K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2017

Sự thành lập:

- Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Ách thống trị:

- Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.

- Một bộ luật mới được ban hành - Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long) gồm gần 400 điều, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.
- Quân đội được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay, thuyền chiến.
- Đối với nhà Thanh, triều đình Nguyễn chịu phục tùng, nhưng đối với Lào và Chân Lạp lại bắt họ thần phục.
- Trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây, nhà Nguyễn chủ trương “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ.



20 tháng 4 2017

Nguyên nhân:

- giữa thế kỉ 18 ,chính quyền vua Lê - chúa Trịnh quanh năm mở hội hè ,phung phí tiền của ,quan lại ,binh lình ra sức đục khoét nhân dân.

- quan lại , địa chủ ra sức cướp đạt ruộng đất của nông dân ,sản xuất nông ngiệp đình đốn ,thiên tai,hạn hán xảy ra liên tiếp. Công,thương nghiệp sa sút . Chợ ,phố điêu tàn.

- vào những năm 40 của thế kỉ 18 hàng chũ nông dân chết đi ,nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán

Đề bài là 18 đúng k? 19 là nhầm ak?

20 tháng 4 2017

sorry nhá ,làm nhầm

20 tháng 4 2017

Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức:

-Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc.

-Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

-Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyền khích phát triển kinh tế.

-Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

Nhận xét:Bộ luật Hồng Đức là bộ luật đầy đủ nhất từ trước đến nay . Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính,..

21 tháng 4 2017

nhận xét của bạn sai ấy. đầy đủ nhất trong các bộ luật thời phong kiến việt nam chứ ko phải từ trước đến nay

20 tháng 4 2017

1, Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XIII là:

- Từ đầu thế kỉ XIII, chính quyền đằng ngoài rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trầm trọng, bộ máy quan lại nặng nề, ăn bám xã hội.

-Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, bị bóc lột nặng nề bằng tô thuế lao dịch, đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên xảy ra nạn đói.

2, Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu 1789 vì lúc này quân Thanh ăn Tết và nghĩ rằng quân ta cũng ăn Tết nên không canh phòng cẩn thận, chủ quan. Quang Trung quyết định tấn công quân Thanh để nhanh chóng giành thắng lợi và tránh tổn thất ít nhất có thể.

20 tháng 4 2017

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:

Vào thế kỷ XIII, các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm Tiếng Việt\(\Rightarrow\) chữ Quốc ngữ ra đời.

-Chữ cái La-tinh dùng để ghi âm Tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của ta cho đến ngày nay vì nó là thứ tiếng tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.

10 tháng 5 2017

Đến thế kỉ XVII, A-lếc-xăng đơ Rốt là một giáo sĩ phương Tây đã có nhiều đóng góp quan trọng. Ông dùng chữ cái Latinh để ghi âm Tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo. Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học dễ phổ biến, lúc đầu dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc Ngữ của nhân dân ta.

8 tháng 3 2018

*Nông nghiệp :

-Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng , còn 10 vạn chia thành 5 phiên thay nhau về sản xuất.

-Kêu gọi dân phiêu tán về làm ruộng.

-Đặt ra các chức quan chuyên lo về nông nghiệp : Hà đê sứ , Đồn điền sứ.

-Thực hiện phép quân điền.

-Chú trọng việc khai hoang.

-Cấm giết trâu, bò; điều động dân phu mùa cấy gặt.

17 tháng 4 2020

* Những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp:

- Cho 25 vạn lính (trong số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, số lính còn lại chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.

- Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

- Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

- Định phép quân điền, cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.

28 tháng 6 2017






Chiếu lập học là một chính sách rất kịp thời và tiến bộ dùng để cải cách giáo dục dưới triều Tây Sơn. Điều này trước hết chính là sự quan tâm của nhà nước đối với việc học, ngoài ra với vai trò của mình Ngô Thì Nhậm cũng đã góp phần mình trong sự nghiệp giáo dục của triều Tây Sơn khi ông trực tiếp viết ra bài chiếu này.

Bài chiếu đã đề cập đến vấn đề nhức nhối của xã hội đương thời lúc này, đó là những tệ nạn trong vấn đề tuyển chọn người tài, hệ thống cơ sở giáo dục xuống cấp, người thực tài lại không được trọng dụng. Tuy nhiên, sau khi ban Chiếu lập học, tình hình giáo dục thi cử triều Tây Sơn đã có những bước đổi thay, như lời cuối của bản chiếu đã viết: “Việc này quan hệ đến điển chương lớn buổi đầu, ai nấy phải mài rũa chí khí, phấn chấn tinh thần để đón phúc lành, để cùng bước lên con đường thênh thang, giúp cho nền thịnh trị trong sáng”.

Cho đến nay tinh thần cải cách đổi mới nền giáo dục nước nhà trong Chiếu lập học của vua Quang Trung vẫn còn nóng hổi. Trong kết luận số 51-KL/TW ngày 29-10-2012 của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa XI) về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”.

20 tháng 4 2017

Đời sống nhân dân cực khổ , thiên tai mất mùa , đói kém thường xuyên , chế độ lao dịch nặng nề , thuế nặng từ đó dẫn đến các cuộc khởi nghĩa

11 tháng 5 2017

Do đời sống nhân dân quá cực khổ , bị địa chủ bóc lột, thuế má, chế độ lao dịch nặng nề

20 tháng 4 2017

Bạn tham khảo ở đây nha Lê Võ Khánh Ngân

Câu hỏi của Tớ Là Lờ - Lịch sử lớp 6 | Học trực tuyến

20 tháng 4 2017

Ngô Vương , là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Sinh năm 897 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng"[1]. Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường tại Tĩnh Hải quân đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, ông được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua"[1], là vị Tổ trung hưng[2] của Việt Nam.