nước. Thân cây màu đen mốc. Lên cao độ ba mét. cây chia làm ba nhánh, dâm nhiều cành lá rườm rà. Lá xoài thon và dài, màu xanh biếc. Ra Giêng, xoài bắt đầu trổ hoa. Hoa xoài màu vàng như hoa cau hay hoa ngâu có mùi thơm rất nhẹ. Tháng hai nắng thêm một ít làm hoa xoài rơi rụng đầy sân giếng để lại trốn cành quả xoài non xanh bé tí như những bóng đòn hạt xoài màu xanh biếc. Thấm thoắt ngày tháng qua mau, nắng hạ về, em ngẩng đầu trông lên cây đã thấy quả xoài bằng hai nắm tay em chấp lại, lúc lỉu đầy cành, đung đưa trước gió. Lúc này, ngoại dùng giấy xi-măng bọc quả xoài lại giữ cho quả xoài chín cây khởi bị chim ăn. Dù thế nhưng lũ chim cũng lũ lượt bay đến. Chúng líu ríu trên cây mổ cả những quả chỉ mới hơi vàng vàng. Ngoại chỉ giữ được những quả gần, thấp mà thôi, còn những quả xa, trên cao thì đành chịu. Sau một hai cơn mưa hạ đầu mùa thì xoài chín. Quả xoài ứng vàng lấp ló trong kẽ lá. Ông hái những quả ngon vào cúng tổ tiên, làm quà cho bà con, hàng xóm còn thì phải bán đi vì xoài thường chín đồng loạt. Những quả cuối vụ còn lác đác trên cành ngoại bọc giấy lại, chờ chín mới hái. Trái xoài chín vàng ươm, cuống còn tươi ngon, da quả lấm tấm nốt nho như rải cát (vì thế nên mới có tên là xoài cát). Thịt xoài ngọt thơm, chắc và dai, hạt xoài dẹt, nhỏ xíu. Gọt một trái xoài chín ăn với xôi nếp hương thì không gì ngon bằng.

18 tháng 3 2020
  • HÌnh ảnh so sánh thứ nhất 
    • Mở đầu bài văn là hình ảnh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
    • Tác dụng: So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh giữa một khái niệm trừu tượng và một hình ảnh cụ thể. Góp phần làm nổi bật sức mạnh phi thường, vĩ đại của tinh thần yêu nước.
  • Hình ảnh so sánh thứ hai: 
    • Hình ảnh: tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
    • Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể. 
15 tháng 3 2020

 Trong gian phòng khách nhà em có nhiều vật dụng được trưng bày. Trên tường có nhiều tranh ảnh nhưng em thích nhất là tấm bản đồ Việt Nam. Mỗi khi học bài xong, em thường quan sát tấm bản đồ này.

   Tấm bản đồ có kích thước bằng mặt bàn của giáo viên. Trên bản đồ dường như có ít nhất là năm màu cơ bản. dùng để biểu đạt sự phân bố địa hình của các vùng trong cả nước. Màu xanh nhạt và đậm dần về phía đông là màu của biển cả đại dương. Màu xanh lá mạ là vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và ven biển miền Trung. Màu gạch là màu đồi núi cao nguyên. Càng đậm bao nhiêu là sự biểu hiện địa hình càng cao bấy nhiêu so với mặt biển. Nhờ vào độ đậm nhạt của các màu sắc mà em có thể nhận biết được đặc điểm địa hình trong cả nước.

   Ở ngoài khơi xa, tính từ cực Nam của Nam Bộ nhìn về hướng biển Đông là quần đảo Trường Sa nổi lên giữa màu xanh của biển cả, bằng những chấm nhỏ màu gạch nung, ở đấy có các đơn vị bộ đội hải quân ngày đêm canh gác để giữ gìn mảnh đất của cha ông ngàn năm để lại. Người ta gọi đất nước mình là bán đảo quả không sai. Từ Trà Cổ tỉnh Quảng Ninh chúng ta men theo bờ biển cong cong dịu dàng, thon thả hình chữ “S” đến điểm cuối cùng của cực Nam Tổ quốc là mũi Cà Mau, biển vẫn dạt dào vỗ sóng theo chiều dài trên hai ngàn cây số, rồi biển tiếp tục rẽ ngoặt bao lấy địa phận tỉnh Kiên Giang, biển vỗ sóng bốn bề xung quanh đảo Phú Quốc. Trong màu xanh da trời bạt ngàn ấy có một vùng nổi lên màu xanh dương hình ông Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Có lẽ nơi này là chỗ sâu nhất ở biển Đông. Đúng là đất nước mình cong cong hình chữ s nhưng em cũng thấy nó giống như một con rồng khổng lồ đang bay vút lên không trung người ta gọi là thế “rồng thăng”. Nhìn từ Bắc tới Nam, mỗi vùng đều được thể hiện một sắc màu riêng biệt. Thành phố Hà Nội – Thủ đô của cả nước được tô màu hồng phấn. Thành phố mang tên Bác màu gạch nung. Các tỉnh Nam Bộ, Bắc Bộ màu xanh lá mạ. Trên tấm bản đồ em cũng thấy được dòng chảy của các con sông. Tất cả dường như đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ rồi uốn lượn như một dải lụa màu ngọc bích đổ ra biển Đông. Con sông Hồng chở nặng phù sa bồi đắp cho đồng bằng Bắc Bộ ngày một thêm trù phú. Và ở kia, con sông Cửu Long xoè chín nhánh bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng bằng Nam Bộ – vựa lúa của Tổ quốc.

   Nhìn lên tấm bản đồ, em càng thấy yêu Tổ quốc mình hơn. Từ những đỉnh núi cao ngất của dãy Trường Sơn hùng vĩ cho đến những dòng sông vỗ cánh hiền hoà, từ miền cao nguyên đất đỏ với những rừng cà phê bạt ngàn cho đến những vùng cát trắng miền Trung… tất cả đều gợi lên trong em một dáng hình, một thế đứng ngàn đời, thế đứng của một con rồng đang cất mình bay lên.