K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2019

1. Từ láy toàn bộ: chiêm chiếp, đèm đẹp, xôm xốp.

Từ láy bộ phận: yếu ớt, liêu xiêu, lim dim.

2. nấm độc >< nấm tốt, nhẹ nhàng >< mạnh bạo, người khôn >< người dại

để coi đã nha 

ko đăng linh tinh nha

phần trắc nghiệm câu 5 sao là đúng đấy

đáng lẽ bạn phải chọn câu b

tự luận

câu 2 bạn phải nói về định nghia câu trung thực nữa mới cho đạt điểm tối đa là:

dám dũng cảm nhân khuyết điểm khi mik mắc lỗi

còn tục ngư ca dao bạn tìm thêm, 5 câu tục ngữ đc rồi

mik mới thi xong đấy

8 tháng 11 2019

Tôi nghĩ rằng, thanh niên, sinh viên hiện nay vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu. Và học tập, làm theo tấm gương đạo đức của các thế hệ là cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách để học tập, làm theo tấm gương của Bác, nhưng nên chăng trước hết chúng ta thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đòi hỏi ở thế hệ tương lai của nước nhà.

Trước hết, mỗi đoàn viên, sinh viên phải thấm nhuần giá trị đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh. Điều này không chỉ dừng ở việc chỉ đọc lí thuyết suông mà cần phải bằng hành động thực tế chứng minh. Hiện nay, Đảng ta đang phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (2006-2011). Đây là năm thứ hai của cuộc vận động. Sau nội dung học tập là làm theo tấm gương của Bác. Vậy đoàn viên thanh niên chúng ta phải làm theo Bác như thế nào? 

Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở ngày những hành động cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống: như sinh viên trước khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm chỉ học tập, không gian lận trong thi cử, nói không với các tệ nạn xã hội... Như thế thì mỗi đoàn viên, sinh viên sẽ dễ hình dung mình cần phải làm gì và như thế nào, và chắc chắn phong trào sẽ đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn. Đồng thời, mỗi người khi đã rèn cho mình lối sống đạo đức, thì mình thử soi xem đã làm được bao nhiêu phần trăm, tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt.

Bên cạnh đó, vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ cần có sự nêu gương, chỉ bảo của tất cả những người thầy về những vấn đề đạo đức đặt ra đối với mỗi ngành nghề cụ thể, để sinh viên khi ra trường có thể trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” đúng như mong muốn của Bác Hồ. Đây mới thực sự là kết quả to lớn, bền vững, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

* Phạm Thị Mai Nhàn - K50 Khoa học Quản lí: “Học tập Bác từ những điều giản dị”

[img class="caption" src="images/stories/2008/5/mai%20nhan.jpg" border="0" title="Phạm Thị Mai Nhàn" hspace="5" vspace="5" align="left" ]

Đoàn viên thanh viên có thể học và làm theo tấm gương Bác Hồ ở rất nhiều việc cụ thể, hàng ngày trong cuộc sống. Để định hướng cho các đoàn viên sinh viên, Đoàn trường nên phát động những phong trào, những hoạt động gần gũi, có ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên. Theo tôi, nên có các hoạt động phong trào thường ngày và những hoạt động có tính chất điểm nhấn.

Phong trào thường ngày như: để nhắc nhở sinh viên giữ vệ sinh môi trường, tiết kiệm, đoàn trường có thể làm những bảng nhắc nhở như: “nếu là người lịch sự, xin đừng vứt rác bừa bãi”, hay “vui lòng tắt đèn khi ra khỏi phòng”.. Những bảng nhắc nhở ngộ nghĩnh này có thể để ở những chỗ dễ nhìn, lâu dần sẽ hình thành thói quen tốt trong sinh viên. Hay xây dựng phong trào học tập, làm việc khoa học, chẳng hạn như chống nạn ngủ ngày trong kí túc xá...  Đấy chính là hướng cho các bạn sinh viên học tập Bác Hồ ở tính tiết kiệm thời gian, chăm chỉ học tập và tham gia những hoạt động có ích cho bản thân và xã hội.

