Em hãy tả một đồ dùng học tập gắn bó với em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bét-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.
Bét-tô-ven sinh năm 1770, tại nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bét-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violon. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ Bach, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.
Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bết-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.
Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bét-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.
Nhà ông em trồng rất nhiều loài hoa khác nhau. Bởi vậy cứ cuối tuần là em lại chạy sang nhà ông, cùng ông chăm sóc những bông hoa, đặc biệt là hoa ly - loài hoa mà em thích nhất.
Hoa ly có rất nhiều tên gọi, là loài hoa vô cùng phổ biến, được nhiều người yêu thích bởi hương thơm và vẻ đẹp của nó. Em cũng vậy. Ông em nói hoa ly còn có tên gọi khác là hoa huệ tây, hoa loa kèn. Đúng như tên gọi, những bông hoa ly có hình dáng như chiếc kèn đồng vậy. Năm cánh hoa thuôn dài chụm vào nhau ôm ấp lấy những nhị hoa màu trắng nhạt, đầu cánh hoa hơi cong mà bẻ ra ngoài. Nhìn những nhụy hoa, em có cảm giác chúng giống như những cây nấm kim châm vậy.
Hoa ly có rất nhiều màu khác nhau, mà màu nào cũng đẹp cả: màu trắng ngà, màu hồng, màu đỏ. Cả khu vườn của ông mỗi khi hè về là đậm đà hương sắc hoa ly. Thân hoa ly không to, nhỏ thôi, màu xanh đầy sức sống. Trên thân cây ấy là những chiếc lá hình thoi dài mọc cách đều nhau, chiếc lá mềm mại cong cong có màu xanh nhạt hơi bóng.
Không chỉ vậy, chờ khi mùa hoa tàn thì có thể thu hoạch quả làm hạt giống để trồng nữa đấy. Hoa ly sau khi mà cắt rời khỏi cây, đem cắm ở trong bình hoa có nước thì hoa tươi được hơn 1 tuần liền. Thi thoảng sau mỗi lần chăm sóc cây giúp ông, ông lại cắt cho em mấy cành hoa ly mang về. Mẹ em đều cắm vào lọ rồi để trong phòng khách, cả căn phòng như bừng sáng lên, lúc nào cũng tràn ngập hương thơm.
Lọ hoa được điểm xuyết thêm sắc trắng của hoa cúc như đẹp thêm. Cái nét đẹp kiêu kì mà xa cách của những bông hồng, bông lay ơn như được cái đẹp gần gũi của hoa cúc kéo trở về, hài hòa hơn. Căn phòng khách bỗng trở nên đẹp hơn, như tràn ngập màu sắc, ánh sáng và hương thơm. Vị khách nào đến nhà em đều cất lời khen những bông hoa đủ sắc màu khác nhau trong lọ, em vui lắm.
Em thích những bông hoa cúc trắng ấy nhiều lắm. Hè năm sau, nhất định em sẽ mua hạt giống về trồng một khóm cúc trắng ở góc vườn.
Trong các loài hoa, em đặc biệt yêu thích loài hoa thủy tiên. Bởi vì nó có vẻ đẹp mong manh lại kiên cường, rất khác biệt với các loài hoa khác.
Hoa thủy tiên thường mọc ở gần nguồn nước, như cạnh hồ, sông, suối ở trong rừng sâu. Để lý giải hiện tượng này, thần thoại Hy Lạp đã có hẳn một câu chuyện riêng về vị thần hoa thủy tiên. Những cây hoa thủy tiên mọc thành bụi, cụm cạnh nhau khá dày, giống như một đám cỏ dại.
Từ gốc, các nhánh lá và hoa thủy tiên bắt đầu mọc ra. Những chiếc lá thủy tiên dài đến cả 20cm, khá dày, màu xanh sẫm, dáng như lá tỏi. Hoa thủy tiên thì có phần cuống mọc trực tiếp từ gốc, thẳng và to như thân bút chì. Thân hoa trơn bóng, màu xanh sẫm như lá, không có gai hay các nhánh nhỏ như hoa ly, hoa huệ. Vì vậy, khi hoa vẫn còn là chiếc búp nhỏ, nhìn từ xa thật khó để phân biệt đâu là hoa đâu là lá. Khi những nụ hoa bắt đầu nở tung ra, thì vẻ đẹp của cây thủy tiên mới hiển lộ. Phần cuống hoa khá dài và nhỏ, chống đỡ cả đóa hoa lớn như một chén trà con con. Mỗi đóa hoa gồm có sáu cánh nhỏ hình tam giác kéo dài. Cánh hoa thủy tiên màu trắng, khá dày và mềm mịn như là hoa nhài vậy. Ở giữa là một phần cánh hoa nhỏ màu vàng cuộn tròn thành vòng khép kín, che chở nhị hoa vàng nhỏ xíu ở bên trong. Vẻ đẹp khác lạ ấy, khiến cho hoa thủy tiên dù mọc ở khắp các bờ hồ với ngoại hình thấp bé vẫn vô cùng nổi bật. Mỗi khi đến mùa hoa nở, hoa thủy tiên có thể trải trắng suốt một dọc dài bờ hồ, bờ suối nơi mình sinh sống. Điều đó khiến cho khung cảnh thiên nhiên nơi thủy tiên nở rộ đẹp như một bức tranh thần thoại cổ xưa
K nha
gây gổ ,lon ton ,nhí nhảnh , vội vã , hí hửng ,leng keng ,bập bênh ,lã chã,gượng gạo
Em rất thích vẽ, nên mỗi lần đi đâu xa về là bố lại mua cho em vài cây bút chì. Cây bút chì lần này bố mới mua cho thật đẹp.
