K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7 2018

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của 

16 tháng 7 2018

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh. Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm, 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà. 

Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

16 tháng 7 2018

Nội quy tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không k "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

16 tháng 7 2018

ko nên đăng những câu hỏi linh tinh lên diễn đàn đau nhé bạn  .

16 tháng 7 2018

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

16 tháng 7 2018

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

16 tháng 7 2018
Bạn nào trả lời đúng nhanh bây giờ mình tích cho mỗi ngày
16 tháng 7 2018

lo học đi bạn yêu vs đương

Bạn không được hỏi các câu hỏi linh tinh nhé!

16 tháng 7 2018

Cả tuần nay, trời trở nên nóng bức khác thường. Mọi người đều đổ xô ra ngoài hiên nhà trên tay cầm chiếc quạt phe phẩy. Người nào người nấy đều uể oải, mồ hôi nhễ nhại. Cây cối đứng im thân thờ ủ rũ… Ai cũng than vắn thở dài mong chờ một trận mưa thật lớn.

Bỗng mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến bao phủ cả bầu trời không mấy chốc trời đang sáng giờ đây tối hẳn lại và sức nóng cũng dịu bớt. Rồi gió bắt đầu nổi dậy, lúc đầu còn nhẹ sau mạnh dần mang theo khí mát lạnh. Sức gió làm cành cây chao đảo, bụi đường tung bay mù mịt. Các mái nhà lợp tôn lâu năm bị bung đinh vít đập vào nhau ầm ầm. Khách đi đường tăng tốc độ xe hi vọng về đến nhà sớm hơn. Người bộ hành cũng rảo bước nhanh. Nhà nhà đều khép cửa lại để tránh gió. Ai cũng dự đoán sẽ có một trận mưa thật to. Đường phố cũng dần dần vắng khách, lác đác một vài chiếc xe chở hàng về muộn đang ì ạch chống lại với sức gió.

Trời đang nắng to bỗng đổ trận mưa rào

Rồi từ mái nhà vang lên những tiếng "lộp độp" thật mạnh. Những hạt mưa đầu mùa nặng và thưa bắt đầu rơi xuống. Chỉ vài giây sau một trận mưa rào ào ào ập tới thật nhanh khiến cho mọi người chuẩn bị dọn dẹp chưa kịp phải hối hả chạy tất bật. Nước từ lưng chừng trời tuôn xối xả như trút cơn giận dữ xuống mặt đường. Các giọt nước đan vào nhau tạo thành một bức màn trắng xóa.

Trước kia nóng bức khô khan bao nhiêu thì giờ đây mát mẻ và nơi nào cũng đầy ắp nước. Khách đi đường lỡ bước vội nép vào mái hiên nhà ở hai bên phố để trú mưa. Thỉnh thoảng vài chiếc xe hơi lao nhanh làm tung tóe nước. Nước cuồn cuộn chảy về phía có cống rãnh đục ngầu mang theo rác rưởi. Từ trong nhà các em nhỏ chạy ùa ra sân để tắm mưa, chúng đùa giỡn la hét đuổi bắt nhau dưới cơn mưa lấy làm thích lắm. Trên bầu trời một lằn chớp ngoằn ngoèo chợt sáng lóe lên tiếp theo là một tiếng sấm vang rền cả không gian. Mưa vẫn sầm sập trút nước xuống mái nhà, trên đường phố… Được một lúc lâu mưa dần dần ngớt hạt..

Bầu trời cũng sáng ra. Mưa bắt đầu tạnh. Xe cộ lưu thông trở lại, nhà nhà mở cửa. Trời trong sáng mát rượi. Bụi bặm trên các cành lá được tắm gội sạch sẽ nên giờ đây cây nào cũng sáng đẹp hẳn ra. Mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

Cơn mưa đầu mùa thật to mang lại cho mọi người một niềm vui khoan khoái. Sau những ngày nóng bức khó chịu gần như ngạt thở, giờ đây không khí trở nên mát mẻ, vạn vật như hồi sình. Nước mưa sẽ tiếp sức cho ruộng đồng, cho cây lúa được xanh tươi. Vài cánh chim bay ngang trời và vầng thái dương cũng bắt đầu lộ diện ló ra những tia sáng chói lọi len qua những cành cây kẽ lá còn đọng đầy nước. Tất ca như hòa chung niềm vui với mọi nguời.

16 tháng 7 2018

Nếu ai đã một lần ngắm cảnh quê hương tôi vào khi cơn mưa mùa hè chợt đến rồi chợt đi thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được sự nhanh chóng của nó.

