K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phiếu học tập 1 Sự Phân Bố Dân Cư *Công thức tính mật độ dân số Dân số / Diện Tích x1000 *Tình hình phân bố dân cư trên thế giới Dân cư trên thế giới phân bố khôgn đồng đều giữa các khu vực, vùng, quốc gia. Khu vực đông dân: Tây Âu,Nam Á, Đông Á.. Khu vực thưa dân:Bắc Á,Bắc Mĩ... 2 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng *Tự Nhiên Những nơi có điều kiện thuận lợi: đất, nước, khí hậu, địa...
Đọc tiếp

Phiếu học tập 1 Sự Phân Bố Dân Cư *Công thức tính mật độ dân số Dân số / Diện Tích x1000 *Tình hình phân bố dân cư trên thế giới Dân cư trên thế giới phân bố khôgn đồng đều giữa các khu vực, vùng, quốc gia. Khu vực đông dân: Tây Âu,Nam Á, Đông Á.. Khu vực thưa dân:Bắc Á,Bắc Mĩ... 2 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng *Tự Nhiên Những nơi có điều kiện thuận lợi: đất, nước, khí hậu, địa hình bằng phẳng ở đó thường có dân số đông Những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, khô cằn thường có dân số ít *Kinh Tế Nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư + Lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế + Sự phát triển kinh tế và lịch sử khai thác lãnh thố VD: Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số đông Tây Nguyên có mật độ dân số thưa

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1) (Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))       Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1)

(Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))

      Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà(2) tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri(3) tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt(4) tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung(5) tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng tất thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.

      Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm(6) trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế.

      Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng.

      Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bực quân tử, ai muốn đi chơi ta đều cho tự tiến. Xưa kia Mạo Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyên quân(7), Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn công(8), nào có câu nệ ở tiểu tiết đâu?

      Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao”(9) làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.

(Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

CHÚ THÍCH

(1) Chiếu cầu hiền tài: Theo Toàn thư và Cương mục thì tờ chiếu này ban bố vào khoảng tháng 6 năm Kỷ dậu (1429). Trong buổi đầu xây dựng nhà nước phong kiến, Lê Lợi một mặt phát triển chế độ khoa cử làm phương thức đào tạo quan lại chủ yếu, nhưng mặt khác vẫn sử dụng rộng rãi chế độ tiến cử, “cầu hiền” để kén chọn thêm quan lại.

(2), (3) Tiêu Hà, Nguy Vô Tri: Quan nhà Hán.

(4), (5) Địch Nhân Kiệt, Tiêu Tung: Quan nhà Đường.

(6) Tam phẩm: Trong chế độ phong kiến Trung Quốc và Việt Nam, phẩm cấp quan lại chia làm 9 bậc, cao nhất là nhất phẩm, thấp nhất là cửu phẩm. Quan lại từ tam phẩm trở lên là quan lại cao cấp.

(7) Bình Nguyên quân: Mao Toại là thực khách của Bình Nguyên quân nước Triệu thời Chiến quốc.

(8) Tề Hoàn công: Ninh Thích là người nước Vệ thời Xuân Thu.

(9) "Đem ngọc bán rao" (Huyễn ngọc cầu dụ): Ý nói tự đem khoe tài mình để cầu tiến dụng.

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài.

Câu 2 (0.5 điểm): Chủ thể bài viết là ai?

Câu 3 (1.0 điểm): Mục đích chính của văn bản trên là gì?  Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm): Theo văn bản, khi có được nước rồi, việc đầu tiên vua cần làm là chọn người hiền tài về giúp cho đất nước. Để minh chứng cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra dẫn chứng nào? Nhận xét cách nêu dẫn chứng của người viết.

Câu 5 (1.0 điểm): Thông qua văn bản trên, hãy nhận xét về phẩm chất của chủ thể bài viết.

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1) (Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))       Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1)

(Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))

      Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà(2) tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri(3) tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt(4) tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung(5) tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng tất thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.

      Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm(6) trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế.

      Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng.

      Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bực quân tử, ai muốn đi chơi ta đều cho tự tiến. Xưa kia Mạo Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyên quân(7), Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn công(8), nào có câu nệ ở tiểu tiết đâu?

      Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao”(9) làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.

(Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

CHÚ THÍCH

(1) Chiếu cầu hiền tài: Theo Toàn thư và Cương mục thì tờ chiếu này ban bố vào khoảng tháng 6 năm Kỷ dậu (1429). Trong buổi đầu xây dựng nhà nước phong kiến, Lê Lợi một mặt phát triển chế độ khoa cử làm phương thức đào tạo quan lại chủ yếu, nhưng mặt khác vẫn sử dụng rộng rãi chế độ tiến cử, “cầu hiền” để kén chọn thêm quan lại.

(2), (3) Tiêu Hà, Nguy Vô Tri: Quan nhà Hán.

(4), (5) Địch Nhân Kiệt, Tiêu Tung: Quan nhà Đường.

(6) Tam phẩm: Trong chế độ phong kiến Trung Quốc và Việt Nam, phẩm cấp quan lại chia làm 9 bậc, cao nhất là nhất phẩm, thấp nhất là cửu phẩm. Quan lại từ tam phẩm trở lên là quan lại cao cấp.

(7) Bình Nguyên quân: Mao Toại là thực khách của Bình Nguyên quân nước Triệu thời Chiến quốc.

(8) Tề Hoàn công: Ninh Thích là người nước Vệ thời Xuân Thu.

(9) "Đem ngọc bán rao" (Huyễn ngọc cầu dụ): Ý nói tự đem khoe tài mình để cầu tiến dụng.

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài.

Câu 2 (0.5 điểm): Chủ thể bài viết là ai?

Câu 3 (1.0 điểm): Mục đích chính của văn bản trên là gì?  Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm): Theo văn bản, khi có được nước rồi, việc đầu tiên vua cần làm là chọn người hiền tài về giúp cho đất nước. Để minh chứng cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra dẫn chứng nào? Nhận xét cách nêu dẫn chứng của người viết.

Câu 5 (1.0 điểm): Thông qua văn bản trên, hãy nhận xét về phẩm chất của chủ thể bài viết.

0

Quà của bà ngữ văn 10



(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CON CHIM VÀNG (Trích)      [Lược một đoạn: Thằng Bào mười hai tuổi là đứa ở chăn trâu cho nhà thằng Quyên mười tuổi – con nhà chủ. Hai năm trước, mẹ Bào mắc nợ nhà này hai thúng thóc, nó đòi ngặt, Bào phải đến ở đợ. Một hôm nọ, có con chim cánh vàng như nghệ, mỏ đỏ như son, ngày nào cũng sà xuống cây trứng cá trước sân...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CON CHIM VÀNG

(Trích)

     [Lược một đoạn: Thằng Bào mười hai tuổi là đứa ở chăn trâu cho nhà thằng Quyên mười tuổi – con nhà chủ. Hai năm trước, mẹ Bào mắc nợ nhà này hai thúng thóc, nó đòi ngặt, Bào phải đến ở đợ. Một hôm nọ, có con chim cánh vàng như nghệ, mỏ đỏ như son, ngày nào cũng sà xuống cây trứng cá trước sân nhà. Thằng Quyên đứng dưới gốc dòm lên, nó yêu con chim và đòi mẹ bắt cho được. Bà chủ bèn sai thằng Bào tìm cách bắt con chim vàng cho cậu chủ. Nhưng bắt làm sao được, nó có cánh, vừa leo lên là nó bay vụt mất. Không bắt được chim, Bào bị bà chủ đánh đập, xỉa xói vô cùng tàn nhẫn. Bào đã phản kháng nhưng rồi nó sợ và vẫn cố gắng tìm cách bắt con chim vàng cho cậu chủ… ]

     Quá căm tức thì chống lại, chống rồi Bào lại sợ. Bào đến thằng Quyên:

     – Cậu, bữa nay thế nào tôi cũng bắt được con chim vàng cho cậu!

     Thằng Quyên ngẩng đầu lên, mắt nó long lanh, ôm lấy Bào, nó hỏi: “Chừng nào?”. Bào đưa nhánh tre có sợi nhợ cho nó coi:

     – Đây, bẫy gài đây cậu. Mà cậu cho một trái chuối chín đi!

     Thằng Quyên nhảy tưng lên, rồi cắm cổ chạy thẳng vô buồng, bẻ luôn hai quả. Nó đưa hai quả chuối cau chín vàng khoe với Bào. Nó cười híp hai con mắt. Lần đầu tiên nó cúi đầu sát vào Bào, xem Bào buộc quả chuối vào bẫy. Suy nghĩ thế nào, nó quay ra, lắc đầu:

     – Chim không ăn chuối đâu!

     – Nó ăn chớ cậu! Phải chim hát bội, chim sâu đâu, con chim này nó ăn sâu mà ăn chuối nữa cậu. Tôi coi trâu, tôi thấy nó sà xuống vuờn chuối hoài.

     Bỗng mẹ thằng Quyên nện guốc bước tới, nó trố mắt nhìn hai quả chuối cau, nó hét lên:

     – Mày gạt con tao ăn cắp chuối hả?

     Bào lui luôn mấy bước, nép mình vô tường, mặt lấm lét:

     – Dạ thưa bà, con xin chuối chín làm mồi bắt chim cho cậu.

    – Chuối tao cúng thổ thần, chuối tiền chuối bạc, chuối gì chuối cho chim ăn. Mày trèo lên cây bắt sống nó cho tao.

