K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2022

Dàn ý đoạn:

a. Giải thích

- Thất bại: không đạt được kết quả, mục tiêu mà mình đã đặt ra.

- Thành công là đạt được những gì mình mong muốn.

- Mẹ là người sinh ra con, ẩn dụ cho cội nguồn

=> Câu tục ngữ đã khẳng định thất bại là cội nguồn sinh ra thành công.

b. Bàn luận vấn đề

- Thất bại khiến người ta buồn, đau đớn và sẽ tìm ra nguyên nhân để khắc phục, sửa chữa những sai lầm mình từng mắc phải.

- Người thất bại sẽ có được kinh nghiệm từ chính thất bại để tôi rèn ý chí.

- Người thất bại sẽ thấy cần nỗ lực hơn nữ để khẳng định mình, để thoát khỏi mặc cảm kém cỏi. Đó cũng chính là động lực để vươn đến thành công.

-…

c. Bài học và liên hệ bản thân

- Khi gặp thất bại trên đường đời đừng vội vàng nản chí, cần bình tĩnh, nghiêm khắc nhìn lại bản thân, rút kinh nghiệm và tiếp tục cố gắng.

- Câu tục ngữ là lời an ủi, động viên những người gặp thất bại.

- Liên hệ bản thân

14 tháng 4 2022

mà e cần bài hay đoạn nếu mà bài thì cj lm rộng ra :>

13 tháng 4 2022

REFER

– “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

– Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức

tham khảo :

Ông cha ta đã gửi gắm những lời răn dạy cho con cháu qua những câu tục ngữ. Và “Đói cho sạch, rách cho thơm” cũng là một trong số đó.

Câu tục ngữ có hai về “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” muốn chỉ sự thiếu thốn về vật chất - không được ăn no mặc đủ. Còn “sạch” và “thơm” nhằm nói đến vẻ đẹp ở bên trong con người. Từ đó, câu tục ngữ gửi gắm mỗi người bài học dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.

Mỗi người sinh ra đều có một cảnh ngộ riêng. Có người sung sướng, đầy đủ. Cũng có người khó khăn, thiếu thốn. Nhưng điều đó không làm nên giá trị của con người. Cũng giống như câu nói: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn nơi mình sẽ sống”. Trước hoàn cảnh khó khăn, con người vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, để lại “tiếng thơm” bay xa mới thật đáng trân trọng.

Chúng ta có thể kể rất nhiều tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay cả Hồ Chủ tịch. Họ đều là những con người dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Mà cốt cách thanh cao, nhân cách tốt đẹp vẫn sáng ngời cao quý. Ngay cả trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người dù sống trong khó khăn, thiếu thốn vẫn có tấm lòng trong sách, không màng vật chất.

Vậy mà có không ít người lại sống phụ thuộc vào hoàn cảnh. Họ sẵn sàng bỏ qua đạo đức để có giàu sang. Cuộc sống luôn có nhiều bất trắc khiến con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nhưng người bản lĩnh là trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được cốt cách - “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Đối với một học sinh cần phải tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Và trên hành trình bước đến tương lai, chúng ta có thể tự mình lựa chọn một cách sống ý nghĩa, đẹp đẽ hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống.

Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên giá trị. Phẩm chất, nhân cách mới là điều đáng trân trọng. Cũng giống như bông hoa sen - “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

"vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gọi lòng vị tha. 1 người hằng ngày chỉ cặm cụi lo láng vì mình, thế mà khi xem chuyện hay ngâm thơ cho thể vui, buồn, mừng, dận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái...
Đọc tiếp

"vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gọi lòng vị tha. 1 người hằng ngày chỉ cặm cụi lo láng vì mình, thế mà khi xem chuyện hay ngâm thơ cho thể vui, buồn, mừng, dận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực là lùng của văn chương hay sao? văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và trật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thăm trầm và rộng rãi đến trong nghìn lần. có kẻ nói từ khi các ki sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, nói non, hoa cả trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. lời ấy tưởng ko có gì là quá đáng"
a) đoạn trích trên trích từ văn bản nào tác giả là ai
b) nêu thao tác lập luận chính  được sử dụng trong văn bản
c) nêu công dụng của dấy chấm phẩy đc sử dụng trong đoạn trích
d) trong đoạn trích trên, tác giẩ sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả của biện pháp đó

1
13 tháng 4 2022

a ) Văn bản : Ý nghĩa văn chương

tác giả : Hoài Thanh

b ) Thao tác lập luận bàn luận.

c) Công dụng : ngắt quãng câu , liệt kê.

d) T/g sd BPTT :

+ Liệt kê 

hiệu quả : nêu rõ ràng những điều mà t/g muốn nói , muốn truyền đạt đến người đọc đồng thời cũng làm sự phân tích vấn đề cần bàn luận trở nên hay hơn .

