K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2021

bạn hỏi gì vậy?

3 tháng 11 2021

Dạ em mún đăng ảnh đề nhưng ko bt bác chỉ em với ạ

3 tháng 11 2021

Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hình tượng vua Quang Trung được giới thiệu trong hồi thứ XIV – Hoàng Lê nhất thong của Ngô gia văn phái gợi chúng ta lòng tự hào về quê hương đất nước vì đã sản sinh ra người hùng áo vải Quang Trung tài trí, đức độ hơn người. Đặc biệt, lời dụ của ngài đã thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

 

Thân bài:

Giải thích: Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm, thái độ của con người đối với quê hương đất nước, luôn lo lắng cho sự tồn vong của dân tộc, và sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân khi Tổ quốc cần.

 

Nêu ý khái quát:

 

Lời dụ của vua Quang Trung được truyền trước binh lính tại Nghệ An vào ngày 29 tháng Chạp, trước khi hành quân ra Tam Điệp. Trong lời dụ, vua Quang Trung khẳng định chủ quyền dân tộc bằng cách nhắc đến lịch sử chống ngoại xâm của dân ta. Đồng thời qua đó, khơi gợi lòng yêu nước, quyết chiến quyết thắng ở binh sĩ.

 

Trình bày cảm nhận về hình tượng vua Quang Trung:

 

– Nhà vua mở đầu bằng lời cảnh báo: “ Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện đang ở thành Thăng Long các người có biết?

 

– Câu hỏi có tác dụng đánh thức lương tri của binh sĩ.

 

– Lập luận đanh thép khẳng định chủ quyền dân tộc “Xưa nay trong vũ trụ … chia nhau cai trị”.

 

+ Tố cáo tội ác của giặc bằng giọng điệu chất ngất hờn căm: “Chúng đã mấy phen cưóp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải…”

 

+ Viện dẫn về những người anh hùng dân tộc trong quá khứ để thuyết phục binh sĩ: Trưng Nữ Vương, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ… với chiến công lừng lẫy phá Tống, đuổi Mông Nguyên, diệt Minh…

 

+ Tuyên bố với binh sĩ về mục đích của cuộc tiến quân ra Bắc, ý nghĩa của ngọn cờ Tây Sơn: “đánh đuổi quân Thanh, đem lại thái bình thịnh trị cho non sông gấm vóc…”

 

+ Động viên binh sĩ “Các ngươi là những người có lương năng lương tri.. lập nên công lớn..”

 

Nhận xét:

 

Qua lời phủ dụ chứng tỏ vua Quang Trung là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa thấy rộng, biết mình biết người, sâu sắc và tâm lí, ân uy gồm đủ.

 

Âm vang trong lời phủ dụ của vua Quang Trung có tinh thần của “Nam quốc sơn hà”, có hào khí của “Hịch tướng sĩ”, của “Bình Ngô đại cáo”. Tất cả bắt nguồn từ cảm hứng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Lòng yêu nước của nhà vua đã truyền thấm vào binh sĩ.

 

Đánh giá nhân vật:

 

Vua Quang Trung – nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc hội đủ đức tài. Khi trở thành hình tượng văn học thì vẻ đẹp ấy lại càng uy nghi. Tác phẩm của Ngô gia văn phái không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn lưu lại ánh hào quang về người anh hùng kiệt xuất với lòng yêu nước mãnh liệt ở thế kỉ XVIII.

 

Các tác giả Ngô gia văn phái viết Hoàng Lê nhất thong chỉ đã dành cho vua Quang Trung những trang đẹp nhất, hào hùng nhất. Ngô gia văn phái là những người cầm bút chân chính, biết tôn trọng lịch sử.

