K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2018

a) Giống nhau:

- Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển.

- Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.

- Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.

- Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

b) Khác nhau:

- Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.

- Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân.

27 tháng 12 2018

- Hic, mình cần cái vì sao có sự khác nhau ý @@ dù sao cũng thanks bạn

26 tháng 12 2018

Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.

Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.

Ngày nay, công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hàng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.

Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa tới nay đây vẫn là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.

Sự không ổn định vé chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.



26 tháng 12 2018
Tình hình chính trị ở Tây Nam Á không ổn định vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chính sau:
- Vị trí địa lý của Tây Nam Á: Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế (ngã ba của 3 châu lục Á - Âu - Phi) và giáp các biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Caspi, vịnh Ba Tư. Có thể nói là khu vực này có vi trí chiến lược quan trọng.
- Là khu vực giàu khoáng sản, nhất là dầu mỏ
- Lịch sử Tây Nam Á phức tạp: từng bị Thực dân Anh đô hộ hơn 200 năm.
- Tình hình kinh tế - xã hội bị chi phối nhiều bởi nơi đây tập trung khá nhiều tôn giáo mà họ thường hay xung đột vì sắc tộc, tôn giáo giữa dân do thái và các dân tộc khác gây lên sự mất ổn định, thường xuyên diễn ra mâu thuẫn nặng nề
26 tháng 12 2018

* Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại

- Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi- bia) nơi có khí hậu ôn đới.

- Rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.

- Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.

* Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu:

- Tương ứng kiểu khí hậu ôn đới lục địa có rừng lá kim ở Bắc Á -

Tương ứng kiểu khí hậu cận nhiêt gió mùa có rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á

- Tương ứng khậu nhiệt đới gió mùa có rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á

- Tương ứng kiểu khí hậu núi cao có cảnh quan núi cao

25 tháng 12 2018

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952, kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...)

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP năm 2005 của Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.



6 tháng 1 2019

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...)

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.

Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP năm 2005 của Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.

25 tháng 12 2018

- Các nước Đông Á: Trung Quốc , Hồng Kông , Ma Cao , Nhật Bản , CHDCND Triều Tiên , Hàn Quốc , Mông Cổ , Đài Loan.

- Tình hình kinh tế hiện nay:

+ Ngày nay nền kinh tế các nước phát triển nhanh và duy trì tăng trưởng cao : Nhật Bản , Trung Quốc , Hồng Kông , Đài Loan , Hàn Quốc

+ Quá trình đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu

- Vai trò các nước:

+ Nhật BẢn : Là cường quốc kinh tế thứ 2 TG + Hàn Quốc , Đài Loan :là nước và vbufng lãnh thổ công nghiệp mới + Trung Quốc : Nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng + CHDCND Triều Tiên : có nhiều biến chuyển trong sự nghiệp phát triển kinh tế

1 tháng 1 2019

Câu 1

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:

- Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:

+ So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).

- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.



1 tháng 1 2019

Câu 2

Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng nhiều biện pháp như:

- Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất: xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống tự động tưới xoay tròn và tưới phun sương, trồng cây trong nhà kính...

- Ven bờ ruộng, trồng cây chắn gió và giữ nước cho cây trồng.

- Sản xuất chuyên môn hóa với quy mô lớn.

- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.



25 tháng 12 2018

Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình:

- Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này (lượng mưa > 1000mm).

- Đồng bằng sông Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ và sơn nguyên Đề-can tạo nên hành lang hút gió mùa Tây Nam, mang lại lượng mưa lớn cho vùng (>1000 mm).

- Đồng bằng ven biển phía Tây dãy Gát Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng mưa ớn. (>1000mm).

- Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê- can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251 – 750 mm).

Nguồn: loigiaihay

25 tháng 12 2018

Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình:

- Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này (lượng mưa > 1000mm).

- Đồng bằng sông Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ và sơn nguyên Đề-can tạo nên hành lang hút gió mùa Tây Nam, mang lại lượng mưa lớn cho vùng (>1000 mm).

- Đồng bằng ven biển phía Tây dãy Gát Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng mưa ớn. (>1000mm).

- Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê- can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251 – 750 mm).


25 tháng 12 2018

* Một số đồng bằng phù sa màu mỡ là:

+ Đb sông Hồng

+ Đb sông Cửu Long,...

25 tháng 12 2018

Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam), đồng bằng sông Mê Nam (Thái Lan), đồng bằng Irawadi, đồng bằng Saluen (Mianma)

25 tháng 12 2018

* Sự phân bố dân cư Châu Á:

\(-\) Dân cư phân bố không đều.
+ Dân cư lập trung đông (trên 100 người/Km2) ở vùng ven biển của Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, một số đảo của In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

+ Trong nội địa và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn.
\(-\) Nguyên nhân do vùng ven biển thường có các đồng bằng với những điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các làng mạc, thành phố.

25 tháng 12 2018

Cách tính mật độ dân số? Lấy số dân chia diện tích

Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế ở khu vực đông á?

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :

- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Vì sao mưa ở khu vực Nam Á không đều?

Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố rất không đều:
- Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm
-Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương
-Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha.
Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu

16 tháng 8 2019

Địa hình: Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh.

Tự nhiên : Do điều kiện địa lý của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lý khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ [2] đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.