Những phong trào điểm nhấn như tổ chức triển lãm sách, dạ hội, trao đổi những đồ dùng học tập ... Các ngành xã hội nhân văn có tính chất liên ngành nên việc trao đổi sách đọc với nhau là rất cần thiết. Chúng ta có thể tổ chức những buổi triển lãm, giới thiệu sách tham khảo trên cơ sở huy động nguồn sách từ chính các bạn sinh viên, rồi trao đổi với nhau. Cũ người mà mới ta. Đó cũng là cách khuyến khích tính ham đọc sách và trao đổi thông tin khoa học, thông tin cuộc sống giữa các bạn sinh viên. Hay tổ chức một buổi dạ hội mà mỗi người sẽ đem đến một đồ vật, đồ dùng xinh xắn để trao đổi, tặng nhau - một cách làm rất sinh viên, giúp tăng cường giao lưu và tạo những niềm vui nho nhỏ cho bản thân và mọi người xung quanh.

Về phía cá nhân thì mình sẽ học tập Bác từ những điều giản dị thôi như tập thể dục, thể thao để giữ gìn sức khoẻ, đảm bảo cho việc học tập; tạo quan hệ tốt, gần gũi, giản dị, chân thành với mọi người xung quanh như chính Bác Hồ đã từng làm.

* Nguyễn Thị Mai Phương - K51 Sư phạm Ngữ văn: “Đoàn viên thanh niên nên học tập tấm gương hi sinh của Bác”

[img class="caption" src="images/stories/2008/5/mai%20phuong.jpg" border="0" title="Nguyễn Thị Mai Phương" hspace="5" vspace="5" align="right" ]

Mình thì ngưỡng mộ Bác nhất là ở đức tính hi sinh, hi sinh nhu cầu cá nhân vì quyền lợi chung của mọi người, của tập thể, của dân tộc. Hiện nay, có những bạn trẻ được gia đình và xã hội tạo điều kiện cho học tập nhưng lại không thể thắng được những cám dỗ thường tình, sống đua đòi hưởng lạc, thực dụng, ích kỉ, xa vào nhiều tệ nạn xã hội. Họ đã phụ những sự hi sinh của cha mẹ, của người thân, thầy cô và bạn bè. Có những sinh viên không dám đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu, những tiêu cực trong nhà trường, xã hội.

Theo mình, đoàn viên thanh niên nên học tập tấm gương hi sinh của Bác Hồ qua việc tham gia tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội: giúp người neo đơn, hiến máu nhân đạo, thanh niên tình nguyện... Tham gia những hoạt động đó sẽ giúp ta sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn cho bản thân và có ích cho cộng đồng. Trong môi trường học đường, đoàn viên thanh niên nên tích cực đóng góp ý kiến xây dựng cho phong trào chung, biết hi sinh, cống hiến vì tập thể, biết giúp đỡ mọi người xung quanh một cách chân thành...

Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.

Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc hành trình đầy gian nan trên đại dương bao la của Bác. Giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến trong giây phút chia xa, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại. Ánh mắt nhìn của người xa xứ cứ mãi dõi theo nhưng bãi bờ, làng xóm đến khi chẳng còn thấy gì giữa muôn trùng con sóng. Nhà thơ khéo léo thể hiện nỗi niềm của mình khi muốn được "làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác". Cuống quýt, vội vàng, dường như Chế Lan Viên muốn theo kịp chân Bác để cùng sẻ chia nỗi vất vả, gian truân. Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước. Những vần thơ như khơi sâu thêm tình cảm yêu thương và nỗi đau của một người con hết lòng vì Tổ quốc. Bác để lại tình riêng để ra đi vì tình yêu tổ quốc, hình bóng quê hương chẳng lúc nào phai mờ trong tâm trí Người nên cảm giác cô đơn, lạc lõng càng tăng lên khi: Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Có lẽ thấu hiểu được cảm giác này nên nhà thơ đã ước được làm con sóng quê hương bầu bạn cùng Người trong lúc đi xa. Trái tim của con người có lý lẽ riêng, Bác cũng vậy, sóng nước ở đâu cũng là sóng nước nhưng kỳ lạ thay đã không phải đất trời quê mình thì tất cả đều trở nên xa lạ. Tiếng sóng xa lạ vỗ nơi mạn tàu ấy càng làm lòng người trống trải hơn, càng làm nỗi đau thương trong Bác nhân lên bội phần. Càng xa quê hương Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu. Ta nghe trong lời tâm sự của Bác một nỗi lòng đồng cảm bởi tình yêu nồng nàn, sâu sắc Bác truyền cho mỗi chúng ta khi nghĩ về đất nước.

Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.

- Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.

- Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.

- Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.


 

dài v bạn hưng

8 tháng 11 2019

 Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

.....Nghĩa thứ 2 của bài thơ rõ ràng là nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất của cn, nh~ ng` phụ nữ VN trog XHP.kiến xưa:

                                   ''Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                                     Bảy nổi 3 chím vs nc non''

 Hai câu đầu vừa tả nhan sắc, vừa kể về thân phận cn. NV trữ tình dùng đại từ''em''để xưng hô:''Thân em'', gần gũi vs cách nói của bt bao bài ca dao - dân ca quen thuộc, nghe vừa dịu dàng, khiêm tốn vừa có chút tội nghiệp đáng thương. Tiếp sau, cô gái, hay người phụ nữ tự giới thiệu mình''vừa trắng lại vừa tròn''. Nghệ thuật dùng từ thật khéo. Nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi. Nhưng nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc, phẩm hạnh người phụ nữ. Phụ nữ VN đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu. Phẩm hạnh cx nhân hậu, ứng xử trc sau trọn vẹn, thủy chung. Với từ ''tròn'' ý nghĩa của thơ trở nên lấp lánh, tờ mờ khiến người đọc k thể suy nghĩa vội vàng. Ai đó hiểu giản đơn rằng : câu thơ tả h/ả người phụ nữ vừa trắng trẻo vừa tròn trịa...thì thật nực cười. Đọc thơ, nhất là thơ trữ tình, ta k chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực mà phk tưởng tượng, suy ngẫm rộng và sâu để hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa ẩn dụ, hiểu đúng tinh thần của ngôn ngữ và cảm xúc của t/g. Gt về ng` phụ nữ như cách nói ở câu thơ thứ nhất, Hồ Xuân Hương k chỉ ca ngợi nhan sắc, vẻ đẹp bên ngoài mà còn trân trọng cả tâm hồn, đức hạnh bên trong, cách nói năng ứng xử khiêm nhường duyên dáng của chị em. Tiếp sau đến câu thơ thứ hai, giọng thơ có chút trùng xuống để kể về thân phận chị em : ''Bảy nổi 3 chìm vs nc non'' . Thành ngữ dân gian ta có câu : ''ba chìm 7 nổi chín lênh đênh'' dủng để tóm tắt cuộc đời cn, nhất là người phụ nữ trong XH xưa. Hồ Xuân Hương đã sử dụng câu thành ngữ một cách sáng tạo trog thơ của mình, nêu rõ cuộc đời long đong, chìm nổi, vất vả của con người. Cụm từ''với nc non'' nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi, vất vả ấy. Giới từ''với'' đi liền cùng h/ả ''nc non'' cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh, chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác vì chồng, vì con và vì cả mn, cả non sông, đất nc. Một cuộc đời xả thân, vị tha như thế cao cả bt bao nhiêu, đáng cảm thương và đáng trân trọng bt bn....

27 tháng 3 2020

Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc cảu chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn trên cánh đồng.

Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.

Buổi sáng ở quê hương em đẹp biết bao, 1 nắng 2 sương trên những chiếc lá, nơi đây có đồng lúa chín vàng và những hình ảnh thẳng cánh cò bay. Các cô bác nông dân chân lấm tay bùn làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!. Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.

Ôi ! Quê hương em thật đẹp biết bao ! Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống..