K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
6 tháng 5

Để khai thác hiệu quả các cơ hội mà biển đem lại, cũng như giảm những thách thức và nguy cơ đối với tài nguyên và môi trường biển ở nước ta, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng… Chiến lược cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 cho từng lĩnh vực về: Kinh tế biển, xã hội, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển; môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng dự thảo Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, trình Chính phủ ban hành. Theo đó, cần bảo đảm yêu cầu thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, tính bền vững trong phát triển kinh tế biển Việt Nam, xây dựng thương hiệu biển Việt Nam; tạo được sự bứt phá về khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các vùng biển, ven biển và hải đảo; bảo đảm tính khả thi trong hoạt động và sử dụng nguồn lực phù hợp bối cảnh trong nước và quốc tế. Thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, phù hợp luật pháp quốc tế về biển, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982… Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển; phát triển nguồn nhân lực biển; ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế…

D
datcoder
CTVVIP
6 tháng 5

Hoạt động

Tiềm năng

Khai thác sinh vật

- Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng:

+ Có khoảng 2.000 loài cá, trong đó có trên 110 loài giá trị kinh tế cao; 

+ Có nhiều loài động vật giáp xác, thân mềm, nhiều loại có giá trị dinh dưỡng cao như: tôm, cua, mực,...  

- Trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn => thuận lợi phát triển ngành đánh bắt hải sản. 

- Vùng ven bờ có nhiều loại rong biển 

=> được khai thác, sử dụng trong công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm.

- Trên các đảo và khu vực ven biển có nhiều vườn quốc gia, nhiều khu dự trữ sinh quyển => Tài nguyên sinh vật phong phú có ý nghĩa về bảo tồn nguồn gen và là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái. 

- Nhiều khu vực đầm lầy, cửa sông, bãi triều ven biển 

=> thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ. 

- Vùng đảo, ven biển còn có chim yến => thuận lợi cho hoạt động nuôi yến, khai thác tổ yến.

Khai thác khoáng sản

- Thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên tương đối lớn, tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, tập trung ở các bể trầm tích.

- Dọc ven biển, vùng sườn bờ và đáy biển điều tra được hơn 30 loại khoáng sản. 

+ Ti-tan, cát thuỷ tinh, muối biển là những loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn đang được khai thác. 

+ Tiềm năng về băng cháy phân bố ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực bể trầm tích Phú Khánh,...

Phát triển du lịch

- Việt Nam có đường bờ biển kéo dài, cảnh quan bờ biển đa dạng, nhiều bãi tắm đẹp dọc khu vực biển, đảo từ Bắc vào Nam như Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc,...

- Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo có phong cảnh đẹp.

- Hệ sinh thái biển phong phú, đặc sắc như các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, đầm phá,... 

=> thuận lợi để đa dạng hoá các sản phẩm du lịch biển.

Tài nguyên khác

- Năng lượng gió ở vùng biển Việt Nam được đánh giá đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Vùng biển có khả năng khai thác năng lượng gió tốt nhất là từ Bình Định đến Cà Mau.

- Ngoài ra, địa hình bờ biển có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho xây dựng các cảng biển nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển và xuất nhập khẩu hàng hoá,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 3

* Ví dụ

- Việt Nam có dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn => Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,...

- Nước ta nằm ở vị trí án ngữ hàng hải quốc tế, nhiều bãi biển đẹp => Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư,...