Cây bút chì này cũng bình thường như mọi cây bút chì khác. Chiều dài của nó khoảng một gang tay. Thân bút tròn, cỡ bằng ngón tay út của em, dài khoảng một gang tay người lớn. Vỏ ngoài thân bút làm bằng gỗ, sơn những vạch xanh đỏ xen kẽ nhau, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Trên lớp sơn có một dòng chữ in bằng nhũ vàng óng ánh: “Hanson”. Cây bút mới, hai đầu đều bằng phẳng, nom rất sắc sảo. Nhìn đầu nào cũng thấy chính giữa thân gỗ là một lõi chì màu đen nhánh. Em dùng cái gọt bút chì để gọt đi phần thân gỗ. Cái gọt khẽ xoay, em nghe những tiếng “xoạt … xoạt…” khe khẽ. Từng lớp vỏ gỗ tuôn ra theo lưỡi gọt và xoắn tròn, mịn như lụa. Em gọt cho đến khi lộ ra ngòi chì dài đủ dùng, bởi ngòi bút chì dài quá thì dễ bị gãy. Em thử những nét bút đầu tiên. Cây bút vẽ thật sướng tay. Ruột chì không quá mền mà cũng không quá cứng, nét chì đen nhánh, rất sắc.
Em thầm cảm ơn bố. Với cây bút chì ấy, em đã vẽ rất đẹp những hình vẽ của bài toán, những bức tranh em yêu thích. Em giữ gìn, nâng niu cây bút như một vật quý.
Với học sinh chúng em, kiến thức không chỉ nhận được từ những người thầy, người cô mà còn là từ sách vở, trước hết chính là những cuốn sách giáo khoa. Với em, sách giáo khoa có một vai trò vô cùng quan trọng trong chặng đường tiếp thu kiến thức của em, đồng thời cũng là một người thầy thứ hai của em.
Em có rất nhiều cuốn sách giáo khoa khác nhau: sách giáo khoa tiếng việt với những bài văn, những câu chuyện không chỉ có tính nhân văn mà còn chứa đựng những bài học giúp ta nên người; cuốn sách toán dạy ta những phép tính toán, dạy ta suy nghĩ logic; cuốn sách khoa học tự nhiên và xã hội dạy ta về những kiến thức đời sống để ta biết, để ta sống tốt hơn…cùng rất nhiều những cuốn sách giáo khoa khác. Những cuốn sách giáo khoa thường lớn lớn vở viết một chút, có những cuốn thậm chí còn to hơn.
Bìa sách được thiết kế phù hợp với nội dung từng môn học. Với sách giáo khoa tiếng việt, bìa sách là sự kết hợp hài hòa của nhiều hình ảnh nên thơ, thơ mộng khác nhau. Sách giáo khoa toán là hình ảnh những phép tính, những đoạn thẳng, đường thẳng, những hình tam giác, hình chữ nhật… Còn sách âm nhạc chính là hình ảnh những bạn học sinh đang đeo khăn quàng đỏ, đứng cạnh nhau cùng ngân vang hòa âm. Bên trên cùng là tên sách được in hoa cùng số lớp. Mỗi cuốn sách giáo khoa của em đều được dán nhãn vở cẩn thận ở góc bên trái để khi có mất sách, nếu ai thấy sẽ biết mà trả về cho em.
Những bài học trong sách được thiết kế rất khoa học và dễ hiểu. Trang đầu tiên là lời nói đầu của những người biên soạn sách gửi đến học sinh. Trang cuối cùng là mục lục và những thông tin chi tiết về cuốn sách, giúp em hiểu rõ hơn và biết cách tìm bài học nhanh hơn. Cuốn sách giáo khoa như chứa đựng cả một phần của bầu trời tri thức, giúp em hiểu sâu hơn bài học mà cô giáo dạy.
Em rất yêu thích những cuốn sách giáo khoa của mình. Vậy nên em sẽ giữ gìn sách cẩn thận để nó luôn phẳng phiu và luôn mới.
8. Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích số 8
Bắt đầu từ khi em vào lớp Một, bố đã mua cho em một cái bàn học đặt vào góc học tập riêng của em.
Cái bàn được đóng bằng gỗ, phủ vec-ni màu vàng sậm, bóng loáng. Chiếc bàn cao 1.6 m, gồm hai phần: bàn viết và kệ sách. Bàn cao khoảng 80cm. Mặt bàn dài 1m, rộng 40cm, được làm bằng một tấm gỗ liền, nhẵn bóng như gương, ngồi viết rất thoải mái. Dưới mặt bàn là một ngăn kéo và một tủ nhỏ. Trên mặt bàn là một kệ sách, dài bằng chiều dài mặt bàn, cao 60cm, chia làm hai ngăn. Ngăn trên cao 25cm chia thành ba ô; ngăn dưới cao 20cm, chỉ có một ô.
Chân bàn không phải là bốn thanh gỗ như những chiếc bàn khác, mà là hai tấm ván liền, giữa có nối một thanh gỗ xoay được, đặt chân rất thoải mái. Bố mua cho em một chiếc ghế gỗ có lưng tựa, có thể xếp lại được.
Năm em học lớp Một, chẳng có sách vở gì nhiều, chỉ sử dụng hai ô trên kệ sách. Đến bây giờ, trên kệ và các hộc tủ dưới bàn đã xếp đầy sách vở, chỉ còn đủ chỗ để giá cắm bút. Cây đèn bàn phải đẩy sát vào tận trong cùng. Em ngồi học, sách vở bày trên mặt bàn, cần tìm sách gì chỉ cần đứng dậy với tay là có thể lấy được trên kệ.
Mỗi lần ngồi vào bàn học, em lại nhớ đến lời bố dặn phải cố gắng học cho thật giỏi. Và em đã thực hiện được lời hứa của mình. Ba năm liền em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc.