K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu ? Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau, Vái ta mà thưa rằng : Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao. Đương khi ấy : Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói Trận đánh được thua chửa phân Chiến lũy bắc nam chống đối Ánh nhật nguyệt chừ...
Đọc tiếp

“Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu ?

Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau,

Vái ta mà thưa rằng :

Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao.

Đương khi ấy :

Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói

Trận đánh được thua chửa phân

Chiến lũy bắc nam chống đối

Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ

Bầu trời đất chừ sắp đổi

Kìa : Tât Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,

Những tưởng gieo roi một lần

Quét sạch Nam bang bốn cõi

Thế nhưng: Trời cũng chiều người

Hung đồ hết lối

Khác nào khi xưa :

Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay

Trận Hợp phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi

Câu 1. Văn bản trên thuộc tác phẩm nào ? Của ai? Tác phẩm đó thuộc thể loại nào

? Hãy giới thiệu vài nét về thể loại đó ? (0,75 điểm)

Câu 2. Sông Bạch Đằng nằm ở địa phận nào ? Trong lịch sử, dòng sông Bạch

Đằng là nơi diễn ra những trận đánh lớn của quân ta làm kẻ thù cướp nước bao

phen khiếp vía. Đó là những trận đánh nào ? (0.75 điểm )

Câu 3. Khi kể về các chiến tích trên sông Bạch Đằng của quân ta, vì sao các bô lão

lại nhắc đến chiến thắng của hai vua Trần (1288) trước rồi mới nhắc đến chiến

thắng của Ngô Quyền (938) (1.0 điểm)

Câu 4. Từ các câu “Trận đánh được thua chửa phân/Chiến lũy bắc nam chống

đói”, anh/chị hình dung như thế nào về trận đánh giữa quân ta với quân giặc (1.0

điểm)

Câu 5 Phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu văn : “Ánh

nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổ ? (1.5 điểm)

Câu 6. Sự đan xen các câu dài, ngắn trong văn bản trên có ý nghĩa gì ? (1.0 điểm)

Câu 7 . Nhận xét về thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể về chiến công của

Trùng Hưng nhị thánh trên sông Bạch Đằng ? (1.0 điểm)

0
17 tháng 3 2020

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

~~~Learn Well kim seo jin~~~

17 tháng 3 2020

''Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ...

Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm làng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình.

~~~Learn Well kim seo jin~~~

“Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu ? Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau, Vái ta mà thưa rằng : Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao. Đương khi ấy : Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói Trận đánh được thua chửa phân Chiến lũy bắc nam chống đối Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ...
Đọc tiếp

“Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu ? Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau, Vái ta mà thưa rằng : Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao. Đương khi ấy : Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói Trận đánh được thua chửa phân Chiến lũy bắc nam chống đối Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ Bầu trời đất chừ sắp đổi Kìa : Tât Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối, Những tưởng gieo roi một lần Quét sạch Nam bang bốn cõi Thế nhưng: Trời cũng chiều người Hung đồ hết lối Khác nào khi xưa : Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay Trận Hợp phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi Câu 1. Văn bản trên thuộc tác phẩm nào ? Của ai? Tác phẩm đó thuộc thể loại nào ? Hãy giới thiệu vài nét về thể loại đó ? (0,75 điểm) Câu 2. Sông Bạch Đằng nằm ở địa phận nào ? Trong lịch sử, dòng sông Bạch Đằng là nơi diễn ra những trận đánh lớn của quân ta làm kẻ thù cướp nước bao phen khiếp vía. Đó là những trận đánh nào ? (0.75 điểm ) Câu 3. Khi kể về các chiến tích trên sông Bạch Đằng của quân ta, vì sao các bô lão lại nhắc đến chiến thắng của hai vua Trần (1288) trước rồi mới nhắc đến chiến thắng của Ngô Quyền (938) (1.0 điểm) Câu 4. Từ các câu “Trận đánh được thua chửa phân/Chiến lũy bắc nam chống đói”, anh/chị hình dung như thế nào về trận đánh giữa quân ta với quân giặc (1.0 điểm) Câu 5 Phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu văn : “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổ ? (1.5 điểm) Câu 6. Sự đan xen các câu dài, ngắn trong văn bản trên có ý nghĩa gì ? (1.0 điểm)

1
17 tháng 3 2020

1. Văn bản thuộc tác phẩm Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu.

Tác phẩm thuộc thể loại phú.