23 tháng 3

Biển Đông và ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh:
1. Phân tích ý nghĩa chiến lược:

(*) Về kinh tế:
- Biển Đông là khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, bao gồm:
+ Ngành khai thác thủy sản.
+ Ngành du lịch biển.
+ Ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
+ Ngành vận tải biển.
- Biển Đông là tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn cho giao thương quốc tế.
(*) Về quốc phòng an ninh:
- Biển Đông là vị trí chiến lược quan trọng, là tiền đồn bảo vệ an ninh quốc phòng của Tổ quốc.
- Biển Đông là nơi diễn ra các tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn trên biển.
2. Hướng chung trong việc giải quyết tranh chấp vùng biển, đảo ở Biển Đông:

- Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế:
- Tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
- Tăng cường đối thoại, trao đổi, hợp tác giữa các quốc gia có liên quan.
- Áp dụng các biện pháp hòa bình như thương lượng, hòa giải, trọng tài.
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế:
+ Hợp tác trong khai thác tài nguyên biển, đảo.
+ Hợp tác bảo vệ môi trường biển.
+ Hợp tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh trên biển.
- Giữ vững chủ quyền biển, đảo:
+ Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho người dân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 3

* Các nhân tố ảnh hưởng

 - Trình độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu các ngành sản xuất da dạng dã thúc đẩy dịch vụ phát triển cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng theo hướng hiện đại.

 - Đặc điểm dân số: Nước ta có dân số đông, mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, sức mua, nhu cầu và thị hiếu tăng lên, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Sự phân bố dân cư tác động đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

 - Khoa học công nghệ: Những thành tựu của công nghệ hiện đại, công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin,... đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cung ứng nhiều loại hình dịch vụ, xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới.

 - Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: đã thúc đẩy phân công lao động xã hội và tác động đến phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta. Chính sách tập trung ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ du lịch, thương mại, viễn thông, vận tải, logistics, ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo,.... đã ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

 - Thị trường: Sự mở rộng của thị trường trong nước và quốc tế đã tạo điều kiện cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ, động lực thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển dịch vụ.

 - Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Nước ta nằm trên tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, tuyến đường bộ xuyên Á, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải, du lịch và nhiều ngành dịch vụ khác.

- Ngoài ra, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá cũng có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch.....

23 tháng 3

Tại sao cần phải bảo vệ môi trường biển, đảo ở nước ta:
1. Biển, đảo có vai trò quan trọng:

- Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
- Biển, đảo có vị trí địa lí quan trọng, là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- Biển, đảo đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Môi trường biển, đảo đang bị ô nhiễm:

- Hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo chưa được thực hiện một cách hợp lý, khoa học.
- Hoạt động du lịch biển phát triển chưa bền vững.
- Chất thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp đổ ra biển.
- Biến đổi khí hậu.
3. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường biển, đảo:

- Gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, đảo.
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

23 tháng 3

Tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển, đảo ở nước ta:
1. Ngành thủy sản:

- Là ngành khai thác truyền thống, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế biển.
- Sản lượng khai thác thủy sản tăng qua các năm:
+ Năm 2010: 2,6 triệu tấn.
+ Năm 2020: 3,8 triệu tấn.
- Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
2. Ngành du lịch:

- Ngành du lịch biển đảo đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
- Một số điểm du lịch biển đảo nổi tiếng:
+ Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
+ Bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa).
+ Phú Quốc (Kiên Giang).
3. Ngành công nghiệp:

- Ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí đang phát triển.
- Một số khu công nghiệp ven biển đang được xây dựng và phát triển.

23 tháng 3

Vùng biển và các đảo, quần đảo nước ta có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng:
1. Vùng biển:

- Tài nguyên sinh vật:
+ Biển Đông có trữ lượng sinh vật biển rất lớn, với hơn 2.000 loài cá, 100 loài tôm, 300 loài rong biển.
+ Vùng biển Việt Nam có nhiều ngư trường, trong đó có ngư trường Trường Sa là một trong những ngư trường lớn.
+ Biển Đông còn có nhiều tài nguyên sinh vật quý hiếm như san hô, ngọc trai, bào ngư...
- Tài nguyên phi sinh vật:
+ Biển Đông có trữ lượng dầu khí lớn, ước tính khoảng 130 tỷ tấn dầu quy đổi.
+ Biển Đông còn có nhiều khoáng sản khác như titan, cát trắng, monazit...
2. Các đảo, quần đảo:

- Tài nguyên sinh vật:
+ Các đảo có hệ sinh thái đa dạng, phong phú với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
+ Vùng biển xung quanh các đảo có nhiều tài nguyên sinh vật biển.
- Tài nguyên phi sinh vật:
+ Một số đảo có trữ lượng khoáng sản lớn như quặng sắt, quặng đồng, quặng bauxite...
+ Các đảo có tiềm năng lớn về phát triển du lịch.

