K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn văn sau: "Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái trứng với trời đang ui ui, buồn bã, bỗng nhiên trong vắt laị như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Tôi yêu Sài Gòn da diết...Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái trứng với trời đang ui ui, buồn bã, bỗng nhiên trong vắt laị như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, than sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. nếu cho là cường điệu ,xin thưa:

Yêu nhau yêu cả đường đi

Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng ​

Từ nội dung của đoạn văn viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương

1
19 tháng 12 2018

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...



18 tháng 12 2018

Có4 kiểu ẩn dụ đó là:

1.Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)
Ví dụ:

Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.

2.Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

3.Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)
Ví dụ: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.

4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).
Ví dụ: Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào
Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.

Có mấy loại hoán dụ? Ví dụ của từng loại

Có tổng cộng 4 kiểu hoán dụ mà các bạn thường gặp đó là

1.Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể

Ví dụ: Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ - vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.

2.Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng

Ví dụ: Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.

3.Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật

Ví dụ: Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.

4.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
18 tháng 12 2018

Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:

– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

Ví dụ:

Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

Ví dụ:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .

Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.

Ẩn dụ còn có thể kết hợp với các biện pháp khác ví dụ như nhân hóa, so sánh…tất cả đều có mục đích cuối cùng là tăng sự hiệu quả khi diễn đạt cho người đọc, người nghe.

TÁM CHỮ NÊN GHI NHỚ TRONG CUỘC ĐỜI Một thanh niên trẻ muốn rời bỏ quê hương đến một miền xa xôi để tạo dựng cuộc sống hạnh phúc và mỹ mãn cho bản thân. Trước khi lên đường, anh đến thăm một nhà triết học và xin ông chỉ bảo. Nhà triết học nói: "Anh thanh niên, trong cuộc đời có 8 chữ cần ghi nhớ. Hôm nay, ta sẽ tặng cho anh 4 chữ. Hi vọng nó sẽ đồng hành cùng anh đến tận chân trời, góc biển...
Đọc tiếp

TÁM CHỮ NÊN GHI NHỚ TRONG CUỘC ĐỜI

Một thanh niên trẻ muốn rời bỏ quê hương đến một miền xa xôi để tạo dựng cuộc sống hạnh phúc và mỹ mãn cho bản thân.

Trước khi lên đường, anh đến thăm một nhà triết học và xin ông chỉ bảo. Nhà triết học nói: "Anh thanh niên, trong cuộc đời có 8 chữ cần ghi nhớ. Hôm nay, ta sẽ tặng cho anh 4 chữ. Hi vọng nó sẽ đồng hành cùng anh đến tận chân trời, góc biển và giúp anh tạo dựng sự nghiệp. Bốn chữ đó là: "Đừng nên sợ hãi".

Ba mươi năm sau, anh thanh niên ngày xưa giờ đã bước sang tuổi trung niên. Anh đã đạt được một số thành công, thế nhưng cũng có thêm nhiều chuyện làm anh đau khổ. Trên đường về quê, cảm giác vui và buồn đan xen trong đầu anh. Vì thế anh tìm đến nhà triết học. Khi đến nhà của ông, anh mới biết ông đã qua đời cách đây vài năm. Người nhà ông đưa cho anh một bức thư và nói: "Đây là bức thư mà ông nhà tôi đã gửi riêng cho anh. Ông ấy nói rằng, một ngày nào đó anh sẽ tới". Anh bóc bức thư và nhìn thấy trong thư viết 4 chữ: "Đừng nên hối hận".

Bài học mà anh (chị) rút ra được từ câu chuyện trên là gì?

Hành trang không thể thiếu đối với giới trẻ trong cuộc sống hôm nay là gì?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (1)Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

(1)Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày.

(2)Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.

(3)Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của Lão Tử).

(Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007)

1.Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.

2.Tại sao tác giả cho rằng “việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước” ?

3.xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn (3)

4. Theo anh/chị, làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2
16 tháng 12 2018

2.Việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước vì:

  • Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước.
  • Tuân thủ Luật Giao thông sẽ hình thành ở mỗi người thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Từ đó, dễ dàng tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước.
16 tháng 12 2018

2. Việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước vì:

  • Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước.
  • Tuân thủ Luật Giao thông sẽ hình thành ở mỗi người thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Từ đó, dễ dàng tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước.

3.

  • Phép tu từ: Phép lặp cú pháp (lặp kết cấu ngữ pháp).
  • Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tuân thủ Luật Giao thông và bày tỏ niềm mong mỏi tha thiết vào ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân.
15 tháng 12 2018

"Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kì oan ngã tự cư"

Hai câu này tuy được dịch khác nhau, nhưng đại để gặp nhau:

- Nhóm Bùi Kỷ: “Sự oán hận xưa nay khó mà hỏi trời được. Nỗi oan phong vận lạ kia, tự mình ta buộc lấy mình”.

- Đào Duy Anh: “Mối hận cổ kim khó hỏi trời. Oan lạ của người phong vận ta cũng tự thấy có mình ở trong ấy”.

- Vũ Tam Tập: “Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc lỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”.

