K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2021

chữ

23 tháng 10 2021

làm thơ mà

23 tháng 10 2021

?

 

23 tháng 10 2021

Có hỏi gì

PHIẾU TIẾNG VIỆTTUẦN 7I. Đọc văn bản sau:NHỚ VƯỜN ỔI QUÊ NGOẠIKhu vườn của ngoại chẳng khác gì một khu vườn cổ tích.Đầu ngõ có cây mận, mùa xuân hoa trắng phoi phới trong mưa phùn. Tháng năm lúc lỉu mận chín vàng mọng, căn vào toe nước làm tím hồng cả môi, tím hồng cả dúm muối vừa nhón trong bếp. Cây đào phai sau nhà, ngày Tết lấm chấm nụ trắng, cánh hoa hồng phấn mỏng tang,...
Đọc tiếp

PHIẾU TIẾNG VIỆT

TUẦN 7

I. Đọc văn bản sau:

NHỚ VƯỜN ỔI QUÊ NGOẠI

Khu vườn của ngoại chẳng khác gì một khu vườn cổ tích.

Đầu ngõ có cây mận, mùa xuân hoa trắng phoi phới trong mưa phùn. Tháng năm lúc lỉu mận chín vàng mọng, căn vào toe nước làm tím hồng cả môi, tím hồng cả dúm muối vừa nhón trong bếp. Cây đào phai sau nhà, ngày Tết lấm chấm nụ trắng, cánh hoa hồng phấn mỏng tang, cháu hay ngắt trộm một nhành nhỏ nhiều nụ hoa nhất, giấu mang về cắm góc bàn học. Bụi nhót cạnh bờ ao lá xanh đậm, qua Tết một tháng là thấp thoáng những trái nhót chín đỏ, lấm tấm phấn trắng. Mùa xuân thì hoa bưởi trắng vạt vườn bên bể nước. Bụi hoa phù dung bên giếng đất, nhũưg bông hoa to như cái bát, buổi sáng màu trắng, trưa ngả màu hồng, chiều màu đỏ và mặt trời sắp lặn thì tím ngắt.

Khu vườn của bà hấp dẫn hon cả vào mấy tháng hè và đầu thu. Bởi đó là mùa ổi chín.

Mùa xuân, hoa ổi nở những cánh mỏng tang, rụng trắng vườn. Những tia nhụy dài, đầu chấm vàng tua tủa đến là vui mắt. Gió nhẹ thổi, cánh hoa nhẹ nhàng rơi đến là hiền. Rồi những quả ổi nhỏ tý xanh ngắt, từng chùm lớn dân lên theo những cơn mưa rào thỏa thuê đầu mùa hạ. Khi các cháu bắt đầu nghỉ hè là vườn ổi của bà đến mùa thu hoạch. Cả làng quê ngoại, vườn nhà nào cũng là vườn ổi.

Cháu hay về thăm bà mùa này, và rủ thêm bạn bè về. Miệng chào bà, tay đưa quà mẹ gửi về biếu bà mà mắt đã đảo ra vườn. Bà mắng yêu: "Nó cứ về là chỉ nhót lên cây ổi mỡ".

Cây ổi mỡ ở đầu ngõ, thân lả xuống vườn dễ trèo lắm, quả hơi thuôn dài, khi vỏ quả xanh đã nhạt đi là chín ương rồi, cùi dày trắng xanh giòn sựt, ruột trắng tinh mềm như miếng thịt mỡ, ngọt lịm. Ngồi vắt vẻo trên cành ăn cho đã thèm rồi chọn chùm có hai quả sinh đôi thật đều, màu sáng đẹp, hái cả cành lá xanh tươi để nâng niu xách theo.

Cây ổi đào ở góc vườn, quả tròn chín vàng ươm, thơm nức mũi, lúc nào cũng có tiếng chí chóe của bọn chào mào giành nhau ăn. Những quả chim ăn lộ ra ruột quả đỏ hồng, hạt lấp lánh vàng ươm. Ổi đào ngọt lăm, những quả chim khoét còn ngọt hơn, bọn chim khôn thế.

Còn có cả cây ổi nghệ, vỏ vàng và ruột cũng vàng tươi. Khi chín nẫu thì vị hơi chua một chút. Cây này cao vót, quả tít đầu cành, khó trèo hái.

Me thích ổi găng, cây ổi găng đúng cạnh giếng đất, cây nhỏ thôi, quả tròn to có rãnh khía, rám vàng, ngọt và giòn. Bà luôn nhắc hái quả ở cây đó mang về cho mẹ.

Những cây ổi sau nhà nhoài ra ruộng lúa, chắc bởi mặt ruộng mát hơn vườn. Những cây xung quanh bờ ao cũng thê, cây la đà xuống mép nước, ngả bóng xuống làm ao như sẫm lại, nước ao như cũng xanh hơn. Thỉnh thoảng lũm bũm tiếng ổi chín rụng, tiếng cá quẫy ria xung quanh những quả ổi vàng nổi dập dềnh.... Mùa ổi chín kéo dài cho đến hết nhũng ngày cuối hè đầu thu, đê Trung thu có vài chùm rám nắng cho cháu bày cỗ bên những quả thị vàng, quả bưởi đào... Hết mùa quả, những đàn chào mào bay đi. Con mương đầy nước trong vắt, gió se se, chuồn chuồn kim đậu nhẹ bâng đâu bông hoa cỏ may.

Bà đã đi xa, xa những mùa ổi chín... Vườn của bà bây giờ không trồng nhiều ổi nữa. Vườn ổi chỉ còn thom trong nỗi nhớ thao thiết không nguôi. Ước gì được trở về ngày xưa để cháu lại được ngôi văt vẻo trên cây ôi mỡ đâu ngõ mà nghe bà mắng yêu như những ngày nào..!

Tản văn ( Khuyết danh )

 

CẢU 6. Sự vật gì trong bài thay đổi màu sắc 4 lần trong một ngày?

a. Bụi nhót.                    b. Hoa phù dung.                    c. Cây đào phai.  

Các bạn giướp minhf với , mình đang cần gấp lắm 😭

2
23 tháng 10 2021

b. Hoa phù dung 

9 tháng 11 2021

TL:

B.hoa phù dung

-HT-

!!!!

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

 1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

- Mị Nương đáng trách nhưng cũng đáng thương. 

23 tháng 10 2021

Mị Nương thơ ngây trong sáng, bị Trọng Thủy lừa gạt trộm nỏ diệt thành, rồi lại rắc lông vũ để mua dây buộc mình, hại chết bố ruột là An Dương Vương. Mị Nương cuối cùng đã chết bị hóa thành ngọc trai để rửa sạch mối thù gia tộc.

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

26 tháng 10 2021

câu hỏi hay :))

23 tháng 10 2021

Em sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển. Tuổi thơ gắn liền với sông nước, mùi của muối, mùi của biển khơi. Nơi đây khung cảnh đẹp đẽ, giản dị và thật yên bình, luôn dang rộng vòng tay đón những người con xa xứ quay về.

Địa phương em, một làng chài nhỏ ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long, không gian rộng lớn và thoáng đãng. Ban ngày gió từ biển thổi vào mát rượi, ngồi ở ngoài hiên nhà đan lưới đánh cá cùng mẹ mà cảm nhận từng hơi gió biển luồn vào tóc, cảm giác yên bình không nơi đâu có được. Vùng quê của em, đẹp nhất là vào những buổi bình minh lên, khi mà mặt trời bắt đầu lật tấm màn buổi đêm và thức dậy, mặt biển chuyển từ màu đen huyền bí về với màu xanh hiền hòa, những con sóng vỗ vào bờ, sủi bọt trắng xóa. Phía đằng Đông, ông mặt trời rực lửa nhô lên từ mặt biển khơi, cả một vùng trời nhuộm màu vàng cam, gơn ánh hồng. Một luồng ánh sáng từ từ tỏa chiếu xuống những bãi cát vàng. Xa xa, những con thuyền của bà con đã trở về sau một đêm đánh bắt, cánh buồm in ánh nắng hắt lên mặt biển nhìn thật thơ mộng, khung cảnh làng quê lúc ấy không khác gì một bức tranh thủy mặc trữ tình. Thỉnh thoảng cũng có vài bác nhiếp ảnh gia đến ghé thăm làng, ai cũng phải chụp đươc một tấm ảnh bình minh mới yên tâm ra về. Bình minh nơi đây lạ lắm, không như bình minh ở các khu biển khác, bình mình bắt đầu sớm hơn nhưng lại kéo dài rất lâu và những chiếc thuyền đổ về tựa như một ngày hội mới. Thoáng xa xa những con thuyền, nhắm mắt lại nghe tiếng sóng vỗ rì rào và tiếng gió, tiếng chim đâu đó như một bản tình ca của quê hương thân thuộc, mở mắt đã thấy thuyền cha cập đến bến. Cha mình trần chuyển những thùng tôm cá đầy ắp đánh được đêm qua, người vẫn còn mặn mòi vị muối biển. Con người làng chài là thế, chất phác, mộc mạc mà chân thành. Cha khen quê mình đẹp quá, người từ đất liền nhìn ra thấy bình minh rực rỡ cánh buồm, người từ biển nhìn vào lại thấy cả một vùng quê yên bình bắt đầu thức giấc, những chị mẹ ra đón chồng con đi đánh bắt về, ánh nắng hắt vào mặt vàng óng và đượm tình, thế mới thật là đẹp!

Vùng quê em giản dị và yên bình là thế, mỗi sáng ngắm cảnh bình minh rực rỡ đã thấy lòng tràn đầy năng lượng và tâm hồn thư thái biết bao nhiêu. Em rất yêu làng chài quê em.

23 tháng 10 2021

Quê hương là nơi ra cất tiếng khóc chào đời, nơi chứng kiến từng bước trưởng thành và là nơi đi về rất đỗi bình yên của mỗi người. Bởi thế mà ta yêu hơn cả từng con đường, từng hòn đất và hơn cả là niềm tự hào về những cảnh đẹp của quê hương. Với tôi, tôi rất yêu và thích cảnh đẹp của khu sinh thái núi Ngăm ở quê tôi.

Khu sinh thái núi Ngăm cách Hà Nội 90km, cách trung tâm thành phố Nam Định 12km và nằm gần quần thể di tích Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản. Dọc theo quốc lộ 38B ta sẽ đến với mảnh đất tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng. Vượt qua cảnh cổng màu vàng đồ sộ, bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng trước với khung cảnh có một không hai ở đây.

Phía bên tay phải là một nhánh sông nhỏ mà nước mùa nào cũng trong veo, hiền hòa. Ven sông là cánh đồng lúa bát ngát, vào mùa hè lại chín vàng ươm, tỏa hương thơm thân thuộc của ruộng đồng quê hương. Ở phí bên tay trái chính là ngọn núi Ngăm phủ đầy thông. Càng đi lên cao, khách du lịch lại được tận hưởng không khí thoáng đãng dưới đồi thông vi vu trong gió ngàn.

Nơi đây còn có dòng suối nhỏ chảy từ trên núi xuống. Một dòng nước trong veo và mát lành khiến ai cũng cảm thấy mát mẻ giữa những ngày hè oi bức. Ngồi trên núi, lắng nghe tiếng suối chảy róc rách trong tiếng gió ngàn thì mọi mệt nhọc, lo âu về cuộc sống như được xua tan, nhường chỗ cho sự thanh thản và an nhiên.

Hè về cũng là mùa sen nở. Ở chính giữa khu sinh thái là một hồ sen lớn, xanh tốt xum xuê. Dưới ánh nắng chói chang của ngày hè, sắc hồng thắm của những bông hoa càng trở nên lung linh và rực rỡ. Ngay cạnh đó là vườn trồng hoa hướng dương với những cây hoa cao quá đầu người, bông hoa to bằng hai bàn tay người lớn nở bung về phía mặt trời. Hương thơm của các loài hoa cùng hương nắng, hương gió của mảnh đất nơi đây đã tạo nên một mùi vị rất đặc biệt, làm mê lòng bao người nơi đây.

Bân cạnh đó, khu sinh thái núi Ngăm còn là nơi vui chơi bổ ích, lí thú cho mọi người. Có rất nhiều trò chơi giải trí như trượt patin, xích đu, đạp xe đạp hay là đùa nghịch trong làn nước mát nơi bể bơi. Du khách cũng được thưởng thức những món ăn đồng quê, đặc sản nơi đây.

Khu du lịch sinh thái núi Ngăm rất đẹp khiến ai đã từng đến đây đều muốn quay trở lại. Là những người con quê hương, mọi người hãy chung tay bảo vệ và phát triển khu du lịch này.

Tích đi mà