23 tháng 3

Khái quát về Biển Đông và vùng biển Việt Nam:
1. Vị trí địa lí:

- Biển Đông là một biển thuộc Thái Bình Dương, nằm trong khu vực Đông Nam Á.
- Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km², là biển lớn thứ 2 thế giới.
- Biển Đông có vị trí địa lí quan trọng:
+ Nằm trên tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng.
+ Nơi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên.
+ Có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh.
2. Biên giới biển:

- Biển Đông tiếp giáp với 7 quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Brunei, Indonesia, Đài Loan.
- Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km, là quốc gia có đường bờ biển dài nhất Biển Đông.
3. Các bộ phận:

- Biển Đông được chia thành 2 phần:
+ Vịnh Bắc Bộ.
+ Vịnh Thái Lan.
- Biển Đông có nhiều đảo, quần đảo:
+ Quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
+ Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
4. Tài nguyên thiên nhiên:

- Biển Đông có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú:
+ Dầu khí.
+ Khoáng sản.
+ Hải sản.
+ Du lịch.
5. Vấn đề tranh chấp:

- Biển Đông là khu vực có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Vấn đề tranh chấp Biển Đông đang là một thách thức lớn đối với khu vực.
6. Quan điểm của Việt Nam:

- Việt Nam luôn chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
- Việt Nam kiên trì bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.

D
datcoder
CTVVIP
6 tháng 5

* Khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo ở Việt Nam

- Phát triển du lịch biển, đảo

+ Hoạt động du lịch biển của nước ta phát triển nhanh. Số lượng khách và doanh thu của hoạt động du lịch biển tăng. 

+ Phát triển du lịch biển, đảo thúc đẩy các ngành giao thông vận tải biển, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các mô hình nuôi trồng thuỷ sản gắn với du lịch, nâng cao đời sống của người dân, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá vùng biển.

- Giao thông vận tải biển

+ Hệ thống cảng biển ngày càng phát triển và hiện đại. 

+ Các tuyến giao thông vận tải biển ở nước ta được mở rộng cả nội địa và quốc tế, dịch vụ hàng hải ngày càng phát triển, đội tàu buôn quốc gia được tăng cường góp phần quan trọng trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá trong nước và xuất, nhập khẩu.

+ Phát triển giao thông vận tải biển thúc đẩy sự phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch biển, khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên thế giới và góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển. 

- Khai thác khoáng sản

+ Khai thác khoáng sản vùng biển nước ta quan trọng nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên. 

+ Dọc ven biển, cát thuỷ tinh và ti-tan cũng đang được khai thác, nhiều nhất ở các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu,... 

+ Khai thác tài nguyên khoáng sản biển mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước, thúc đẩy ngành công nghiệp hoá dầu,... tạo nguồn hàng xuất khẩu. 

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển, đảo

+ Ngành khai thác hản sản đã được đầu tư tốt hơn về phương tiện, công nghệ để tăng cường khai thác xa bờ, truy xuất được nguồn gốc.

+ Ngành nuôi trồng hải sản đã được đầu tư phát triển mở rộng diện tích và đối tượng nuôi trồng. 

+ Khai thác và nuôi trồng hải sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, tạo mặt hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy du lịch biển.

* Ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh cho đất nước: 

+ Biển Đông và các đảo, quần đảo của Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh. 

+ Mục tiêu của nước ta là xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của biển, đảo.

+ Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là nền tảng và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước nên phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng,...

+ Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo vừa là quyền lợi, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trên biển và phải gắn liền với đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho sự phát triển.