K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:          Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn đuợc ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:         

Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn đuợc ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra hờ. Bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Đến gần sáng, bà không còn sức mà khóc nữa. Bà nằm ẹp bụng xuống chiếu, nghĩ ngợi. Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế. Bà ra đi…

(Trích Một bữa no, Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao tập I,  NXB Văn học 1993)

Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của con người trong đoạn trích trên và hãy cho biết tác dụng của trường từ vựng đó.

Câu 3. Cảm nhận của em về bà lão trong đoạn trích trên. (Trình bày 3-5 dòng)

 

                                        sos mọi người ơi

 

1
CM
25 tháng 11 2022

Câu 1. Ngôi kể: ngôi thứ ba.

Câu 2. Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: ăn, hờ, khóc, nằm,...

Tác dụng của trường từ vựng: diễn tả hoạt động của bà lão trong những ngày đói khổ

Câu 3.

  Bà lão trong đoạn trích trên hiện lên với tình cảnh vô cùng thê thảm. Bà đã trải qua những ngày đói khổ: ban đầu còn có bánh đúc để ăn, sau bà xin ăn, cuối cùng chẳng ai cho gì nữa, bà đành hờ con để quên đi cơn đói quay quắt của mình. Hình ảnh bà lão đã gợi bao xót xa, thương cảm nơi tấm lòng bạn đọc; đồng thời gợi những suy ngẫm đầy đắng cay về sự nghèo khổ, đói khát.

28 tháng 11 2022

1.

- Bài thơ được viết theo thể lục bát. 

- Dấu hiệu nhận biết: 

+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng. 

+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo. 

+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4. 

2.

 Các câu chuyện cổ được nhắc đến trong bài thơ: 

+ Tấm Cám (Thị thơm thì giấu người thơm / Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà) 

+ Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì) 

+ Sự tích trầu cau (Đậm đà cái tích trầu cau / Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người) 

3.

- Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….

→ Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .

4.

 

- Nghĩa của hai dòng thơ: 

+ “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”: Đó là những tình cảm sâu nặng, thiết tha mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm thiết tha của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. 

+ “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” : Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. 

→ Cảm nhận được tình cảm sâu nặng, thiết tha của nhà thơ với thế giới chuyện cổ, cũng là những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được ghi dấu trong những câu chuyện đó. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. 

- Một số câu chuyện cổ trong đó dấu ấn đời sống, phong tục và những quan niệm sống của người xưa được thể hiện rõ, chẳng hạn: Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Thạch Sanh, … 

5.

- Hai dòng thơ: 

“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”

Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ... 

6.

- Với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”: 

+ “mới mẻ”, “rạng ngời lương tâm”: Những câu chuyện cổ không cũ. Đó là những viên ngọc vẫn tiếp tục tỏa sáng trong cuộc sống hiện tại. Vẻ đẹp tình người và những bài học về đạo lí làm người ẩn chứa trong đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn có khả năng giáo dục thế hệ trẻ. 

 

 

 

25 tháng 11 2022

    Có lẽ ai cũng có một kỉ niệm hay một sở thích thời thơ ấu và tôi cũng vậy. Hồi còn thơ ấu kỉ niệm tôi ấn tượng đến bây giờ là lần đi chơi vườn bách thú với mẹ sở dĩ tôi được đi vườn bách thú vì tôi nghe các bạn nói vườn bách thú có vịt mà đây là loài vật tôi khác thích. Đi đến đấy chơi tôi được thấy nhiều động vật lạ và có cả vịt thật, những chú vịt đang bơi trong hồ. Trên đường đi tôi thấy người ta bán những con vịt cao su để thả vào bồn tắm, tôi đã đòi mẹ mua và mẹ đã mua cho tôi. Mua về đến nhà tôi vội chạy vào phòng tắm xả đầy chậu nước rồi thả những con vịt đồ chơi vào, nhìn nó nổi lềnh bềnh trên mặt nước rất vui mắt.Bây giờ tôi cũng đã lớn rồi,nhưng cái sở thích cho vịt đồ chơi vào cùng để tắm thì vẫn còn, nên nhiều lần bị mẹ mắng. Tuy bị mắng là vậy tôi vẫn chơi và cảm thấy rất vui.

CM
25 tháng 11 2022

Mỗi cá nhân đều có những sở thích riêng. Cô nghĩ không khó để các bạn chia sẻ sở thích của bản thân.

Ví dụ: sở thích thời thơ ấu của em là được vẽ tranh, sở thích đó được thể hiện qua những hành động như:

- Ngày nào cũng vẽ tranh, nếu không vẽ sẽ cảm thấy bứt rứt trong người.

- Tận dụng giấy vụn, bìa cũ để vẽ tranh.

- Tự mày mò pha chế màu vẽ.

- Thích xem các chương trình dạy vẽ trên tivi.

- ...

Mặt trời lại rọi lên ngày thứ 6 của đảo Thanh Luân một cách thật quá đầy đủ.Tôi dậy từ canh tư.Còn tối đất cô đi mãi trên đấ đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán thật ra không sai. Sau trận bão, chân trời ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mât hết bụi. Mặt trời nhú lên đần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng...
Đọc tiếp

Mặt trời lại rọi lên ngày thứ 6 của đảo Thanh Luân một cách thật quá đầy đủ.Tôi dậy từ canh tư.Còn tối đất cô đi mãi trên đấ đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán thật ra không sai. Sau trận bão, chân trời ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mât hết bụi. Mặt trời nhú lên đần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng gà thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên 1 mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển màu ửng hồng. Y như 1 mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả nhưng người dân chài lưới trên muôn thửa biển Đông.Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bề sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.

1) nêu các phương thức biểu đạt và thể loại của đoạn trích trên .

2) Trong đoạn trích , để nhận ra vẻ đẹp của CÔ CÔ , nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ vị trí nào ?

3)Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn sau :" Sau trận mưa bão , chân trời , ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi ."

4) Từ đoạn văn trên , em thấy mình cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên ?

1
CM
25 tháng 11 2022

1. PTBĐ: tự sự, miêu tả.

Thể loại: kí.

2. Nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo từ lúc canh tư, từ vị trí đầu mũi đảo.

3. Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Tác dụng: Biện pháp tu từ so sánh giúp sự diễn đạt trở nên sinh động hơn; qua đó nhấn mạnh vẻ đẹp của "chân trời", "ngấn bể" sau trận mưa bão.

4. Em tự ý thức được mình cần phải tích cực, chủ động bảo vệ thiên nhiên. Trước tiên, rm cần có kiến thức về thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. Sau đó, em sẽ cụ thể hóa điều đó bằng những hành động như trồng cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng ni-lông,... Không chỉ vậy, em sẽ tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên.

25 tháng 11 2022

      Qua  bài ca dao:

         Đường lên xứ Lạng bao xa

Cách một trái núi với ba quãng đồng

         Ai ơi đứng lại mà trông

Kia núi thành Lạng, kia sông Tam Cờ.

Mở đầu bài ca dao là một câu hỏi tu từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” tưởng chừng như con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế ở câu trả lời sau đó mới thấy hết được vẻ hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây.Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” lại cho thấy quãng đường dài thăm thẳm với trùng điệp núi non rừng thẳm.Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ ấy, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Sơn thủy hữu tình của miền sơn cước đã vẽ nên những sắc màu tươi tắn cho thiên nhiên Việt Nam và đi vào thơ ca một cách tự nhiên và mềm mại đến như vậy. Qua những vần ca dao sâu lắng, chúng ta thêm tự hào, thêm yêu mến thiên nhiên hùng vĩ của Việt Nam ta.
 

 

 

#Ngữ văn lớp 6     
26 tháng 11 2022

 

Trong bài ca dao '' Đường lên ... Tam Cờ '', nhân dân cho ta thấy bài ca dao đã cho thấy vẻ đẹp của mảnh đất xứ Lạng.  Trước hết, tưởng chừng như con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Bên cạnh đó, cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” lại cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Đặc biệt là trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Đây đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Từ đây, chúng ta càng thêm yêu vẻ đẹp đẽ của đất nước Việt Nam.