     Mẹ thằng Quyên vừa chửi vừa nhìn quanh quất kiếm cây. Bào liệng cái bẫy, chạy mất…

     Không còn cách nào hơn nữa, Bào quấn cây lá đầy mình, trèo sẵn lên cây từ sáng sớm. Nhánh cây trứng cá mềm quằn xuống. Bào thụt vô, dựa lưng vào cành to. Thằng Quyên đứng dưới hét lên:

     – Mày ra ngoài nhánh chớ!

     Bào run quá, chân cứ thấy nhột, nhìn xuống thấy chóng mặt. Vòm trời cao vút. Một chấm đen bay tới. Rõ là con chim vàng. Nó lượn mấy vòng, vừa sà cánh đáp, bỗng nó hốt hoảng vút lên kêu choe chóe.

     Mẹ con nó chạy vô nhà ló đầu ra:

     – Mày đừng rung chớ!

     Mẹ thằng Quyên nhìn theo con chim mình vàng như nghệ mỏ đỏ như son không chớp mắt:

     – Bào! “Con” nín thở cho êm con. Ráng con!

     Con chim bay qua nhảy nhót trước mặt. Bào vừa thò tay, nó nhảy ra nhánh. Thằng Quyên há mồm hồi hộp:

     – Bắt mau, mau!

     – Đó, đó! Nó nhảy vô đó con, chụp, chụp!

     Nghe tiếng nó là Bào thấy roi đòn đánh đập, thấy máu đổ như những trận đòn hôm trước. Bào cắn răng cho bớt run, nhè nhẹ thò tay ra, nhổm mình với tới, chụp dính con chim vàng. Chim chóe lên, mẹ con nó mừng quýnh, thằng Quyên nhảy dựng lên.

     – Được chim rồi!

     Vỗ tay bôm bốp. Bào có cảm giác như khi mình đuổi theo trâu bị sụp những hầm giếng cạn, ruột thót lên. Hai chân Bào sụp vào không khí, tay bơi bơi – Mặt Bào tối đen – Bào rơi xuống như trái thị. Mặt Bào đập vào gốc cây, máu, nước mắt đầm đìa cả mặt: “Trời ơi!” Con chim vàng cũng bị đập xuống đất, đầu bể nát. Trong cơn mê mê tỉnh tỉnh, Bào nghe văng vẳng tiếng guốc, nghe mẹ con thằng Quyên kêu: “Trời ơi!”.

     Bào chống tay ngồi dậy, máu từ trên đầu chảy trên những chiếc lá quấn vào mình nhỏ giọt. Bào cố đem toàn lực vùng dậy, nhưng tay lại khuỵu xuống, đầu ngã xuống vũng máu. Mắt Bào chập chờn thấy bàn tay mẹ thằng Quyên thò xuống. Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng với được ai.

     Té ra, mẹ thằng Quyên thò tay nâng lấy xác con chim vàng. Bào lại nghe tiếng tắc lưỡi: “Trời! Con chim vàng của con tôi chết rồi!”.

(Nguyễn Quang Sáng)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài.

Câu 2 (0.5 điểm): Xác định tình huống truyện của đoạn trích.

Câu 3 (1.0 điểm): Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể.

Câu 4 (1.0 điểm): Phân tích ý nghĩa của chi tiết sau: “Mắt Bào chập chờn thấy bàn tay mẹ thằng Quyên thò xuống. Tay Bào với tới, với mãi, với mãi nhưng cũng chẳng với được ai.”.

Câu 5 (1.0 điểm): Nhận xét về nhân vật cậu bé Bào trong đoạn trích. Qua đó, tác giả gửi gắm tình cảm, thái độ gì?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: NGƯỜI TRONG BAO (Trích)       Đây này, chẳng phải tìm đâu xa, cách đây khoảng hai tháng, ở thành phố có một người mới chết tên là Bê-li-cốp, bạn đồng nghiệp của tôi, một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp. Chắc là anh cũng đã nghe tên ông này rồi. Hắn ta nổi tiếng về điều là lúc nào cũng vậy, thậm chí cả vào khi rất đẹp trời, hắn...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGƯỜI TRONG BAO

(Trích)

      Đây này, chẳng phải tìm đâu xa, cách đây khoảng hai tháng, ở thành phố có một người mới chết tên là Bê-li-cốp, bạn đồng nghiệp của tôi, một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp. Chắc là anh cũng đã nghe tên ông này rồi. Hắn ta nổi tiếng về điều là lúc nào cũng vậy, thậm chí cả vào khi rất đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông. Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu; và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao; cả bộ mặt hắn ta nữa dường như cũng ở trong bao vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên. Hắn đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, và khi ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên. Nói tóm lại, con người này lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài. Cuộc sống làm hắn khó chịu, ghê tởm đối với hiện tại, lúc nào hắn cũng ca ngợi quá khứ, ngợi ca những gì không bao giờ có thật. Mấy thứ ngôn ngữ cổ mà hắn dạy đối với hắn thật ra cũng chỉ là một thứ giày cao su, một thứ ô che mà nhờ đó hắn có thể trốn tránh được cuộc sống thực.

      - Ồ, tiếng Hy Lạp nghe thật là tuyệt vời, êm tai. – Hắn ta nói với vẻ ngọt ngào. Và như để chứng minh cho lời nói của mình, hắn nheo mắt lại, giơ một ngón tay lên và thốt ra tiếng: - Anthrópos!

      Cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao. Đối với hắn, chỉ có những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán điều này điều nọ mới là những cái rõ ràng.

      Hắn có một thói quen kì quặc là đi hết nhà này đến nhà khác nơi bọn chúng tôi ở. Hắn đến nhà giáo viên nào đó chẳng hạn, kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm vật gì. Hắn cứ ngồi im như phỗng thế rồi độ một giờ sau thì cáo từ. Hắn gọi đó là “cách duy trì những mối quan hệ tốt với bạn đồng nghiệp”. Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn. Thậm chí cả hiệu trưởng cũng sợ hắn. Anh thử nghĩ mà xem, giáo giới chúng tôi là bọn người biết suy nghĩ, rất nghiêm chỉnh, được giáo dục qua các tác phẩm của Tuốc-ghê-nhép và Sê-drin, thế mà cái thằng cha quanh năm đi giày cao su và mang ô ấy đã khống chế cả trường học chúng tôi suốt mười lăm năm trời. Mà đâu phải chỉ có trường học! Cả thành phố nữa ấy! Các bà các cô tối thứ bảy không dám tổ chức diễn kịch tại nhà nữa, sợ rằng nhỡ hắn biết thì lại phiền, giới tu hành khi có mặt hắn không dám ăn thịt và đánh bài. Dưới ảnh hưởng của những kẻ như Bê-li-cốp, trong vòng mươi, mười lăm năm trở lại đây, dân chúng trong thành phố đâm ra sợ tất cả. Sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người nghèo, dạy học chữ... [...]

(Trích Ngữ văn 11, Tập 2. Nxb. (2007), tập 2, tr.65-69.)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài.

Câu 2 (0.5 điểm): Xác định nhân vật trung tâm của đoạn trích.

Câu 3 (1.0 điểm): Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể.

Câu 4 (1.0 điểm): Chỉ ra những chi tiết miêu tả chân dung nhân vật Bê-li-cốp. Theo anh/chị, tại sao nhan đề đoạn trích lại được đặt là "Người trong bao"?

Câu 5 (1.0 điểm): Nêu bài học rút ra được từ trong đoạn trích.

1

Dạ theo em là như sau ạ :

Câu 1: PTBĐ chính đc sử dụng trong bài là : Tự Sự

Câu 2: Nhân vật xưng " tôi " là nhân vật trung tâm

Câu 3: Đoạn trích trên được sử dụng ngôi kể thứ Ba , người kể giấu mình giúp kể cả được những biểu hiện sâu kín nhất trong nội tâm nhân vật .

Câu 4:

-Chi tiết:

+ Hàng ngày đều đi giày cao su,

+cầm ô

+ nhất thiết cầm bành tô ấm cốt bông

+Chiếc đồng hồ quả quýt

+ Chiếc dao nhỏ để gọt bút chì

=> tất cả đều được đựng trong một cái bao

+ Mặt cũng được so sánh như ở trong chiếc bao vì lúc nào cũng giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên.

- Theo em lý do đoạn trích được đặt là " Người trong bao vì " Nhân vật chính của Câu chuyện được kể đến là một người cái gì cũng liên quan đến chiếc bao. Là một người có khát vọng mãnh liệt thu mình lại với thế giới giống như núp trong một cái bao và không muốn tiếp xúc với ai tự cô lập chính bản thân mình. Nên đoạn trích có tên " Người trong bao" là như thế.

Câu 5: Theo em bài học rút ra qua đoạn trích đó là :

+ Hãy sống một cuộc sống lành mạnh, vui tươi, hòa đồng với mọi người xung quanh để xây dựng một cuộc sống lành mạnh.

+ Không nên có tính cách thu mình lại với thế giới hay cô lập chính bản thân mình với mọi người xung quanh, học cách giao tiếp, cởi mở , thân thiện với mọi người xung quanh.

+ Hãy đối mặt với cuộc sống hiện tại và không nên quá bận tâm về quá khứ. trong quá khứ ai cũng có niềm vui và nỗi buồn riêng. Việc khơi gợi lại quá khứ là một chuyện không tốt.

Em mới có cấp hai< lớp 8> nên nếu có trả lời sai mong cô thông cảm ạ