- Thể phú

- Khái niệm: Thể phú là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần hoặc văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong cảnh, kể sự việc, bàn chuyện đời…

- Tác phẩm thuộc cổ phú – tiểu loại ra đời từ trước thời Đường: có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường kết lại bằng thơ.

2.

Sông Bạch Đằng

- Là địa danh lịch sử nổi tiếng, gắn liền với những mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.

- Vị trí: chảy giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, dài hơn 30 kim.

- Gắn với 3 mốc son lịch sử:

+ 938: Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán bằng trận địa cọc -> giành lại chủ quyền dân tộc sau 1000 năm Bắc thuộc, chấm dứt 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Băc.

Ngô Quyền dựa vào địa thế của sông Bạch Đằng để dụ đối phương vào trận địa của mình. Khi Hoằng Thao dẫn quân vào theo đường biển, thấy quân Ngô Quyền chỉ là thuyền nhẹ, đã huênh hoang đi vào, khi thủy triều rút, lộ ra cọc bọc đầu sắt, đâm thủng thuyền -> Hoằng Thao cùng một nửa quân bỏ mạng.

+ 981: Lê Hoàn đánh thắng quân Tống

+ 1228 Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên, dùng lại địa thế trận địa cọc của Ngô Quyền, tiêu diệt hơn 4 vạn quân Mông Nguyên.

=> Dòng sông lịch sử.

17 tháng 3 2020

Nhân vật Ngô Tử Văn

a. Sự xuất hiện gián tiếp của nhân vật

Ngô Tử Văn xuất hiện ở phần mở đầu của câu chuyện qua 2 chi tiết:

- Qua lời giới thiệu của tác giả: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được…”.

- Qua lời nhận xét của những người cùng thời: “…vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”

-> Qua 2 lời giới thiệu trên đã tạo ấn tượng về nhân vật.

b. Sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật

Nhân vật xuất hiện trực tiếp qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, đây giống như minh chứng cho những lời giới thiệu, nhận xét ở trên.

* Sự kiện 1: Ngô Tử Văn đốt đền của tên tướng giặc họ Thôi

- Sự kiện: Vào cuối đời nhà Hồ, có tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi của giặc Minh – Bách hộ là chức quan võ chỉ huy 100 quân. Họ Thôi là tên tướng giặc của nhà Minh đã sang nước ta xâm lược cuối thời nhà Hồ. Tên giặc này tử trận gần đền thờ của vị thổ công nước Việt. Hắn đã cướp đền của Thổ công rồi tác oai tác quái trong dân gian, gây nhũng nhiễu khiến nhân dân chịu nhiều khổ cực, oan ức. Vì vậy, Ngô Tử Văn đã châm lửa đốt đền, để tiêu trừ hiểm họa cho nhân dân.

- Đánh giá về nhân vật Tử Văn:

+ Đây là một hành động dũng cảm: trong khi tất cả mọi người ai cũng lắc đầu, lè lưỡi, can ngăn, lo sự cho Tử Văn thì riêng chàng là người trong cuộc lại “vung tay không cần gì cả”. Rất dứt khoát, bất chấp, không hề sợ hãi gì hết. Vì đây là việc nghĩa nên không thể không làm, chàng rất bất bình trước hành động tác yêu tác quái của tên Bách hộ họ Thôi.

+ Đây không phải là biểu hiện của sự hung hăng, liều lĩnh nhất thời vì Tử Văn có sự chuẩn bị: “tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi mới châm lửa đốt đền.” => Tử Văn tin tưởng vào hành động của mình là chính nghĩa.

=> Chính hành động khấn trời của chàng nói lên mong muốn nhận được sự phù trợ của thần linh.

=> Có sự chuẩn bị kĩ lưỡng tất không phải là hành động nông nổi nhất thời.

+ Đây không phải là hành động đả phá, bài trừ mê tính dị đoan mà chỉ là muốn hủy hoại nơi nương tựa của một vị thần ác, là hồn ma tên tướng giặc.

=> Muốn trừng trị, diệt trừ cái ác.

* Sự kiện 2: Cuộc gặp gỡ với tên hung thần

- Sự kiện: Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn lên cơn sốt nóng, sốt rét -> gặp hồn ma tên tướng giặc bại trận giả danh tên cư sĩ tìm đến. Tìm đến để:

+ Dùng nguyên lí đạo Nho để buộc tội “Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở của thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền, khiến cho hương lửa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện” -> buộc tội theo nguyên lí của đạo nho thì Tử Văn là người có tội.

+ Lấy oai linh của quỷ thần để hăm dọa: “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”

Cố Thiệu: Người Tam Quốc, làm quan ở Dự Chương, chủ trương việc phá hủy các đền thờ dâm thần, trong số đó có đền Lư Sơn. Sau thần Lư Sơn đến xin dựng đền lại, Cố Thiệu chỉ cười mà không trả lời. Thần giận bảo: “Ba năm nữa người sẽ chết”. Đến kì hạn đó, Thiệu bị ốm, mọi người đều khuyên Thiệu nên dựng lại đền, Thiệu nói: “Tà không thể thắng được chính”. Rồi sau Thiệu chết.

-> Mượn điển cố để đe dọa Tử Văn nếu không dựng lại đền sẽ chết như Cố Thiệu.

+ Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên. Không hề run sợ trước lời hăm dọa -> Tử Văn rất dũng cảm, tự tin.

- Đánh giá về nhân vật Tử Văn:

+ Thái độ ung dung, thản nhiên, coi thường lời buộc tội và đe dọa của Tử Văn không phải là bất cần, liều lĩnh mà đây là thái độ tự tin của người nắm chắc trong tay sức mạnh của chính nghĩa.

+ Khi được vị Thổ Thần can ngăn, Ngô Tử Văn mới hay sức mạnh của hồn ma tên tướng giặc: tác oai tác quái khiến vị thổ thần sống lâu năm ở đây cũng phải ẩn nhẫn, lánh đi nơi khác.

Ngô Tử Văn khi ấy đã đặt câu hỏi trước vị thổ thần “Liệu hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?” không phải là biểu hiện của sự hoang mang, sợ hãi mà là sự mưu trí, muốn biết rõ về kẻ thù, để tính kế đối phó. Đây là cơ sở để ta có thể giành chiến thắng.

* Sự kiện 3: Ngô Tử Văn bị đưa xuống cõi âm

- Sự kiện:

+ Tử Văn nhất quyết không dựng lại đền cho hồn ma tên tướng giặc -> đến đêm bệnh càng ngày càng nặng thêm, thấy có hai tên quỷ sứ mang thừng lớn, gông dài đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía Đông, giải qua cõi âm rùng rợn có gió tanh sóng ấm, hơi lạnh thấu xương, có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng nanh ác. Lẽ thường, người khác sẽ run sợ nhưng Tử Văn thì lại khác, chàng không hề run sợ. -> Tử Văn can đảm kêu to đòi xử công bằng.

“Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng.”

+ Diêm Vương chưa biết sự thật, vẫn nghĩ Tử Văn là người có tội, đã dùng uy lực của kẻ bề trên để quát mắng, đe dọa, buộc tội Tử Văn.

“Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?”

+ Tử Văn vẫn rất cứng cỏi tâu trình, kể lại đầu đuôi sự việc: “lời rất cửng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào: - Nếu nhà vua không tin… tôi xin chịu thêm cái tội nói càn”

=> Sau đó, Diêm Vương cho người đi chứng thực lời Tử Văn nói, biết được sự thật và xử án công bằng.

- Đánh giá về Tử Văn:

+ Tử Văn sở dĩ có thể cứng cỏi, bình tĩnh và can đảm như vậy là nhờ sự tiếp sức của vị thổ thần đất Việt.

· Khi gặp gỡ tên hung thần, vị Thổ công chủ động đến gặp Tử Văn kể về sự tình xảy ra. “Ô, đấy là viên tướng bại trận… nên phải đến nương tựa ở đền Tản Viên trước vài năm nay.”

· Vị thổ thần giải thích vì sao không thể đi tâu kiện Diêm Vương và tâu lên thượng đế mà lại khinh bỏ chức vị, làm người áo vải nhà quê:“Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động. Tôi đã định thưa kiện, nhưng mà có nhiều nỗi ngăn trở: Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho nó cả. Tôi chỉ giữ được một chút lòng thành, nhưng không dám làm thế nào để thông đạt được lên, cho nên đành tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi.”

