K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017

1.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đinh Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).

“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí,trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng,. Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập dân “ấp chiến lược”, trang bị phương tiện chiến tranh hiện địa, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”,”thiết xa vận”. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

“Ấp chiến lược” (sau đó gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”. Chúng coi việc “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Chúng dựu định dồn 10 triệu nông dân vào 16 000 ấp trong tổng số 17 000 ấp toàn miền Nam.

Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1-1961, Trung ương Cục miền Nam ra đời; tháng 2-1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sựu, binh vận).

Trong những năm 1961-1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng.

Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược: diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch; có hàn chục triệu người tham gia phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời”, nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch.

Mĩ và chính quyền Sài Gòn dù tập trung sức dồn dân, lập “ấp chiến lược” nhưng cũng chỉ thực hiện được một phần kế hoạch (non nửa số 16 000 ấp).

Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân ở miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.

Trên mặt trận quân sự, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận chiến Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963, đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2 000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy được pháo binh, máy bay, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đau Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả những đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại đàn áp của chính quyền chính Diệm.

Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Ngày 1-11-1963, Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính giết Diệm-Nhu, đưa tay sai mới lên cầm quyền, với hi vọng ổn định tình hình để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Cuộc đảo chính này đã làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên. Chỉ trong vòng 18 tháng sau đó, liên tục diễn ra hơn 10 cuộc đảo chính.

Sau khi lên làm Tổng thống (thay Kennơđi bị ám sát ngày 22-11-1963), Giônxơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa “Chiến tranh đặc biệt”. Kế hoạch Giônxơn-Mác Namara thay thế kê hoạch Xtalây-Taylo, nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964-1965).

Mặc dù vậy, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Cuối năm 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3 300 ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến); tới tháng 6-1965, giảm xuống mức thấp nhất, chỉ còn kiểm soát 2 200 ấp. “ấp chiến lược”- xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp của cách mạng. Tại vùng giải phóng, chính quyền cách mạng các cấp đã được thành lập, ruộng đất của Việt gian bị tịch thu chia cho dân cày nghèo.

Sau chiến thắng Ấp Bắc, Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn.

Trong đông –xuân 1964-1965, quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giá (Bà Rịa ngày 2-12-1964). Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Tiếp đó, quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) v.v…gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

15 tháng 4 2018

bạn lấy cái này ở đâu z

14 tháng 4 2017

- Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc — Nam (đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển) được khai thông từ tháng 5-1959.
- Trong 4 năm (1965 - 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược... phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ.

14 tháng 4 2017

1.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đinh Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).

“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí,trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng,. Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập dân “ấp chiến lược”, trang bị phương tiện chiến tranh hiện địa, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”,”thiết xa vận”. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

“Ấp chiến lược” (sau đó gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”. Chúng coi việc “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Chúng dựu định dồn 10 triệu nông dân vào 16 000 ấp trong tổng số 17 000 ấp toàn miền Nam.

Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1-1961, Trung ương Cục miền Nam ra đời; tháng 2-1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sựu, binh vận).

Trong những năm 1961-1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng.

Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược: diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch; có hàn chục triệu người tham gia phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời”, nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch.

Mĩ và chính quyền Sài Gòn dù tập trung sức dồn dân, lập “ấp chiến lược” nhưng cũng chỉ thực hiện được một phần kế hoạch (non nửa số 16 000 ấp).

Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân ở miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.

Trên mặt trận quân sự, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận chiến Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963, đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2 000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy được pháo binh, máy bay, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đau Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả những đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại đàn áp của chính quyền chính Diệm.

Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Ngày 1-11-1963, Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính giết Diệm-Nhu, đưa tay sai mới lên cầm quyền, với hi vọng ổn định tình hình để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Cuộc đảo chính này đã làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên. Chỉ trong vòng 18 tháng sau đó, liên tục diễn ra hơn 10 cuộc đảo chính.

Sau khi lên làm Tổng thống (thay Kennơđi bị ám sát ngày 22-11-1963), Giônxơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa “Chiến tranh đặc biệt”. Kế hoạch Giônxơn-Mác Namara thay thế kê hoạch Xtalây-Taylo, nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964-1965).

Mặc dù vậy, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Cuối năm 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3 300 ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến); tới tháng 6-1965, giảm xuống mức thấp nhất, chỉ còn kiểm soát 2 200 ấp. “ấp chiến lược”- xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp của cách mạng. Tại vùng giải phóng, chính quyền cách mạng các cấp đã được thành lập, ruộng đất của Việt gian bị tịch thu chia cho dân cày nghèo.

Sau chiến thắng Ấp Bắc, Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn.

Trong đông –xuân 1964-1965, quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giá (Bà Rịa ngày 2-12-1964). Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Tiếp đó, quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) v.v…gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

14 tháng 4 2017

Qua 5 đợt cải cách ruộng đất (tiến hành từ cuối năm 1953 đến năm 1956), có khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lấy từ tay giai cấp địa chủ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ. Giai cấp nông dân được giải phóng, trở thành người chủ ở nông thôn.

Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố. Thắng lợi của cải cách ruộng đất góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Trong ba năm tiếp theo (1958 - 1960), miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh nhằm vận động những nông dân cá thể, những thợ thủ công, những thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoặc công tư hợp doanh. Khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
Kết quả cải tạo là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh. Hợp tác xã đã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phục vụ vụ chiến đấu.



14 tháng 4 2017

Thắng lợi chính trị của ta từ năm 1946 đến năm 1954:



18 tháng 4 2019

Mặt trận

Thời gian

Sự kiện

Chính trị

Từ ngày 11 đến 19-2-1951

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ngày 3-3-1951

Thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

Ngày 11-3-1951

Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

Quân sự

19-12-1946 đến 17-2-1947

Cuộc chiến đấu của các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

7-10-1947 đến tháng 12-1947

Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947

16-9-1950 đến 22-10-1950

Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950

Đông - xuân 1950-1951

Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Đông - xuân 1951-1952

Chiến dịch Hòa Bình

Thu - đông năm 1952.

Chiến dịch Tây Bắc

Xuân - hè năm 1953.

Chiến dịch Thượng Lào

13-3 đến 7-5-1954

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ngoại giao

21-7-1954

Hiệp định Giơ-ne-vơ

14 tháng 4 2017

Vì chiến thắng điện biên phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

15 tháng 4 2017

Tại vì:

– Pháp, Mỹ đưa ra kế hoạch Na Va nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh. Để thực hiện kế hoạch Na Va Mỹ đã tăng viện trợ cho Pháp, Pháp điều quân từ Đồng bằng Bắc bộ lên 12 tiểu đoàn, thúc ngụy quân bắt thêm binh lính.

– Cuộc tấn công chiến lược đông xuân 1953 – 1954 của ta buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Kế họạch NaVa bước đầu bị phá sản. Buộc Pháp, Mỹ tập trung xây dựng ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông dương. – “Một pháo đại bất khả xâm phạm” chấp nhận cuộc chiến đấu với ta ở đây.

– Ta quyết định mở chiến dịch ĐBP nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Lào. Sau 56 ngày đêm chiến đấu quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch NaVa của Pháp, Mỹ tạo điệu kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị thế giới, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần quyết định việc ký hiệp định GiơNevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Đông dương.

Các nước tham dự hội nghị công nhận độc lập chủ quyền của ba nước Đông dương, Pháp buộc phải rút quân về nước, Mỹ bị thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh ở Đông dương. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

14 tháng 4 2017

Bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị trong kháng chiến chống Pháp từ thu - đông 1950 đến trước đông - xuân 1953 - 1954:



1 tháng 2 2018

viết sai các sự kiện mà hoc24 vẫn chọn

hoc24....oe

14 tháng 4 2017

+ Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày càng được đẩy mạnh, đồng thời Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn, cấu kết chặt chẽ với Pháp trong những âm mưu và hành động mới. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn mà lực lượng kháng chiến của chúng ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

+ Về chính trị, từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua hai bản báo cáo quan trọng là Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đại hội cũng đã thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới...

+ Đại hội đại biểu lần thứ hai đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

+ Trong những năm 1951 - 1953 hậu phương kháng chiến của chúng ta đã phát triển về mọi mặt.

+ Ngày 3/3/1951 Mặt trận Liên Việt đã được thống nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Ngày 11/3/1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào đã được thành lập để tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung. Sau các sự kiện đó, một phong trào thi đua yêu nước đã lan rộng làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú.

+ Về kinh tế, cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn. Để có thể bồi dưỡng sức dân, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.



14 tháng 4 2017

+ Ý nghĩa của cuộc chiến đấu thắng lợi ở các đô thị:
Cuộc chiến đấu chủ động bao vây và tiến công quân Pháp của ta đã làm tiêu hao lực lượng địch, tạo ra thế trận cho chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân, toàn diện.
+ Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947:
Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp. Chiến thắng này đã chứng minh sự đúng đắn về đường lối kháng chiến lâu dài của Đảng. Chứng minh sự vững chắc của Căn cứ địa Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, ta có thêm điều kiện để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến toàn quốc, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
- Căn cứ Việt Bắc vẫn được giữ vững, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
- Làm thất bại âm mưu của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
- Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc đã chứng tỏ rằng lực lượng của ta ngày càng hùng mạnh , lực lượng của địch ngày càng suy yếu, cuộc chiến thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta.

14 tháng 4 2017

Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Về quân sự, ta chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
Về chính trị và ngoại giao, năm 1948, tại Nam Bộ, lần đầu tiên ta tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh, ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
Tháng 6 - 1949, Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức từ cơ sở đến trung ương.
Ngày 14 - 1 - 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước lao tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau lời tuyên bố đó, chính phủ nhiều nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta : đầu tiên là Trung Quốc, tiếp đó là Liên Xô, rồi lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác.
Về kinh tế, ta chủ trương vừa ra sức phá hóa kinh tế địch, vừa đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân có khả năng tự cấp tự túc.
Về văn hóa, giáo dục, tháng 7 - 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ thống giáo dục 12 năm bằng hệ thống giáo dục 9 năm, hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc, đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc dân chủ nhân dân.

1 tháng 5 2017

Em cần phân tích và gắn liền những nội dung lịch sử cụ thể....với tính toàn dân, toàn diện, trường kì,....

Để làm được em cần hiểu toàn dân, toàn diện, trường kì,...là gì nhé.

Chúc em học tốt!

14 tháng 4 2017

Dựa vào mục 1a phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích như sau:

+ Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, nhưng thực dân Pháp không nghiêm túc thực hiện mà ra sức khiêu khích, phá hoại. Chúng không ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách thành lập “Nam Kì tự trị”. Hạ tuần tháng 11-1946, chũng chiếm đóng ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Đầu tháng 12 chúng đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Dương và tăng thêm quân ở Hải Phòng.

Tại Hà Nội, liên tiếp từ đầu tháng 12-1946, quân Pháp ra sức khiêu khích như đốt cháy Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, phá chướng ngại vật của ta ở phố Lò Đúc, bắn vào dân thường như phố Hàng Bún, Yên Ninh, chiếm đóng trị sở Bộ Tài chính, Bộ Giao Thông công chính.

+Đến đây, bộ mặt của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta đã rõ ràng. Tình hình đó đòi hỏi Đáng và Chính ohur phải có những quyết sách kịp thời. Ngày 12-12-1946, Đảng đã họp và ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.

+Đặc biệt nghiêm trọng là trong các ngày 18 và 19-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư như đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ và nắm quyền kiểm soát thủ đô, nếu không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ chuyển sang hành động.

+Nền độc lập của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Khoảng 20h ngày 19-12-1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả Hà Nội mất điện. Đó là tín hiệu của cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.



- Sau hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng và âm mưu xâm lược lâu dài trên đất nước ta, Pháp đã bộ ước và tăng cường các hành động khiêu khích:

+ Tháng 11 năm 1946,Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

+ Từ đầu tháng 12 năm 1946,quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và bảo vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bùn, chiếm trụ sở bộ tài chính và một số cơ quan khác của ta.

+ Ngày 18 đến 19 tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô của chúng.

- Trước những hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để báo vệ độc lập tự do...Ngay 18 đến 19 tháng 12 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc khách chiến.