K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2016

a) Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân  bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo

- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo

- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

b) Trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường, vì :

- Môi trường Đông Nam Bộ bị suy thoái ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái môi trường là các hoạt động kinh tế

- Phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường để :

    + Ngăn chặn sự suy giảm của môi trường tự nhiên

    + Ngăn chặn những tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vững

28 tháng 2 2016

a) Điều kiện tự nhiên

- Địa hình : Đông Nam Bộ ít bị chia cắt, bằng phẳng hơn nên thuận lợi để tổ chức sản xuất với quy mô lớn

- Đất : Trung du và miền núi Bắc Bộ có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao, Đông Nam Bộ mang tính chất cận xích đạo. Những đặc điểm này có ảnh hưởng khác nhau đến việc phát triển cây công nghiệp

- Các nguyên nhân khác : nguồn nước, sinh vật,..

b) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư, lao động : trung du và miền núi Bắc Bộ thưa dân, hạn chế về lao động, trình độ phát triển thấp hơn Đông Nam Bộ

- Cơ sở vật chất  - kĩ thuật : Trung du và miền núi Bắc Bộ có cơ sở vật chất kĩ thuật kém hơn Đông Nam Bộ

- Thị trường : Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế hơn cả về thị trường trong vùng và bên ngoài

- Sự khác nhau về các điều kiện khác : đầu tư nước ngoài, chính sách,..

28 tháng 2 2016

Đông Nam Bộ có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển dựa trên cơ sở khả năng phát triển của từng ngành cụ thể

- Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa : trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, đã và đang được khai thác

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản

    + Khai thác hải sản tại các ngư trường lớn liền kề

    + Nuôi trồng thủy hải sản (ven bờ và hải đảo)

- Du lịch biển

   + Có một số bãi biển (Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải,...) có giá trị đối với du lịch

   + Nguồn nước khoáng (Bình Châu,..) , khu dự trữ sinh quyển (Cần Giờ) có khả năng thu hút khách

- Giao thông vận tải biển

   + Khả năng xây dựng và mở rộng hệ thống cảng (ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu)

   + Khả năng mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế

28 tháng 2 2016

2. su bat hop li :

- dai dien trang so nguoi co it nhung chiem ruong dat qua nhieu 

- tieu dien trang chiem dan so nhieu nhung ruong dat it hon dai dien trang

29 tháng 2 2016

2.

- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí

-Những biện pháp:

+Cải cách ruộng đất

+Khai hoang đất mới

+Mua lại ruộng đất của các dịa chủ và các công ty nước ngoài để chia cho nhân dân

Tham khảo thui nha ;-)

28 tháng 2 2016

a) Điều kiện tự nhiên

- Địa hình tương đối bằng phẳng; đất đỏ bazan và đất xám trên phù sa cổ chiếm diện tích lớn

- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động

b) Điều kiên kinh tế - xã hội

- Nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm

- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá đầy đủ (các công trình thủy lợi các cơ sở chế biến,...)

- Có chương trình hợp tác và đầu tư với nước ngoài

- Thị trường tiêu thụ rộng : các nhân tố khác (lịch sử, chính sách,..)

28 tháng 2 2016

* Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu :

- Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng : Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay. Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương - Bình Phước) đang được thực thi

- Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà, diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất hàng năm cũng tăng và khả năng đảm bảo lương thực thực phẩm của vùng cũng khá hơn

 * Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

- Những vườn cây cao su già cỗi, năng suất mủ thấp, được thay thế bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ mới

- Đông Nam Bộ cũng đang trở thành vùng sản xuất hàng đầu chủ yếu là cà phê, hồ tiêu, điều. Cây mía và đậu tương vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày.

* Cần bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông, cứu các cánh rừng ngập mặn. Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển cần được bảo vệ nghiêm ngặt

28 tháng 2 2016

Thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ, vì :

- Xuất phát từ đặc điểm khí hậu :

   + Khí hậu Đông Nam Bộ có  sự phân hóa theo mùa sâu sắc gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp

   + Diễn giải :

       # Mùa khô kéo dài tới 4-5 tháng nên thường xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng

       # Mùa mưa, lượng mưa tập trung có thể gây ngập lụt một số khu vực

- Phát triển thủy lợi là giải pháp quan trọng để

 + Tăng diện tích đất trồng trọt

 + Tăng hệ số sử dụng đất hàng năm

 + Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về nông phẩm

28 tháng 2 2016

- Mùa khô kéo dài và một số vùng thấp bị úng nước dọc theo sông Đồng Nai và sông La Ngà;

- Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn và dự án thủy lợi Phước Hòa được thực thi sẽ:

* Tăng diện tích đất trồng trọt;

* Tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm;

* Đảm bảo lương thực thực phẩm cho vùng.

28 tháng 2 2016

ai giúp vớibucminh

28 tháng 2 2016

mik đang bí câu của mik bn giúp đc hum eoeo

29 tháng 2 2016

- Là vùng tập trung lực lượng lao động đông đảo, nhất là lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật

- Có cơ sở vật chất - kĩ thuật, kết cấu hạ tầng phát triển

- Các chính sách phát triển công nghiệp của vùng

- Các điều kiện khác (vốn, thị trường,...)

28 tháng 2 2016

- Giải quyết vấn đề về cơ sở năng lượng: Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.

+ Một số nhà máy thủy điện được xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai như nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), thủy điện Thác Mơ (150MW) và nhà máy thủy điện Cần Đơn trên sông Bé. Dự án thủy điện Thác Mơ mở rộng (75MW) dự kiến hoàn thành vào năm 2010.

+ Các nhà máy điện tuôc bin khí được xây dựng và mở rộng, gồm Trung tâm điện tuồc bin khí Phú Mỹ (Phú Mỹ 1,2, 3, 4), nhà máy điện Bà Rịa..., trong đó lớn nhất là Trung tâm điện tuôc bin khí Phú Mỹ, với tổng công suất thiết kế hơn 4.000MW.

+ Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất được đầu tư xây dựng.

+ Đường dây cao áp 500KV Hòa Bình - Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh) được đưa vào vận hành từ giữa năm 1994 đã có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng. Các trạm biến áp 500KV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mỹ - Nhà Bè, Nhà Bè - Phú Lâm. Hàng loạt công trình 220KV, các công trình trung thế và hạ thế được xây dựng theo quy hoạch.

-  Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài, chú trọng đầu tư vào những ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành công nghệ cao.

-  Chú trọng giảm thiểu tác động môi trường do phát triển công nghiệp. Có các biện pháp chống ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp.

29 tháng 2 2016

- Phương hướng : Tăng cường cung cấp năng lượng cho vùng

- Biện pháp : 

  + Xây dựng các nhà máy thủy điện

   + Xây dựng các nhà  máy nhiệt điện tua bin khí, nhiệt điện chạy dầu

   + Sử dụng đường dây cao áp 500kv từ Hòa Bình đi Phú Lâm (Tp Hồ Chí Minh) có hiệu quả

- Phương hướng : Tăng cường đầu tư vốn, đổi mới khoa học kĩ thuật, công nghệ

- Biện pháp : ngoài huy động nội lực, tăng cường mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài

- Phương hướng : Phát triển công nghiệp bền vững

- Biện pháp : Bảo vệ tài  nguyên môi trường, đặc biệt là tài nguyên rừng, biển, tài nguyên du lịch,..