+ Phép đối

hiệu quả : tăng mạnh khả năng diễn đạt của đoạn văn , làm cho câu văn trở nên trơn tru , mượt mà hơn.

 

13 tháng 4 2022

tham khảo

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt văn hoá-âm nhạc thanh lịch và tao nhã, mang đậm nét đặc sắc dân tộc. Nhưng không phải mấy ai sống miền Bắc hay Trung cũng được thưởng thức một lần. Tuy thế đọc văn bản "Ca Huế trên sông Hương" ta cũng được biết đến nó và thấy được nó hay như thế nào. Ca Huế thanh lịch, tao nhã ngay từ cái nguồn gốc của nó.Ca Huế phong phú với nhiều loại hình: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, giã vôi, hò lơ, xay lúa,......; cùng với các điệu lý: lí con sáo, lý hoài xuân, lý hoài nam. Cái hay ở đây là ca Huế được tổ chức vào buổi tối, trên con thuyền rồng trôi lững lờ trên dòng sông Hương. Trong thuyền dàn nhạc có đủ các loại đàn từ đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà,nhị đến cả đàn bầu, sáo, cặp sanh. Ca công trẻ vận trang phục truyền thống. Nghe ca Huế người nghe thường cảm thấy sự chờ đợi rộn lòng. Âm thanh bừng lên lúc thì du dương, lúc trầm bổng réo rắt, thật xao động lòng người. Đến với ca Huế là đến với một nét văn hoá đẹp, đặc trưng của cố đô Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Vì vậy nét đẹp này rất cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển.

13 tháng 4 2022

ulatroi 

vẫn lỗi

13 tháng 4 2022

1. Liệt kê tăng tiến

2. Liệt kê tăng tiến

3. Liệt kê không theo cặp

4. Liệt kê theo cặp

 I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc văn bản: Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng. Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào...
Đọc tiếp

 I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

 Đọc văn bản:

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát và hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

 Đúng lúc đó có một hạt cát đồng ý, các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh mặt trời, trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối, ướt lạnh, cô đơn, rất đau buồn, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán thán.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…

                                                                                           ( Theo nguồn Internet)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: (0,5 điểm) Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra hai động từ có trong văn bản.

Câu 3: (0,5 điểm) Tìm 1 câu văn có thành phần trạng ngữ.

Câu 4: (0,75 điểm) Hãy giải thích nghĩa của từ giễu trong câu “Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc.”

Câu 5: (0,75 điểm) Trong các chi tiết : “Các hạt cát đều lắc đầu nguầy nguậy”, “một hạt cát đồng ý”, “các hạt cát khác đều giễu nó ngốc” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 6: (1,0 điểm) Hình ảnh hạt cát trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá trong văn bản có ý nghĩa gì? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5- 7 dòng)

GIÚP MIK VS :))

 

2
13 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Tự sự

Câu 3:Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…

Câu 4:Chế giễu ở đây nghĩa là chê bai người khác,đem họ ra làm trò đùa

Câu 5;BPTT;Nhân hóa

Tác dụng:Mô tả hình ảnh "hạt các" biết "lắc đầu" biết "chế giễu" y như con người . Đồng thời giúp câu văn trở nên sinh động , hay hơn . Làm hấp dẫn cho người đọc

 

13 tháng 4 2022

2. Động từ: suy nghĩ, lắc đầu.

5. HS triển khai thành đoạn văn dựa theo gợi ý sau:

- viên ngọc lung linh đắt giá: sự có giá trị, được người khác coi trọng.

- muốn được vậy hạt cát đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách.

- con người muốn thành công, có giá trị cần cố gắng, nỗ lực không ngừng