25 tháng 11 2022

Các biện pháp tu từ :

  •  So sánh ,  nói quá : “ mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ”  =>  Nhấn mạnh rằng công việc cày đồng  buổi ban trưa là  vô cùng vất vả. khó nhọc.
  • Nghệ thuật  đối lập: “ dẻo thơm” và “ đắng cay” ;  “ “một hạt” >< “ muôn phần” => Nhấn mạnh sự vất vả khó nhọc của người nông dân khi làm ra được hạt gạo
25 tháng 11 2022

Ca dao tục ngữ là bức tranh sinh động phản ánh đời sống nhiều mặt của ông cha ta thuở trước. Có lẽ không ai sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này lại không biết đến bài ca dao thấm đượm ân tình qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Bài ca dao vẻn vẹn chỉ có bốn câu nhưng đã miêu tả sinh động nỗi cực nhọc, vất vả của người nông dân quanh năm một nắng hai sương làm ra hạt gạo nuôi đời. Đồng thời nó cũng là lời khuyên nhủ chân tình về lòng biết ơn, thái độ trân trọng người lao động. Theo em, đây chính là biểu hiện đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Mở đầu bài ca dao, nỗi vất vả của người nông dân như hiện lên rõ ràng trước mắt ta:

Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Trong những công việc của nhà nông thì cày ruộng là công việc nặng nhọc nhất. Sáng tinh mơ, người nông dân đã vác cày, giong trâu ra đồng. Cái cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau quá quen thuộc ở nông thôn. Người nông dân cặm cụi cày từng luống đất. Mồ hôi thấm ướt lưng áo bạc màu. Lúc thời vụ gấp gáp, họ phải cày quên trưa, quên tối để kịp làm đất gieo mạ, cấy lúa. Người xưa khéo chọn thời điểm tiêu biểu: Cày đồng đang buổi ban trưa, giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể và rõ ràng về nỗi vất vả của người nông dân. Nhưng chỉ có thế thì chưa đủ. Phải cụ thể hóa nó ra bằng hình ảnh so sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Câu ca dao trên gợi nhớ đến câu: Bát mồ hôi đổi lấy bát cơm. Trong không gian tĩnh lặng của buổi trưa hè êm ả, dường như ta nghe rõ tiếng từng giọt mồ hôi rơi thánh thót. Muôn ngàn giọt đổ xuống như mưa ruộng cày. Đây là cách nói cường điệu nhưng ẩn chứa đằng sau mỗi câu, mỗi chữ là nỗi xót xa, thương cảm vô cùng sâu sắc của những người cùng cảnh ngộ.Nỗi vất vả được nhấn mạnh và tô đậm. Trước mắt chúng va là người nông dân đang gò lưng, ấn sâu lưỡi cày vào đất. Trước mặt, con trâu lầm lùi bước. Cả người lẫn trâu đều ướt đẫm mồ hôi dưới ánh nắng trưa hè gay gắt. Câu ca dao tả ít mà gợi nhiều đến thế!

Câu thứ ba, thứ tư là lời nhắc nhở chân thành:

Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Tại sao lại nhắc nhở đúng vào lúc bưng bát cơm đầy. Đây là chủ ý của người xưa, bởi lúc bưng chén cơm thơm dẻo, mấy ai nghĩ đến nỗi cực nhọc của người làm ra nó? Vì vậy nhắc nhở vào lúc này là nên, là đúng. Có được bát cơm đầy phải đổi bằng bao bát mồ hôi, có khi cả nước mắt. Nào chống hạn, chống úng, nào tai trời ách đất… Từ lúc cày đồng đến lúc gánh lúa về sân, biết bao lo âu, cực khổ. Tất cả những cái đó dồn vào trong một câu với hai vế đối rất chỉnh: Dẻo thơm một hạt / đắng cay muôn phần. Một lần nữa, nỗi vất vả của người nông dân được nhắc lại và khắc sâu trong tâm khảm mọi người.