K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2016

a) Thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

* Về tự nhiên :

- Biển có  nhiều loại hải sản với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; trên các đảo ven bờ có nghề khai thác tổ yến; bờ biển có nhiều đầm phá, vịnh nước sâu (Dung Quất, Vân Phong, ,,,), nhiều bãi biển đẹp ( Nha Trang, Mũi Né, Non Nước,...)

- Khoáng sản chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở  Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu, Quảng Nam; dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ), Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ

- Rừng có diện tích tương đối lớn ( hơn 1,77 triệu ha, che phủ rừng la 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ). Trong rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý.

- Đồng bằng Tuy Hòa ( Phú Yên) màu mỡ; các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu

 * Về kinh tế :

- Số dân : gần 8,9 triệu người, 10,5% số dân cả nước ( năm 2006). Là vùng có nhiều dân tộc ít người; có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết; vùng đang thu hút đầu tư dự án của nước ngoài

- Có các di tích văn hóa thế giới là Phố Cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam), góp phần làm phong phú thêm thế mạnh du lịch của vùng

b) Tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất nước ta

- Hai quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa

- Ba đảo : Phú Quốc, Cát Bầu, Cát bà

1 tháng 3 2016

a) Việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

* Nghề cá :

- Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát  triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa.

- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng.

- Chú ý khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

* Du lịch biển :

- Có nhiều bãi biển nổi tiếng : Mỹ Khê ( Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né ( Bình Thuận)

- Hình thành các trung tâm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách

b) Đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng Duyên hải Nam trung Bộ

- Có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ

- Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển đảo của nước ta

1 tháng 3 2016

a) Các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc

Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam

b) Những thuận lợi về tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ

* Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

- Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác; các bãi tôm, bãi cá lớn nhất là ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

* Du lịch biển :

- Có nhiều bãi biển đẹp ( Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn,..)

- Nhiều vịnh đẹp nổi tiếng ( Vịnh Nha Trang, Vân Phong,...) và hệ thống đảo, quần đảo

* Giao thông vận tải biển : Có nhiều địa điểm thuận lợ để xây dựng cảng nước sâu

* Khai thác khoáng sản biển : có dầu khí ở thềm lục địa; việc dản xuất muối rất thuận lợi

1 tháng 3 2016

a) Các mỏ khoáng sản của vùng Bắc Trung Bộ

- Sắt : mỏ Thạch Khê thuộc tỉnh Hà Tĩnh

- Crom : mỏ Cổ Định thuộc tỉnh Thanh Hóa

- Thiếc - Vonphram : mỏ Quỳ Hợp thuộc tỉnh Nghệ Anh

- Đá quý : Mỏ Quỳ Châu thuộc tỉnh Nghệ An

- Mangan : Nghệ An

- Ti tan : Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế

- Vàng : phía tây Nghệ An

- Niken : Thanh Hóa

- Than Nâu : Phía tây Nghệ An

- Antimoan : Phía tây Nghệ An, Thanh Hóa

- Đá vôi xi măng : Thanh Hóa

- Sét, Cao lanh : Quảng Bình

- Pirit : Thừa Thiên Huế

b) Kể tên :

- Các trung tâm công nghiệp của vùng và các ngành của mỗi trung tâm 

   + Thanh Hóa : cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulo, khai thác chế biến lâm sản

   + Bỉm Sơn : Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

    + Vinh : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng 

   + Huế : cơ khí, dệt, may, chế biến nông sản

- Các cảng biển của vùng : Cửa Lò ( Nghệ An), Vũng Áng ( Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Binh), Thuận An, Chân Mây ( Thừa Thiên Huế)

- Các cửa khẩu trên biên giới Việt Lào : Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn, A Đớt ( Thừa Thiên Huế)

- Các tuyến quốc lộ xuyên vùng : 1A, đường Hồ Chí Minh

- Các tuyến đường sang Lào : đường số 7 ( Diễn Châu  - Luông Phabang), đường số 8 ( Vinh - Viên Chăn), đường số 9 ( Đông Hà - Xavanakhet)

1 tháng 3 2016

* Thế mạnh :

- Tài nguyên lâm nghiệp đứng thứ hai cả nước sau Tây Nguyên

- Độ che phủ rừng lớn, rừng có nhiều gỗ quý, lâm sản, chim, thú có giá trị,

* Tình hình phát triển

- Có nhiều lâm trường khai thác, tu bổ và trồng rừng

- Có nhiều cơ sở chế biến lâm sản : Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh

* Những giải pháp để phát triển lâm nghiệp bền vững :

- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản

- Trồng rừng, tu bổ và bảo vệ rừng được coi là giải pháp cấp bách

- Phát triển rừng phòng hộ (đầu nguồn, ven biển)

1 tháng 3 2016

Việc tăng cường kết cấu hạ tâng giao thông vận tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ vì :

- Cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế vùng

   + Tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng ( một số loại khoáng sản, tài nguyên lâm nghiệp, nông nghiệp và thủy sản,.) cho phép phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành

   + Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều hạn chế ( do chiến tranh, do thiên tai, phân bố không đều) làm ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ

- Cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế biển của vùng :

    + Việc nâng cấp các cảng biển hiện có ( Cửa Lò,..) xây dựng và hoàn thiện một số cảng nước sâu ( Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút vốn đầu tư, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu kinh tế cảng biển

    + Phát triển ngành thủy sản (khai tahcs, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu) và ngành du lịch

- Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế với các vùng khác trong nước và quốc tế

   + Giao lưu với các vùng phía bắc và phía nam thông qua quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, đường Hồ Chí Minh; mở rộng trao đổi hàng hóa với Lào thông qua các tuyến đường quốc lộ 7,8,9

   + Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới ( Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế ở phần phía tây của vùng

Hiện nay các hoạt động kinh tế tập trung ở đồng bằng duyên hải trong khi phần lớn phía tây còn chậm phát triển. Việc nâng cấp các tuyến đường theo chiều Đông - Tây góp phần khai thác các tiềm năng của vùng gò đồi, miền núi và hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ vùng

28 tháng 2 2016

Bắc Trung Bộ là vùng có lãnh thổ tương đối rộng giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề do chiến tranh,trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế của Bắc Trung Bộ sẻ có bước phát triển đột phá.So với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Bắc Trung Bộ tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đang đứng trước triển vọng lớn nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy các thế mạnh tự nhiên, kinh tế - xã hội và vai trò của các trung tâm kinh tế. Bắc Trung Bộ: 
- Bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị và Thừa Thiên Huế. 
- Diện tích: 51,5 nghìn km2 (chiếm 15% diện tích cả nước). 
- Dân số: 10,6 triệu người (năm 2006, chiếm 12,7% dân số cả nước). 
a. Vị trí địa lí và lãnh thổ 
- Đặc điểm: 
+ Bắc trung Bộ là vùng có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang. 
+ Phía bắc giáp với ĐBSH, phía nam giáp DHNTB, phía tây giáp CHDCND Lào, phía Đông hướng ra biển Đông. 
+ Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đường bộ, đường sắt và nhiều tuyến đường ngay đông tây từ cảng biển đến nước bạn Lào), gần tuyến đường hàng hải quốc tế. 
Vị trí của vùng giống như chiếc cầu nối giữa phần phía Bắc với phần phía Nam nước ta, giữa Lào với biển Đông ( có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây mở rộng mới giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan. 
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng. 
+ Đất đai: ở trung du miền núi có đất feralit, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc khai thác lâm nghiệp, trồng cây ăn quả; đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển thích hợp đối với cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. 
+ Diện tích rừng của vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên, rừng có nhiều loài gỗ quí, ngoài gỗ còn có nhiều đặc sản dưới tán rừng và tài nguyên động vật phong phú, có giá trị kinh tế (như song, mây,

28 tháng 2 2016

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp sẽ góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:

- Về kinh tế:

+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, hoàn thiện và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế.

- Về xã hội:

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần định canh, định cư cho các dân tộc thiểu số và hạn cho được việc tàn phá rừng.

- Về môi trường:

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và phát triển vốn rừng, giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn các nguồn tiền quý hiếm, điều hoà chế độ nước của các sông, hạn chế tác hại của lũ.

+ Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chặn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

1 tháng 3 2016

Bắc Trung Bộ đã khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng vì 

- Bắc Trung Bộ có thế mạnh để phát triển nông nghiệp ở trung du, đồng bằng và vùng đã khai thác các thế mạnh đó

- Khai thác thế mạnh chăn nuôi đại gia súc ở vùng đồi trước núi

- Khai thác thế mạnh trồng cây công nghiệp ở vùng trung du

- Khai thác thế mạnh trồng cây hàng năm ở vùng đồng bằng

- Hình thành các vùng lúa thâm canh ở đồng bằng

28 tháng 2 2016

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp sẽ góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:

- Về kinh tế:

+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, hoàn thiện và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế.

- Về xã hội:

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần định canh, định cư cho các dân tộc thiểu số và hạn cho được việc tàn phá rừng.

- Về môi trường:

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và phát triển vốn rừng, giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn các nguồn tiền quý hiếm, điều hoà chế độ nước của các sông, hạn chế tác hại của lũ.

+ Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chặn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

1 tháng 3 2016

a) Xác định quy mô, cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long

1. Hà Nội : Quy mô rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, sản xuất oto, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen

2. Hải Phòng : Quy mô lớn từ trên 40 nghìn tỉ đồng đến 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, điện tử, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón, đóng tàu

3. Bắc Ninh : Trung bình : Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ; Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng

4. Phúc Yên : Trung bình : Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ; Cơ khí, chế biến nông sản, phân bón, hóa chất, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

5. Hải Dương :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

6. Hưng Yên :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, phân bón, hóa chất, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

7. Nam Định :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, dệt, may, điện tử, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

b) Giải thích :

- Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng vì :

  + Là thủ đô của cả nước, lại có vị trí địa lí thuận lợi nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nối với cảng Hải Phong qua quốc lộ 5 và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế

   + Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm với nguồn nguyên liệu từ nông, thủy sản phẩm phong phú

   + Lực lượng lao động đông, có trình độ, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng

    + Là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh

    + Thu hút nhiều đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp

- Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn của vùng vì :

    + Vị trí thuận lợi giáp biển, có cảng biển lớn, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía bắc, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.

     + Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm nên có nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến

     + Lực lượng lao động khá dồi dào, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện

     + Thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp

4 tháng 11 2016

sao mày ngu thế, Hà Nội, Hải Phòng ,Hưng Yên Nam Định,Hải Dương ,Phúc Yên, Bắc Ninh ở Đòng Bằng sông Cửu Long à, oẳng oẳng,Vác sách đi học lại lớp 1 đi