Chao ôi, cơn mưa đến mới nhanh chóng làm sao! Vừa mới đây thôi ông mặt trời vẫn còn tươi cười ban phát những tia nắng cho trần gian thế mà giờ đã chốn biệt trong làn mây dầy. Không biết từ đâu, những đám mây đen kéo về đây nhanh đến thế. Làm cho bầu trời bỗng thấp hẳn xuống. Gió bắt đầu thổi, cây cối ngả nghiêng, cành khô răng rắc. Ngoài đường mọi người vội vã chạy về nhà để trú mưa.

Bỗng lộp độp, lộp độp! Mưa bắt đầu rơi, những hạt mưa to và nặng như ai ném đá. Lúc đầu thưa, sau mau dần. Tiếng mưa rơi đồm độp trên tàu lá chuối. Mưa rào rào trên sân gạch. Tiếng mưa lách tách trên mái nhà. Nước mưa bắt đầu chảy xuống như ai chút. Bỗng chốc làng quê như chìm đắm trong biển nước. Mọi âm thanh ồn ã của cuộc sống dường như lắng xuống, nhường chỗ cho tiếng mưa rơi. Trong vườn, cây cối hả hê vì được tắm dưới mưa.

Một lúc sau, bầu trời thấp thoáng xanh hiện ra. Ông mặt trời lại tươi cười đùa với gió. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Mấy chú chim không biết chú mưa ở đâu giờ bay ra hót râm gian. Chà, không gian thật thoáng đãng không khí trong lành đến tuyệt vời. Sau cơn mưa có lẽ cây cối hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Vườn cây trước nhà không một tý bụi, tràn trề sức sống. Mấy khóm hoa mười giờ như trang điểm lại dung nhan của mình để phô hương khoe sắc. Dưới đất, nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lách ra từ các ngõ. Mọi người ai nấy đều bắt tay ngay vào công việc của mình.

Sau trận mưa mùa hè, cảnh làng quê tôi như bừng tỉnh. Cảnh vật thêm sức sống mới.


 

16 tháng 7 2018

1.Tìm hiểu về đề:
– Nhận biết: đề bài cho một câu chuyện và yêu cầu học sinh bàn luận về câu chuyện ấy
– Yêu cầu nội dung
Xác định vấn đề cần nghị luận: Câu chuyện ấy bàn về vấn đề gì?
– Yêu cầu thao tác lập luận.
– Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
2.Lập dàn ý
a. Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài
– Nêu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
* Bước 1: Phân tích,hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề
– Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó.
– Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể).
– Giải thích vấn đề (nếu cần thiết)
– Phân tích – chứng minh:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống…; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?….
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó….
– Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+ Đánh giá:
Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí)
Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?
(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận…)
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
– Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa?
– Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.
c. Kết bài:
Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.

                kb vs mình nha!

 co 2dang van ban nghi luan xa hoi : + nghi luann ve cac hien tuong xa hoi :giai thich van de trong xa hoi nhu giao thong , cac hien tuong thoi su mag tinh nong hoi pham vi rong 
+nghi luan ve tu tuonng dao li : nghi luann ve cac va de dao duc nhan cach con nguoi .van de nay thuong su dung giai thich trong cac cau ngan ngu tuc ngu ca dao hay tac pham noi tieng.

Hoặc:

I,Các loại nghị luận và các dạng bài nghị luận : 
Có hai loại nghị luận : nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Ở từng loại, lại có các dạng bài khác nhau. 
1, Nghị luận xã hội : 
a) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : 
- Nội dung cần có : 
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. 
+ Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. 
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí. 
- Cách viết cần đạt : 
+ Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài. 
+ Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc. 
+ Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức. 
b) Nghị luận về một hiện tượng đời sống : 
- Nội dung cần có : 
+ Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân. 
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. 
- Cách diễn đạt : 
+ Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt. 
+ Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.

16 tháng 7 2018

Chủ ngữ ; Cảnh vật dưới đất Vị ngữ ; mới thảm thương làm sao

Chủ ngữ               ruộng đất              vụ ngữ nứt nẻ khô cằn

 Chủ ngữ           Người và vật        vi ngữ nằm la liệt

 Chủ ngữ            mắt                        vị ngữ nhắm nghiền

16 tháng 7 2018

Ôi ! Cảnh vật dưới đất / mới thảm thương làm sao : ruộng đất / nứt nẻ,khô cằn;người và vật / nằm la liệt,mắt nhắm nghiền.

              CN1                                    VN1                             CN2                      VN2                 CN3                                 VN3

Học tốt #

16 tháng 7 2018

Nói ai?.Không hiểu.

16 tháng 7 2018

giúp mk với mai mk đi học rồi