K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5

B. Công nghiệp điện tử tin học

10 tháng 5

- Địa hình: Bắc Mỹ có sự phân hóa địa hình rõ rệt:
+ Miền núi Coóc-đi-e ở phía tây: một trong những hệ thống núi lớn nhất thế giới, có độ cao trung bình 3000 - 4000 m, kéo dài 9000 km theo chiều bắc - nam, gồm nhiều dãy chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
+ Miền đồng bằng ở giữa: gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng Duyên Hải, độ cao từ 200 - 500 m, thấp dần từ bắc xuống nam.
+ Dãy núi A-pa-lat ở phía đông: hướng đông bắc - tây nam. Độ cao ở phần bắc từ 400 - 500 m, phần nam 1000 - 1500.

- Khí hậu: Bắc Mỹ có sự phân hóa khí hậu đa dạng theo chiều bắc - nam và theo độ cao. Các khu vực ven biển có khí hậu điều hòa, mưa nhiều. Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt năm lớn, mưa ít hơn và khí hậu khô hạn hơn.

- Sông, hồ: Mạng lưới sông khá dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ. Chế độ nước sông khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mưa, tuyết và băng tan1. Các sông lớn: Mít-xu-ri - Mi-xi-xi-pi, Mác-ken-đi, Cô-lô-ra-đô. Bắc Mỹ đứng đầu thế giới về số lượng các hồ có diện tích lớn (phần lớn là hồ nước ngọt).

- Thiên nhiên: Thiên nhiên ở Bắc Mỹ chủ yếu nằm trong đới lạnh và đới ôn hòa. Đới lạnh: có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá, khắc nghiệt; sinh vật nghèo nàn, chủ yếu là rêu và địa y. Đới ôn hòa: chiếm diện tích rộng, phân hóa đa dạng theo sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa.

10 tháng 5

Tham khảo

Địa hình Bắc Mỹ được chia thành 3 khu vực:

- Phía Tây: miền núi Cooc-đi-e là hệ thống núi trẻ, cao 3000 – 4000m, kéo dài 9000km theo chiều bắc – nam, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

- Ở giữa: là đồng bằng, gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung tâm và đồng bằng Duyên Hải, độ cao 200 – 500m, thấp dần từ bắc xuống nam.

- Phía Đông: dãy núi A-pa-lat, có hướng đông bắc – tây nam, độ cao phía bắc khoảng 400 – 500m, phía nam cao hơn khoảng 1000 – 1500m.

Sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ:

- Lãnh thổ của bắc Mỹ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25°B, nên khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam.

=> Có nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới.

- Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu phân hóa theo chiều đông - tây và theo độ cao.

=> Các khu vực ven biển có khí hậu điều hòa, mưa nhiều. Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt năm lớn, mưa ít hơn và khí hậu khô hạn hơn.

Đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ:

- Mạng lưới sông khá dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.

- Chế độ nước sông khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mưa, tuyết và băng tan.

- Các sông lớn: Mít-xu-ri - Mi-xi-xi-pi, Mác-ken-đi, Cô-lô-ra-đô.

- Bắc Mỹ đứng đầu thế giới về số lượng các hồ có diện tích lớn (phần lớn là hồ nước ngọt).

- Các hồ lớn: hệ thống Ngũ Hồ, hồ Uy-ni-pếc, hồ Gấu Lớn, hồ Nô Lệ Lớn,...

Sự phân hóa thiên nhiên ở Bắc Mỹ:

- Đới lạnh:

+ Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết phủ dày trên diện tích rộng.

+ Phía nam ấm hơn, có mùa hạ ngắn. Thực vật chủ yếu là rêu, địa y, cỏ và cây bụi; động vật nghèo nàn, chỉ có một số loài chịu được lạnh tuần lộc, cáo Bắc cực,... và một số loài chim.

- Đới ôn hòa: Chiếm diện tích rộng và phân hóa đa dạng.

+ Phía bắc có khí hậu ôn đới, rừng lá kim phát triển.

