K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2018

‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

- Hai Bà Trưng tiêu biểu cho ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc ta. Là niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.

22 tháng 4 2018

-Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em ruột, con của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi vua Hùng. Căm thù quân xâm lược, Hai Bà Trưng đã liên kết với gia đình Lạc tướng huyện Chu Diên và những thủ lĩnh giỏi các vùng xung quanh mộ quân luyện tập, chuẩn bị khởi nghĩa.

-Mùa xuân năm 40 (tháng Ba Dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Nghe tin Hai Bà Trưng trỗi dậy, hào kiệt khắp nơi kéo về ủng hộ. Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.

-Tướng giặc là Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi.

*Suy nghĩ:

-Trưng Trắc và Trưng Nhị là phụ nữ nhưng thể hiện ý chí bất khuất, tinh thần anh dũng đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán, được đông đảo nhân dân cả nước ủng hộ và tin theo tạo nên sức mạnh cho cuộc khởi nghĩa nhanh chóng dành thắng lợi.

Hi vọng mik giúp được bn.vui

22 tháng 4 2018

1. Nước Vạn Xuân được Lí Bí Thành lạp sau khi đuổi quân Lương ra khỏi bờ cõi nước ta

2. Vì Lí Bí muốn nước ta có vạn mùa xuân như thế

4. Vì nó chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc

Câu 3 thì mình ko biết là vào thời đại nào. Bạn hãy cung cấp thêm nhé

22 tháng 4 2018

2.

Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mon muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước và mơ ước đất nước luôn tươi đẹp như mùa xuân

22 tháng 4 2018

Lý Bí ( còn gọi là Lý Bôn), quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây). Tổ tiên ông là người Trung Quốc nhưng sang nước ta lập nghiệp từ lâu. Ông được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu ( nam Nghệ An- Hà Tính). Một thời gian sau vì căm ghét bọn đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngấm ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy

22 tháng 4 2018

Khởi nghĩa Lam Sơn gồm 3 giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ. Lê Lợi bắt đầu giành thế thượng phong khi ông nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Trung Hoa và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hoá vào Thuận Hóa, siết chặt vòng vây các thành chưa đầu hàng. Cuối cùng, vào năm 1426, Lê Lợi đem đại quân ra Bắc, bao vây quân Minh thành Đông Quan, và đánh tan một lực lượng lớn quân Minh do tổng binh Vương Thông chủ huy trong chiến dịch Tốt Động - Chúc Động. Vương Thông tính giảng hoà, nhưng sau đổi ý và ngầm sai người về xin viện binh. Lê Lợi cắt đứt giảng hoà, sai tướng đánh hạ Điêu Diêu (Bắc Ninh), Tam Giang (Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn và tiếp tục vây Đông Quan.

Cuối năm 1427, Minh Tuyên Tông sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh đem 5 vạn quân tiếp viện Vương Thông. Lê Lợi sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú cùng một số tướng khác đón đánh Liễu Thăng, thắng to trong trận Chi Lăng - Xương Giang, làm tổn thất hàng vạn quân Minh, giết các tướng Liễu Thăng, Lương Minh, Lý Khánh, Thôi Tụ. Mộc Thạnh nghe tin liền tháo chạy, bị Trịnh Khả và Phạm Văn Xảo rượt theo đánh tan.[2][3] Vương Thông đành giảng hòa và được Lê Lợi cho phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Lê Lợi khôi phục nước Đại Việt, sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc.

Khởi nghĩa Lam Sơn giành chiến thăng vì:

Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng nghĩa quân, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

27 tháng 4 2018

* Diễn biến :

- Năm 938 , Lưu Hoằng Tháo chỉ huy quân tiến vào xâm lược nước ta theo đường thủy cho nên phải qua cửa sông Bạch Đằng .

- Ngô Quyền cho quân ta nhử địch vào chiến địa bãi cọc .

- Khi quân Nam Hán vượt qua bãi cọc ngầm , cũng là lúc nước triều rút xuống , Ngô Quyền cho quân từ thượng nguồn rút xuống , quân 2 bên bờ đánh tạt ngang .

- Thuyền quân Nam Hán đâm vào bãi cọc , thuyền thủng đa phần quân địch bị chết đuối , Lưu Hoằng Tháo cũng tử trận giữa đám tàn quân .

* Kết quả : Quân ta dành thắng lợi hoàn toàn .

~~~ Chúc bn hok tốt !!~~~vuibanhqua

22 tháng 4 2018

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.



22 tháng 4 2018

Nguyên nhân:

- Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức

-> Ngô Quyền kéo quân ra Bắc

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán

-> Năm 938, quân Nam Hán xâm lược nước ta

22 tháng 4 2018

Vùng đất Hà Nội thời Bắc thuộc gọi là Tống Bình

21 tháng 4 2018

Năm 542

21 tháng 4 2018

Năm 542,cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.

👍👍👍

21 tháng 4 2018

Sau hơn 1000 năm đấu tranh,ông cha ta đã giữ vững đc đọc lập chủ quyền dân tộc,để lại cho thế hệ sau những bài học về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh giành độc lập.Là một học sinh,em thấy mình cần nâng cao tinh thần bảo vệ,giữ gìn nền văn hóa,tinh thần của dân tộc.Luôn luôn nhớ đến công lao to lớn của ông cha đi trước.Học tập thật chăm chỉ,học hỏi nhiều về nền văn hóa,lịch sử dân tộc.Sau này sẽ cố gắng giữ gìn tinh thần,văn hóa đó để xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Chúc bạ học tố!!Tick giùm mình!!!😃😃🤡🤡👍👍🤝🤝

21 tháng 4 2018

cảm ơn bạn nhiều na!!!hihi

21 tháng 4 2018

Bn chưa up bài lên thì làm sao mà nối

21 tháng 4 2018

bạn chưa đưa ra thông tin để nối mà, nối sao được