· Tử Văn đã rất mạnh mẽ khảng khái: “Nếu nhà vua không tin lời tôi xin đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi; không đúng như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn”.

=> Tuy nhiên sự trợ giúp này chỉ là yếu tố thứ yếu. Vì nếu nó là chính yếu thì vị Thổ Thần đã không phải chủ động đến gặp để giãi bày với Ngô Tử Văn. Chính vị Thổ thần đã phải nương tựa ở đền Tản Viên, ẩn nhẫn ngồi xó một nơi đã nhiều năm.

+ Thái độ đó có được chủ yếu là do sự dũng cảm, cứng cỏi trong bản tính của Tử Văn.

+ Thái độ đó có được xuất phát từ khát vọng muốn thực thi công lí, cũng là khát vọng chung của nhân dân, biến thành quyết tâm sắt đá để từng bước vạch mặt tên hung thần, đòi lại công lí.

c. Chiến thắng cuối cùng

- Diệt trừ tận gốc cái ác, mang lại an lành cho nhân dân.

+ Cái ác: các phán quan hoặc bị lấp tai che mắt, hoặc do làm việc quan liêu hoặc ăn của đút lót… bị Diêm Vương mắng mỏ, kết tội.

“Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà còn có sự dối trá càn bậy như thế; huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục, thì những mối tệ còn nói sao hết được.”

+ Tên hung thần Bách hộ họ Thôi bị đày xuống ngục Cửu U.

· “Liền sai lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ người ấy vào ngục Cửu U.”

· Theo quan niệm xưa, ngục Cửu U ở dưới tầng đất sâu nhất (tầng thứ chín), tối tăm nhất, dùng để giam giữ những kẻ khi sống gây nhiều tội ác.

-> Hình phạt nặng nề nhất cho tội ác ghê gớm nhất.

=> Niềm tin vào chân lí: chính nghĩa nhất định thắng gian tà, kẻ gieo gió ắt gặt bão.

- Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn bạo.

+ Hồn ma tên Bách hộ họ Thôi:

· Khi còn sống hắn chính là tên tướng giặc cướp nước.

· Khi chết: hồn ma xâm chiếm đền miếu, cướp nơi ở của vị Thổ Thần, hưng yêu tác quái, gây nhũng nhiễu cho nhân dân.

+ Khôi phục lại danh vị cho vị Thổ thần nước Việt.

=> Tác giả tiếp tục thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.

- Bản thân Tử Văn được đền bù xứng đáng:

+ Được Diêm Vương sai lính đưa trở về cõi dương thế.

+ NTV có công trừ hại -> được chia 1 nửa xôi lợn của dân cúng tế với vị Thổ thần.

+ Được vị Thổ thần tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.

-> khẳng định đạo lí: ở hiền gặp lành, gieo nhân nào gặp quả ấy.

-> khiến người đọc hả hê, khơi gợi niềm tin với người đọc.

3 tháng 8 2020

Nguyễn Dữ là một nhà văn thành công với thể loại truyền kì khi ông nói đến những chuyện kì ảo được lưu truyền trong dân gian. Và đặc biệt là tác phẩm “Truyền kì mạn lục" đã tạo nên một thiên cổ tùy bút ra đời trong nửa đầu thế kỉ XVI. Trong đó tiêu biểu là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cùng vẻ đẹp nhân vật Ngô Tử Văn.

Ngay từ đầu tiên tác giả đã đưa người đọc đến với một nhân vật miêu tả một cách trực tiếp. Tên là Soạn quê ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp theo kiểu truyền thống nhưng cũng phần nào giúp ta hiểu rõ tính cách nhân vật.

Ngô Tử Văn còn là người có hành động giúp dân trừ bạo mà đốt đền. Bởi trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thanh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức quá một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Đó là một tinh thần khẳng khái, cương trực, hành động vì dân trừ bạo với tinh thần dân tộc diệt trừ hồn ma tên giặc xâm lược. Hành động đốt đền thể hiện rõ con người Ngô Tử Văn. Trước khi đốt đền thì tắm gội sạch sẽ, khấn trời hành động trang nghiêm tôn trọng thần linh. Sau khi đốt đền thì “vung tay không cần gì cả” hành động không phải là liều lĩnh nhất thời, cũng không phải vì danh lợi mà vì nghĩa vong thân.