Đây là cặp câu “luận” bàn về sự đời, nhà thơ nói tới sự khó hiểu, vô lí của số phận. Đáng chú ý là câu sáu nhà thơ nói: Ta cũng tự coi như rơi vào cái oan lạ lùng của kiếp phong nhã (như của nàng). Hiểu theo ý trên thì Nguyễn Du hẳn phải có oan trái gì sâu sắc lắm, hiểu theo ý dưới thì tấm lòng nhà thơ hoàn toàn đồng cảm với Tiểu Thanh. Câu này với sự xuất hiện từ “ta” (ngã) báo hiệu chuyển mạch, nói tới “Tố Như” trong câu kết.



15 tháng 12 2018

Nguyễn Du ông là một Đại thi hào của dân tộc Việt Nam ngoài truyện Kiều- một kiệt tác văn học ông còn có một tác phẩm nổi tiếng viết về số phận của những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh viết bằng chữ hán đc thể hiện qua tác phẩm 'Độc tiểu Thanh Kí'. Trong bài thơ có câu" Cổ kim hận sự thiên nan vấn / Phong vận kì oan ngã tự cư" Hai câu thơ này là câu luận được dịch sang thơ nghĩa " Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi / Cái án phong lưu khác tự mang'. Người xưa là Tiểu Thanh , người nay Nguyễn Du , lại người nay khóc thương người xưa thương cho phận phụ nữ ' Tài hoa nhưng bạc mệnh ' giống trong câu thơ của Nguyễn Du có viết" Cái tài đi với cái tai một vần" người như Tiểu Thanh vừa thông minh vừa xinh đẹp , có tài lẫn sắc phải chịu số phận hẩm hiu . Hai câu thơ cho thấy sự bất lực bế tắc ko tìm thấy câu trả lời cho những nỗi oan khuất của những con người đã và đang gặp phải trong cuộc sống . Nguyễn Du một thiên tài văn học con người đa cảm như thấy mình cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc oan vì nét phong nhã qua Tiểu Thanh ta lại liên tưởng đến nàng Kiều âu cũng vì nét " phong nhã" mà số phận hẩm hiu.

17 tháng 12 2018

Bức tranh thiên cuộc sống ngày hè

- Thời gian: lầu tịch dương

Thời điểm cuối ngày trong văn học trung đại cũng có những câu thơ:

Ví dụ:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

(Bà Huyện Thanh Quan)

Chim hôm thoi thót về rừng

Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành

( Nguyễn Du)

->Trong thơ Nguyễn Trãi, tuy là lầu tịch dương, là cuối ngày rồi nhưng vạn vật vẫn căng tràn sức sống. Bức tranh thiên nhiên rộn rã, tươi thắm, dạt dào sức sống.

+ Hệ thống động từ:

_ đùn đùn: có dòng nhựa sống đang ứa căng trong thớ vỏ của hoa hòe, phun trào ra hết lớp này đến lớp khác.

_ giương: tán lá xòe rộng ra để che rợp cả khoảng không rộng lớn.

_ phun: dòng nhựa đang tràn trề và phun trào lên, tạo thành màu đỏ rực rỡ của hoa lựu.

Màu hoa đỏ này ta đã từng gặp trong thơ Nguyễn Du

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

Câu thơ của Nguyễn Du thiên về tạo hình, câu thơ của Nguyễn Trãi nói được sức sống của hoa lựu

_ Tiễn

+ Hệ thống từ láy tượng thanh:

_ Lao xao: âm thanh của người mua kẻ bán tấp nập, rộn ràng -> náo nhiệt -> sự phồn vinh, no đủ của cuộc sống.

_ Dắng dỏi: tiếng ve tạo nên bản đàn rộn ràng

=> Tràn trề sức sống vào thời điểm cuối ngày.

-Tác giả thức nhọn, huy động tất cả các giác quan, mở rộng tấm lòng mình để cảm nhận và để tái hiện cảnh ngày hè

->vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cuộc sống.

Mãi đến thế kỉ XX Xuân Diệu mới có những vần thơ “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn/ Sống toàn tim và thức nhọn giác quan” nhưng ở thế kỉ XV, với lòng yêu thiên nhiên cuộc sống của mình, Nguyễn Trãi đã có những cảm nhận bằng tất cả giác quan.

+ Xúc giác -> sự mát mẻ, dễ chịu

+ Thị giác -> sự rực rỡ sắc màu của bức tranh thiên nhiên

_ Màu lục (xanh thẫm) của hoa hòe đang xòe rộng ra, phủ khắp không gian.

_ Màu đỏ rực rỡ của hoa lựu. Cả dòng nhựa tràn trề, ứa căng phun trào hết lớp này đến lớp khác trên những bông hoa lựu.

_ Màu hồng dịu dàng của hoa sen.

=>Tất cả các màu sắc ấy đang được tắm mình trong màu vàng nhạt của ánh trời chiều sắp tắt.

=> Sự hòa sắc tinh tế, tạo nên bức tranh tươi sáng.

=> Gợi nên sự yêu đời.

+ Khứu giác: hương thơm, sự nồng nàn của hương sen.

+ Thính giác: sự náo nhiệt, rộn ràng của tiếng đàn ve, của chợ cá

Biện pháp đảo cấu trúc, từ láy tượng thanh được đảo lên vị trí đầu câu “lao xao”, “dắng dỏi” để nhấn mạnh vào sự náo nhiệt ấy.

=> Bức tranh thiên nhiên cuộc sống gần gũi, chân thực, sống động và có hồn.