K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2019

- Kết quả: Cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, thiết lập một nhà nước Cộng hòa - Trung Hoa dân quốc.

- Hạn chế: Cuộc cách mạng không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

25 tháng 12 2019

- Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, khó cai trị được hết nên các nước đế quốc thay nhau xâu xé

- Chế độ phong kiến suy yếu, mục nát

25 tháng 12 2019

- Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản, có nền văn hóa rực rỡ.

- Chế độ phong kiến ở Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX lâm vào tình trang suy yếu, khủng hoảng.

25 tháng 12 2019

-Ý nghĩa: Lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển chủ nghĩa tư bản

- Vì : chưa đáp ứng được đầy đỉ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến,...

25 tháng 12 2019

triệt để nhất mà bạn

thầy mình nói đáp úng được phần nào quyền lợi của nông dân mà

25 tháng 12 2019

vì Nhật Bản kiệp thời thi hành cuộc cải cách để phục hưng lại đất nước đó là cuộc cải cách "Duy Tân Minh Trị"

26 tháng 12 2019

1. Anh:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b) Về chính trị:

Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

c) Về đối ngoại:

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

2. Pháp:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

c) Về chính trị, đối ngoại:

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2

3. Đức:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép, … chi phối nền kinh tế Đức.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mĩ:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như:

+ “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ.

+ “vua thép” Moóc-gan.

+ “vua ô tô” Pho,...

=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.



25 tháng 12 2019

Đều thực hiện chính sách: "Ngu dân","Chia để trị"

“Ngày 6/8/1945, máy bay Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản). Phần đông dân cư ở trong phạm vi trung tâm vụ nổ trong chớp mắt đã bị thiêu cháy thành tro bụi. Ngày 8/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Nagasaki. Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có...
Đọc tiếp

“Ngày 6/8/1945, máy bay Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản). Phần đông dân cư ở trong phạm vi trung tâm vụ nổ trong chớp mắt đã bị thiêu cháy thành tro bụi. Ngày 8/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Nagasaki. Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có thêm gần 100.000 người ở Hirosima bị chết. Ở Hirosima, trong công viên Hòa bình, có một bức tượng đài kỷ niệm đặc biệt để tưởng nhớ những nạn nhân bị sát hại bởi bom nguyên tử. Trên tượng đài 9m là tượng hình một cô gái đang giơ cao hai bàn tay nâng đỡ con sếu. Một cô gái Nhật có tên là Xadaco Xaxaki, khi bom nguyên tử rơi xuống, cô mới có hai tuổi, đã may mắn thoát nạn. Nhưng 10 năm sau, vào tháng 2/1955, cô phải nhập viện vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử. Cô tin vào một truyền thuyết của Nhật Bản là nếu gấp được một nghìn con sếu bằng giấy treo xung quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh tật. Nhưng cô chỉ gấp được 644 con sếu thì chết. Xúc động trước cái chết của cô gái các bạn học sinh trong thành phố đã góp tiền xây dựng tượng đài tưởng niệm. Bên dưới tượng đài khắc dòng chữ “Chúng tôi mong muốn: Hãy để cho hòa bình vĩnh viễn trên thế giới này!”.

Quan đọc hiểu đoạn văn trên, Em hãy đóng vai là một phi công Mỹ tham gia phi vụ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản, viết một bức thư gửi lời xin lỗi đến những nạn nhân vô tội của hai thành phố Hirosima và Nagasaki.

1
25 tháng 12 2019

Xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến những người dân sống tại 2 thành phố Hirosima và Nagasaki. Đây có lẽ là lời xin lỗi muộn màng, nhưng tôi vẫn muốn gửi đến các bạn.

Tôi tên là Kevin. Tôi là một cựu phi công Mĩ đã về hưu. Tôi đã từng tham gia chiến dịch ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki của quân đội Mĩ. Chiến tranh tuy đã lùi xa, nhưng những nỗi đau mà chúng tôi đã để lại trên mảnh đất này sẽ còn mãi.

Trong chiến tranh, con người sát hại lẫn nhau đơn giản chỉ vì sự sinh tồn; vì nghe theo tiếng gọi của tổ quốc. Trong thế chiến thứ II, nước Mĩ của chúng tôi đứng ngoài trận chiến quân phát xít và phe đồng minh. Nhưng nước Mĩ đã nhận được sự tấn công thảm khốc của quân đội Nhật tại Trân Châu Cảng. Việc Mĩ dội 2 quả bom xuống Nagasaki và Hirosima là sự tấn công đáp trả cho sự việc quân đội Nhật Bản đã tiêu diệt toàn bộ hạm đội của Mĩ tại Trân Châu Cảng. Tôi cũng là một người có mặt tại Trân Châu Cảng vào ngày hôm đó. Một buổi sáng đầu u ám. Xác những người đồng đội của chúng tôi nổi trên khắp mặt biển. Có những người còn sống nhưng mang trên mình thương tích đầy mình. Bấy giờ trong lòng những người còn được sống như chúng tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất trong đầu: đó là phải bảo thù cho những người đồng đội, giành lại sự uy nghiêm của nước Mĩ. Khi được cấp trên hạ lệnh tham gia chiến dịch này; chúng tôi đã sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiện vụ; để bảo vệ lòng tự tôn của nước Mĩ. Giây phút quả bom rời khỏi máy bay, có lẽ trong lòng tôi cả thấy không có gì sung sướng bằng việc đã báo thù được cho những người đồng đội. Nhưng rồi để những ngày tháng sau đó, tôi luôn mãi day dứt trong lòng. Những hậu quả mà chúng tôi gây nên đã ảnh hưởng đến bao thế hệ người dân tại hai thành phố đó.Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có thêm gần 100.000 người ở Hirosima bị chết. Tôi tự đặt cho lòng mình một câu hỏi: "Cùng là con người với nhau, tại sao chúng ta lại tàn nhẫn như vậy?" Sau 60 năm kể từ trận đánh bom; tôi đã quay trở lạnh mảnh đất ấy, tôi thật sự bất ngờ. Các bạn đã đứng lên một cách mạnh mẽ sau chiến tranh, xây dựng lại đất nước từ một mớ đổ nát. Có lẽ những thiên tai và chiến tranh mà đất nước các bạn đã phải gánh chịu đã làm cho con người Nhật Bản trở nên mạnh mẽ đến vậy. Giờ đây khi đứng tại quảng trường tưởng niệm, lòng tôi không khỏi day dứt về những việc mà quân đội Mĩ đã gây nên tại đây. Tôi xếp một chú sếu trắng và thầm nguyên ước những nỗi đau sẽ được xoa dịu và bình yên sẽ mãi mãi đến với mảnh đất này.

27/05/2005

"Suy nghĩ của một con người đã coi rất nhiều phim, hoạt hình; trong đó có 2 phim tiêu biểu nhất "Pearl harbor" (phim nói về Trận chiến Trân Châu Cảng) và "Bí mật ngôi mộ đom đóm" (phim nói về những đau thương do chiến tranh hạt nhân ở Nhật Bản):Hậu quả mà Nhật gây ra cho Mĩ cũng làm Mĩ thiệt hại nhiều.Nên Mĩ mới trả thù. Nhưng sự trả thù của Mĩ lại gây ra hậu quả quả lớn với người dân Nhật Bản."

25 tháng 12 2019

-Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII , Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh máy móc trong ngành dệt

-Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ bằng thủ công đến sản xuất bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. Từ 1 nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là công xưởng của thế giới

5 tháng 1 2020

- Đặc điểm chung nổi bật:

+ Có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

+ Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.

+ Các nước đều tăng cường xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường tiêu thụ,…

Chúc bạn học tốt!

* Giống nhau: Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa
* Khác nhau
- Anh: Chủ nghĩa đế quốc thực dân, có nhiều thuộc địa, nhưng vị trí cường quốc công nghiệp đã sụt giảm
- Pháp: Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi, chuyển từ 1 nước đứng thứ 2 về Công nghiệp, dần chuyển thành cho vay, xuất khẩu tư bản
- Đức: Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến, mức độ sản lượng công nghiệp tăng cao, nhưng lại quá ít thuộc địa => hung hăng nhất
- Mĩ: là CNĐQ các tơ rốt nhưng giống Đức ít thuộc địa, có trình độ kĩ thuật công nghiệp cao