 

Liên hệ thực tế, nêu cảm nghĩ về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta: Những năm đất nước có chiến tranh, yêu nước là phải biết ra chiến trường. Ngày nay, trong thời kỳ xây dựng đất nước, yêu nước phải biến thành hành động cụ thể trong đời sống: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh, hoàn thành tốt nhiệm vụ lao động, học tập, đua tài đấu trí trên đấu trường quốc tế…

 

Phê phán những người sống thực dụng, chỉ biết vun vén cho quyền lợi cá nhân, biết đòi hỏi mà không biết cống hiến hoặc vô tâm, thờ ơ trước thời cuộc, luôn mang tu tưởng vọng ngoại, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc…

 

Kết bài:

Với bút pháp tài tình của Ngô gia văn phái, người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên như một ngôi sao chính trị rực rỡ giữa bầu trời. Đó là một con người đầy bản lĩnh, nhìn xa trông rộng, biết điều binh khiển tướng, dũng cảm trong chiến đấu. Tất cả xuất phát từ lòng yêu nước mãnh liệt. Nhà vua đại diện cho ý chí tâm hồn của một dân tộc anh hùng. Ca ngợi Quang Trung là ca ngợi ý chí và trí tuệ của dân tộc Việt Nam

Dọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Ngọn gió và cây sồi Một ngon giỏ đã dội bàng qua khu rừng quả. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong nàng, cuốn phăng những đám là, quật gây các cảnh cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngà rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi gii sẵn đứng hiển ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hãng. Như bị...
Đọc tiếp

Dọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Ngọn gió và cây sồi Một ngon giỏ đã dội bàng qua khu rừng quả. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong nàng, cuốn phăng những đám là, quật gây các cảnh cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngà rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi gii sẵn đứng hiển ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hãng. Như bị thích thúc ngon gió lồng lộn, điền cuống lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng con giàu dữ của ngon giò và không hề que ngã. Ngọn gió mới một đánh đầu hàng và hỏi – Cây sồi kia! Làm sao người có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tồn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sách đảm là của tôi ra làm thần tối huy động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bảm sâu vào lòng đất. Đỏ chính là sức mạnh sâu thẩm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngon giỗ gh Chinh con điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ -KXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011 Câu 1. (1,0 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đại chính và xác định một lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. (1.0 điểm) Câu văn: Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió q!" liền quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 3. (2,5 điểm). Từ lời nói của cây sồn giả trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một đoạn văn (khoảng 23 trung giấy thì), hãy trình bảy suy nghĩ của em về nghỉ lực sống của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

0
3 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Qua bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã dành những lời thơ bình dị, mộc mạc nhất để viết về những người lính thời kì kháng chiến chống Pháp. Họ đều xuất thân từ cho quê hương nghèo khó, ra đi vì lý tưởng cao đẹp, họ cùng nhau san sẻ những ngọt bùi, đắng cay chiến trận. Bài thơ khép lại bằng hình ảnh thật đẹp: "Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau cho gia tới/ Đầu súng, trăng treo". Đêm nay cũng như bao đêm khác, hai người lính trẻ vẫn bên nhau, sát cánh cùng nhau làm nhiệm vụ được giao phó. Khó khăn nơi chiến trường là những giá lạnh của sương muối chốn rừng hoang, vì giặc dân quân thù, ấy vậy mà họ nào đâu có chút chùn chân, sợ hãi. Hình ảnh người lính trong tư thế chủ động "chờ giặc tới" thật đáng khâm phục. "Đầu súng, trăng treo" câu thơ cuối bài gợi lên một khung cảnh vừa thực, vừa lãng mạn. Nhắc đến súng đạn người ta nghĩ đến chiến tranh với những hiểm nguy bủa vây. Nghĩ về ánh trăng, người ta lại nói về sự yên bình. Hai hình ảnh tưởng chừng như không liên quan đến nhau ấy lại trở nên gắn bó lạ thường. Ánh trăng trên đầu súng phải chăng chính là niềm tin, là ước mơ và khát vọng về một ngày mai tươi sáng, ngày đất nước được hòa mình, nhân dân được ấm no. Ánh trăng tự do sẽ tỏa rạng khắp nơi nó trên đất nước Việt Nam. Phải có trái tim yêu nước mãnh liệt và một tâm hồn dạt dào lòng yêu nước, Chính Hữu mới mang đến cho độc giả những vấn thơ giàu giá trị đến như thế.