Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cảnh chị Dậu khi phản kháng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đợi xíu em làm cho nè-)
Mặc dù em chưa học lớp 6 nhưng hồi hè mẹ em bắt em làm rồi.Chị đợi em tìm lại bài rồi gửi chị nha<333
biện pháp tu từ:nhân hoá
Phép nhân hóa giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn
Em đồng ý với câu nói của Cò. Đúng thế, bạn bè thì không bao giờ có chuyện "ăn miếng trả miếng". Chỉ có những kẻ thù không đội trời chung, những tên chỉ biết đến sự thù địch và trả thù mà không nghe đến hai chữ "hữu nghị" mới đi trả đũa nhau. Bạn bè là những người san sẻ vui buồn cùng nhau, giúp nhau tiến bộ, khi khó khăn cùng nhau gánh gồng vượt qua, lúc thuận lợi thì hợp sức giành lấy. Đôi khi bạn bè có thể cãi nhau và mâu thuẫn, nhưng không vì thế mà biến bạn thành thù. Bạn bè thật sự chỉ có cãi nhau rồi hòa giải, còn kẻ thù thật sự thì chỉ biết ăn miếng trả miếng. Vì vậy, chúng ta không nên để những câu chuyện nhỏ nhặt làm mất đi tình cảm tốt đẹp.
C. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (Văn Công Hùng)
Câu trả lời đây nhé
Vào những dịp lễ tết, quê em thường tổ chức chơi ném còn. Trò chơi tuy chỉ diễn ra trong một buổi, một ngày nhưng thường rục rịch chuẩn bị từ cả tháng trước đó.
Để chơi ném còn, thì cần chuẩn bị hai phần cơ bản đó là quả còn và cây nêu. Những quả còn sẽ do các cô gái may vá, còn cây nêu sẽ do đám trai làng chuẩn bị. Trước hết là về cây nêu. Thường mỗi làng sẽ có một bãi đất trống lớn để tổ chức các hoạt động tập thể. Câu nêu sẽ được dựng ở chính giữa đó. Cây nêu được làm từ các thân tre cao từ 15 đến 20 mét, dựng thẳng ở giữa sân. Thân cây nêu được quấn quanh bởi hai màu đỏ và vàng. Nghe các cụ trong làng bảo, màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Trên ngọn cây nêu là một vòng tròn rỗng, được trang trí bằng các dây tua rua nhiều màu sặc sỡ. Vừa giúp tăng vẻ đẹp, lại vừa giúp dễ nhận diện vị trí của vòng tròn. Tiếp theo là quả còn. Quả còn được may từ nhiều mảnh vải khác nhau, mỗi mảnh có mỗi màu sắc riêng, chắp với nhau tạo thành các múi vuông gắn liền vào nhau. Để trang trí thêm cho những quả còn, người ta chắp thêm vào nhiều sợi dây tua rua sặc sỡ. Giúp quả còn của bản thân trở nên đặc sắc hơn. Công đoạn may quả còn này thường diễn ra cả tháng trời trước khi lễ hội diễn ra.
Cách chơi ném còn thì vô cùng đơn giản. Người chơi chia thành các đội nhỏ để thi đấu với nhau. Đến lượt của ai, thì người đó cầm phần dây, xoay tròn quả còn rồi ném lên, sao cho qua được vòng tròn trên ngọn cây nêu thì sẽ thắng. Tuy đơn giản như vậy, nhưng trò chơi này vẫn thực sự hấp dẫn đối với mọi người. Khi chơi, những người ở bên ngoài sẽ vây xem và cổ vũ cho đội thi, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Trai gái ăn mặc thật xinh đẹp, cùng nhau ném còn trong tiết trời xuân ấm áp. Còn gì vui bằng! Điều thực sự làm nên niềm vui của ngày Tết quê em, chính là những buổi hội chơi ném còn. Nó diễn ra trong sự hồ hởi, mong chờ, vui thích của người dân. Mọi người tham gia trò chơi, nhưng vui mới là chính, còn chuyện thắng thua chỉ xếp vào bên lề.Hiện nay, các hoạt động ngày lễ tết ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhưng trò chơi ném còn vẫn là một nét đặc sắc văn hóa không thể nào xóa nhòa được. Chừng nào xuân còn thắm trên nương lúa, khi đó người làng em còn chơi ném còn.
Trước đây, bà Hiền là giáo viên dạy tiếng Anh ở một trường cấp 3 trên thành phố. Sau khi về hưu, bà cùng gia đình chuyển về xóm em sinh sống. Ở đây, bà nhìn thấy nhiều đứa trẻ hoàn cảnh khó khăn, chưa có điều kiện học thêm, học ở trung tâm. Đặc biệt là các em nhỏ ở trại mồ côi gần đó. Thế là, bà Hiền đã sửa sang lại một căn phòng, mở lớp dạy tiếng Anh tại nhà miễn phí. Lớp học nhỏ của của bà mở cửa bốn buổi một tuần, với học sinh là các bạn nhỏ hoàn cảnh khó khăn, và có cả những cô chú muốn được học tiếng. Bà Hiền không chỉ dạy học miễn phí, mà còn cung cấp sách vở, bút mực cho người khó khăn đến học. Bao tâm huyết, kinh nghiệm, bà Hiền dồn cả vào lớp học tình thương của mình. Nhờ bà, mà bao nhiêu đứa trẻ được củng cố kiến thức vững chắc về Tiếng Anh - điều vốn có phần xa xỉ với những gia đình khó khăn.Em rất kính phục và yêu mến bà Hiền. Bà đã dành thời gian, tiền bạc và công sức của mình để vun vén tương lai cho những đứa trẻ không thân quen. Sự hi sinh lớn lao ấy của bà, đã lan tỏa tình yêu thương ấm áp cho cuộc sống này thêm tươi sáng.
chúc bạn học tốt ;-;
Chiều hôm qua, em đã được chứng kiến một sự việc hết sức xúc động ở ngay khu phố nhà em.
Lúc ấy, khoảng 3 giờ chiều, một đám cháy bỗng bùng lên từ cửa hàng tạp hóa ở đầu ngõ. Sau tiếng kêu cứu của bà chủ quán, người dân xung quanh đồng loạt lao ra, cùng dập lửa. Người nhanh nhẹn gọi điện cho trạm cứu hỏa gần nhất. Các chú, các anh khỏe mạnh thì quấn khăn ướt lên người lao vào bên trong, cứu hai cháu nhỏ và bà cụ. Mọi người còn lại thì ra sức kéo những món hàng chưa cháy ở phía ngoài để giảm thiểu thiệt hại. Người thì kéo vòi, hứng nước, cố dập lửa, để không lan sang nơi khác. Lúc này, mọi người xung quanh em, từ anh sinh viên đến chị may vá, bác thợ xây đều hóa thành anh hùng. Mọi người không sợ nguy hiểm, không sợ lửa cháy. Tất cả đồng lòng giúp cứu người, cứu của. Ánh lửa sáng rực, nhưng không sáng bằng tình người, tình đoàn kết của người dân khu phố em. Sau một hồi căng thẳng kìm chân lửa, đoàn cứu hỏa đã đến. Từng cột nước xối thẳng vào đám lửa, dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Sự kiện ấy khiến em vô cùng xúc động và kính phục mọi người. Nó không chỉ khiến em nhận ra sức mạnh của tình đoàn kết. Mà còn nhận ra được rằng, bất kì ai xung quanh chúng ta đều là những người hùng vĩ đại.
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng, chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cả gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.