K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2017

Một số thành tựu văn học nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX:

a) Sử học :

-Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên.

-Sử quán triều Nguyễn có đại nam thực lục, đại nam liệt truyện

-Một số nhà sử học :

+ Lê Quý Đôn ( nhà bác học lớn nhất thế kỉ): Đại Việt thông sử, phủ biên tạp lục,...

+ Phan Huy Chú: Bộ lịch triều hiến chương loại chí,..

b) Địa Lí:

-Có thêm các công trình như:

+ Gia Định thành thông chí của Hoài Đức.

+ Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định

c) Y học:

-Ngày càng phát triển, nhất là bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển) của Lê Hữu Trác , ông còn được mệnh danh là ông tổ nghề y và có biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

12 tháng 5 2017

Tìm câu hỏi tương tự - Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến

16 tháng 4 2017

Nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp của thời Nguyễn có phát triển nhưng bị kìm hãm là do:

- Thủ công nghiệp kĩ thuật vẫn còn lạc hậu, hoạt động thất thường, nộp thuế sản phẩm nặng nề.

-Thương nghiệp hạn chế buôn bán với nước ngoài.

16 tháng 4 2017

7. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

18 tháng 5 2017

1)Em nghĩ như thế nào về hành động của Kiều Công Tiễn?

- Để được chức tiết độ sứ mà Kiều Công Tiễn đã giết Dương Đình Nghệ - một vị tướng rất tin cậy Kiều Công Tiễn. Hành động này thật vong ơn bội nghĩa, không xứng đáng là bậc anh hùng cứu nước. Biết tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để trị tội mình, Kiều Công Tiễn liền cầu cứu quân Nam Hán, việc này chẳng khác nào là bán nước. Kiều Công Tiễn là một người hèn nhát và bất chấp tất cả để có được quyền cao chức rộng.

2)Ngô Quyền đã có kế sách thế nào để đánh giặc?

- Kế sách đánh giặc của Ngô Quyền là: đóng cọc ngầm dưới lòng sông Bạch Đằng, đợi đến khi nước triều sắp rút, nhử giặc vào trận địa, rồi cho quân lính mai phục hai bên bờ bao vây tấn công.

16 tháng 4 2017

Đó là một việc làm có ý nghĩa nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc, biểu thị ý chí quyết giữ vững nền độc lập vừa giành lại được sau hơn mười thế kỷ, đấu tranh bền bỉ chống xâm lược và đô hộ của phong kiến nước ngoài. Sự kiện Ngô Quyền xưng Vương lập ra nhà Ngô đã đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc, đập tan mưu đồ ngông cuồng chiếm lĩnh An Nam của chúng, đưa nước ta vào một thời kỳ mới - thời kỳ độc lập lâu dài, bứt ra khỏi sự đô hộ của ngoại bang...

17 tháng 4 2017

Very good !

16 tháng 4 2017

Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX:

+ Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .

+ Những biểu hiện cụ thể :

- Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

- Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

- Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

19 tháng 4 2017

Cảm ơn nhìu nha

16 tháng 4 2017

- Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc.Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc-chủ động đón đánh quân giặc.

-Kế hoạch của Ngô Quyền hết sức độc đáo: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, thành một trẫn địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc '' ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả ''

16 tháng 4 2017

* Nguyên nhân: do Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

* Diễn biến:

Cuối năm 938, quân Nam Hán dưới sự chỉ huy của Lưu Hoằng Tháo tiến vào vùng biển nc ta. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử quân giặc vào sông Bạch Đằng. Nước triều đang lên, giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà ko biết. Nước triều rút, Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại, quân Nam Hán rút chạy ra biển. Nước triều rút nhanh, thuyền bị vỡ, Hoằng Tháo chết. Vua Nam Hán hay tin bại trận rút quân về nc, ko dám xâm lược nc ta.

Bonus: ý nghĩa trận Bạch Đằng:

- Là chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta.

- Đập tan âm mưu xâm lược nc ta của bọn phong kiến phương Bắc.

- Mở ra thời kì mới, xây dựng, bảo vệ nền độc lập Tổ quốc.

- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài.

Chúc bạn học tốt!!!vuihahahihi

20 tháng 6 2020

-Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa cọc ngầm của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

16 tháng 4 2017

-Cuối thế kỉ IX , nhà Đường suy yếu .

-Khúc Thừa Dụ quê ở Hòng Châu (Hải Dương).

- Ông sống khoan hòa , dân chúng mến phục.

- Giữa năm 905 , Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ , xây dựng một chính quyền tự chủ .

- Đầu năm 906 , vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

- Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay, xây dựng đât nước tự chủ , đặt lại các khu vực hành chính , của người trông coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại mức thuế , bãi bỏ các thứ lao dịch , lập lại sổ hộ khẩu .

16 tháng 4 2017

Tóm tắt rồi đó bạn , cô mình dạy rồi

16 tháng 4 2017

a) Diễn biến

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

b) Giai thik

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

16 tháng 4 2017

bn cs chắc k zậy

17 tháng 4 2017

1. Vì lúc này, quân Thanh ăn tết và nghĩ rằng quân ta cũng đang ăn tết, nên hk canh phòng cẩn thận, chủ quan.Quang Trung quyết định tấn công quân Thanh để nhanh chóng giành thắng lợi và tránh tổn thất ít nhất có thể