+ Phía đông nam có khí hậu cận nhiệt ấm, ấm hơn, phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng với thành phần loài phong phú.

+ Khu vực sâu trong lục địa mưa ít, hình thành thảo nguyên.

+ Khu vực trên các cao nguyên của miền núi Coóc-đi-e, khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoang mạc.

+ Động vật trong đới ôn hòa đa dạng, phong phú về số loài và số lượng mỗi loài.

Chúc bn học tốt

mọi ng giúp mik vs 

 

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
13 tháng 5

Em tham khảo nhé

https://olm.vn/chu-de/bai-18-chau-dai-duong-2189988596

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
13 tháng 5

Em tham khảo nhé

https://bacgiang.gov.vn/chi-tiet-bien-dao-vn/-/asset_publisher/YiOFlAxwJhRr/content/19-hoc-sinh-sinh-vien-viet-nam-can-co-y-thuc-va-trach-nhiem-nhu-the-nao-trong-su-nghiep-bao-ve-chu-quyen-bien-ao-cua-ta-tren-bien-ong-

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
13 tháng 5

Em tham khảo nhé

https://olm.vn/chu-de/bai-27-kinh-te-trung-quoc-phan-1-2336655650

9 tháng 5

Các tài nguyên biển và thềm lục địa của Việt Nam Tài nguyên biển và thềm lục địa của Việt Nam rất phong phú và đa dạng:
- Tài nguyên sinh vật: Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có các loài động vật giáp xác, thân mềm, và nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.
- Tài nguyên du lịch: Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú, khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng.
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bồn trũng) trong vùng thềm lục địa. Các khoáng sản khác bao gồm 35 loại khoáng sản, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển.
Vấn đề khai thác hợp lý tài nguyên biển và phát triển bền vững Đến năm 2030, mục tiêu là tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể; đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ, duy trì và phục hồi.

 *THAM KHẢO:

_Các vùng biển của việt nam là :

 -Vùng biển Vịnh Bắc

-Bộ Vùng biển Bắc Biển Đông.

-Vùng biển Giữa Biển Đông.

-Vùng biển Nam Biển Đông.

-Vùng biển Vịnh Thái Lan.

_ Các tài nguyên biển và thềm lục địa và  tiềm năng là :

Tài nguyên sinh vật ở vùng biển Việt Nam phong phú, có tính đa dạng sinh học cao.

+ Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có các loài động vật giáp xác, thân mềm, trong đó nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm,...

+ Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.

+ Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn.

- Tài nguyên du lịch:

+ Bờ biển dài, có nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh, hệ sinh thái biển phong phú, khung cảnh thiên nhiên các đảo đa dạng, là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển.

+ Một số địa điểm thu hút khách du lịch là: vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận), Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),...

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bồn trũng) trong vùng thềm lục địa, như các bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa.

+ Các khoáng sản khác bao gồm 35 loại khoáng sản, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển. Trong đó, có giá trị nhất là ti-tan, cát thuỷ tinh, muối,...

- Ngoài ra, vùng biển Việt Nam có thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.

_ Vấn đề chủ yếu trong khai thác hợp lý và phát triển bền vững kinh tế biển ở nước ta hiện nay là sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.

nhanh                                                                    ạ

9 tháng 5

phân bố dân cư trên thế giới thay đổi theo thời gian và ko đồng đều trong ko gian.dựa vào các yếu tố như kinh tế-xã hội và điều kiện tự nhiên.

những nơi có kinh tế phát triển và điều kiện kinh tế thuận lợi thường là những nơi tập trung đông đúc dân cư.

những nơi có khí hậu khắc nhiệt ( băng giá,hoang mạc,....) là những nơi có giao thông khó khăn,kinh tế kém phát triển,thường có dân cư thưa thớt,mật độ dân số thấp

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
13 tháng 5

Em tham khảo nhé

https://olm.vn/chu-de/bai-18-chau-dai-duong-2189988596

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
13 tháng 5

Em tham khảo nhé

https://olm.vn/chu-de/bai-1-vi-tri-dia-li-va-pham-vi-lanh-tho-viet-nam-2193520984