K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Việc Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô vào năm 968 là một quyết định có ý nghĩa chiến lược quan trọng, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ

- Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình) có địa thế hiểm trở, bao quanh bởi núi non và sông ngòi, tạo thành một phòng tuyến tự nhiên vững chắc, giúp bảo vệ kinh đô trước sự xâm lược từ bên ngoài, đặc biệt là nguy cơ từ nhà Tống ở phương Bắc

-Vùng đất này nằm ở trung tâm của nước Đại Cồ Việt, thuận lợi cho việc kiểm soát và điều hành đất nước sau thời kỳ loạn 12 sứ quân. Việc chọn Hoa Lư làm kinh đô cũng phản ánh tư duy quân sự và tầm nhìn xa của Đinh Bộ Lĩnh, góp phần củng cố nền độc lập dân tộc, đặt nền móng cho sự phát triển của quốc gia Đại Cồ Việt

- Tuy nhiên, do địa hình nhiều đồi núi, hạn chế mở rộng kinh tế và giao thương, nên về sau, nhà Lý đã dời đô về Thăng Long để phù hợp với sự phát triển lâu dài của đất nước

4 tháng 3

Việc Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô là quyết định chiến lược quan trọng, bởi Hoa Lư nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, dễ phòng thủ với núi non bao quanh, bảo vệ vững chắc trước các nguy cơ xâm lược. Điều này giúp ổn định triều đại, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển đất nước và củng cố quyền lực của Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước.

1 tháng 3

Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã siết chặt quyền kiểm soát đối với Giao Châu. Họ tăng cường áp dụng chính sách cai trị chặt chẽ hơn, cử quan lại người Hán trực tiếp quản lý, đồng thời thực hiện các biện pháp đồng hóa, buộc người Việt phải tuân theo các phong tục, luật lệ và văn hóa của Trung Quốc.

1 tháng 3

Người Việt cổ thờ thủ lĩnh vì họ coi các thủ lĩnh là những người lãnh đạo tài ba, có khả năng bảo vệ, dẫn dắt và bảo tồn sự sống của cộng đồng. Thủ lĩnh thường được xem là những người có sức mạnh, quyền uy và mối liên hệ đặc biệt với các thế lực siêu nhiên, thần linh. Việc thờ cúng thủ lĩnh không chỉ thể hiện sự kính trọng và tri ân mà còn là cách để kết nối với nguồn lực bảo vệ, giúp bảo đảm sự an lành, thịnh vượng cho cộng đồng. Đồng thời, thủ lĩnh cũng là người bảo vệ sự đoàn kết và phát triển của bộ lạc hay cộng đồng, nên việc thờ họ là một phần của truyền thống tôn kính và giữ gìn di sản văn hóa.

1 tháng 3

Phong tục xăm mình của cư dân Việt cổ có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là vì tín ngưỡng, bản sắc văn hóa và sự bảo vệ cơ thể. Xăm mình được coi là một hình thức thể hiện sức mạnh, quyền lực và sự kết nối với thần linh, bảo vệ khỏi tà ma, và thể hiện lòng trung thành với bộ tộc hoặc gia đình. Ngoài ra, xăm mình còn là một phần của nghi lễ trưởng thành, giúp xác định địa vị xã hội của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

28 tháng 2

Nét độc đáo:

+chủ động tấn công để tự vệ

+chủ động giảng hòa

+giả ma giả quỷ( cho người đêm đêm đọc bài thơ thần)

28 tháng 2

Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077): - Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động. - Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt. - Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

27 tháng 2

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Từ đó, ngày 2/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.🫡

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Sự kiện này là kết quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đứng lên lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành lại quyền tự do cho đất nước. Từ đây, Việt Nam chính thức trở thành một quốc gia độc lập, khẳng định chủ quyền trước thế giới và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc 

27 tháng 2

- Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) đã để lại nhiều bài học quý báu, như:

+ Bài học về quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử đều nêu cao tinh thần dân tộc và tính chính nghĩa nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ và đi theo. Những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa biết khéo léo phát động khẩu hiệu phù hợp để phân hóa kẻ thù và tập hợp sức mạnh quần chúng.

+ Bài học về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc: Đoàn kết là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Khối đoàn kết được xây dựng từ nội bộ tướng lĩnh chỉ huy, mở rộng ra quân đội và quần chúng nhân dân; từ miền xuôi đến miền ngược.

+ Bài học về nghệ thuật quân sự: Nghệ thuật quân sự quan trọng nhất trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “Toàn dân đánh giặc”. Bên cạnh đó là các nghệ thuật: “Tiên phát chế nhân”, “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, “tâm công”, “vu hồi”... đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam trước năm 1858 đã chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng chống ách đô hộ phương Bắc, để lại những bài học sâu sắc về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và chiến lược đấu tranh giành độc lập

-Các cuộc khởi nghĩa như Hai Bà Trưng (40 - 43), Bà Triệu (248) hay Lý Bí (542 - 602) cho thấy tinh thần bất khuất của nhân dân ta, dù bị đàn áp khốc liệt vẫn không chịu khuất phục

-Các cuộc kháng chiến chống Tống (981, 1075 - 1077), chống Nguyên - Mông (1258, 1285, 1287 - 1288) đã khẳng định vai trò quan trọng của chiến lược quân sự linh hoạt, biết tận dụng địa hình và sức mạnh toàn dân để đánh bại những đội quân xâm lược hùng mạnh

-Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) của Lê Lợi thể hiện bài học về đoàn kết dân tộc, kết hợp đấu tranh vũ trang và ngoại giao để giành thắng lợi

Những cuộc chiến này không chỉ bảo vệ nền độc lập mà còn hun đúc ý chí tự cường, khẳng định chân lý: chỉ khi nhân dân đoàn kết, phát huy trí tuệ và lòng yêu nước, đất nước mới có thể giữ vững chủ quyền trước mọi kẻ thù

Câu 9: Đâu là ý đúng, đâu là ý sai?

a) Đúng - Chấm dứt tình trạng phân tán cát cứ: Việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh đã chấm dứt tình trạng phân tán, chia cắt lãnh thổ giữa các sứ quân.

b) Sai - Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc: Đinh Bộ Lĩnh không chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mà là Ngô Quyền trước đó đã chấm dứt Bắc thuộc vào năm 938 khi đánh bại quân Nam Hán ở trận Bạch Đằng.

c) Sai - Tạo nền tảng xây dựng chế độ quân chủ lập hiến: Thời Đinh Bộ Lĩnh, chế độ quân chủ chuyên chế mới được thiết lập, không phải là chế độ quân chủ lập hiến.

d) Đúng - Là sự khởi đầu của chế độ phong kiến độc lập lâu dài: Việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh là bước khởi đầu quan trọng trong việc xây dựng chế độ phong kiến độc lập ở Việt Nam.

Câu 10: Đâu là ý đúng, đâu là ý sai về nội dung không đúng?

a) Sai - Chấm dứt tình trạng phân tán cát cứ: Điều này là một ý nghĩa đúng về việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

b) Sai - Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc: Đây cũng là một ý nghĩa không đúng về việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

c) Sai - Tạo nền tảng xây dựng chế độ quân chủ lập hiến: Điều này cũng không đúng vì chế độ quân chủ lập hiến không tồn tại vào thời kỳ đó.

d) Đúng - Là sự khởi đầu của chế độ phong kiến độc lập lâu dài: Đây là một ý nghĩa đúng về việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

Hy vọng câu trả lời của mình đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy cho mình biết nhé!

25 tháng 2

tác hại của chiến tranh thế giới thứ nhất:

+Hơn 16 triệu người chết, hàng chục triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy.

+Các nước tham chiến chìm trong nợ nần, sản xuất đình trệ, lạm phát tăng cao.

+Cách mạng tháng Mười Nga (1917) bùng nổ, nhiều nước xảy ra khủng hoảng chính trị, chế độ phong kiến sụp đổ ở Đức, Áo-Hung, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ.

+Mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939-1945).

ý nghĩa và vai trò:

+Sự sụp đổ của nhiều đế quốc, sự xuất hiện của các quốc gia mới.

+Cách mạng Nga thành công, mở ra con đường phát triển cho phong trào cách mạng thế giới.

+Sự phát triển của vũ khí, y học, công nghệ, hàng không…

+Hội Quốc Liên ra đời (tiền thân của Liên Hợp Quốc), dù không ngăn được chiến tranh nhưng là nỗ lực đầu tiên để duy trì hòa bình.

25 tháng 2

Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi (các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…)

- Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Trong quá trình chiến tranh, thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Ý nghĩa, vai trò của chiến tranh thế giới thứ nhất:

Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ 4 đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế quốc Đức, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới.

Tick cho nhé

24 tháng 2

ko giải đc

24 tháng 2

Mình cũng học lớp 7 nhưng trong bài không có giai đoạn bạn cần😓