Là một người liều lĩnh nên khi đốt đền xong Ngô Tử Văn không suy nghĩ quá nhiều. Lúc đó tình thế của chàng bị hồn ma Bách hộ họ Thôi một người khôi ngô, cao lớn xưng là cư sĩ đòi dung trả đền nhưng Tử Văn vẫn mặc kệ vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Đó là hành động tin tưởng vào chính nghĩa vào những việc mình đã làm. Sau đó thổ công một ông già áo vải mũ đen phong độ nhàn nhã tính khiêm tốn khiến Ngô Tử Văn ngạc nhiên “sao nhiều thần quá vậy”. Khi thổ công kể rõ sự tình thì chàng lại muốn kiện Diêm Vương. Vẫn là sự tin tưởng vào công lí và chính nghĩa.

Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì và đã có vụ sử kiện ở dưới âm phủ vì hồn ma tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền. Tướng giặc đã giả mạo thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm Vương. Tướng giặc vẫn tồn tại vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm, không theo sát thực tế. Hồn ma kiện Tử Văn ở Minh ti làm Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không hề run sợ cứng cỏi minh oan cho mình. Lần hai hắn đổi giọng nhân nghĩa làm Diêm vương cử người đến đền Tản viên lấy chứng cứ thì Tử Văn rất thông minh khi yêu cầu đính thân Diêm Vương đến đền để xác minh. Và cuối cùng công lí đã chiến thắng cái ác khi hồn ma bị giam nhốt vào ngục Cửu U Diêm Vương đã mắng trừng phạt hồn ma và ban thưởng cho Tử Văn. Chính hành động trượng nghĩa ấy đã giúp Tử Văn không những không bị nghi oan mà còn được thưởng đó là việc được sống trở lại, ban thưởng xôi lợn và được nhận chức phán sử đền Tản Viên. Phán xử là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn xứng đáng được nhận chức quan này vì chàng là người dân chủ, dám bảo vệ đến cùng công lí, chính nghĩa. Sự chiến thắng của Tử Văn là sự thưởng công xứng đáng, khẳng định chân lí sẽ chiến thắng tà ác và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác sự tà gian.

Truyện với cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn giàu kịch tính kết hợp yếu tố kì ảo cùng nghệ thuật tương phản xuyên suốt. Qua hình tượng Tử Văn tác phẩm ca ngợi chính nghĩa, tinh thần quyết liệt tà gian. Ngụ ý phê phán gắn liền với tâm sự thời thế của nhà văn, bài học nhân sinh cùng niềm tin vào lẽ phải tin vào điều đúng đắn phải có bản lĩnh chống lại cái gian tà trong cuộc chiến cam go.

Đọc xong tác phẩm mà đã để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc trong cuộc sống phải tin vào lẽ phải vào chính nghĩa và có tinh thần đứng lên đấu tranh. Hãy tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.

16 tháng 3 2020

- Khẳng định chân lí về độc lập, chủ quyền, tác giả đã sử dụng thủ pháp liệt kê, so sánh để đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục về văn hiến, cương vực lãnh thổ phong tục tập quán, lịch sử, nhân tài,..... Đó là những chân lí, là cơ sở lí luận không ai có thể chối cãi được

=> Lập luận chặt chẽ bằng bằng việc kết hợp giữa những lí lẽ và dẫn chứng.

- Để làm nên bản cáo trạng về tội ác của giặc: Tác giả đã đưa ra một loạt các lí lẽ, dẫn chứng về tội ác xâm lược và tội ác đô hộ của giặc. Các tội ác đi từ khái quát đến cụ thể đó là tội ác khủng bố, sát hại đến bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động,...

=> Lập luận thuyết phục với những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, sâu sắc, từ đó khẳng định sự phi nghĩa của địch

- Từ bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác không thể dung tha của giặc Minh khiến lòng dân căm phẫn, oán hận vì thế cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã nổ ra. Mạch lập luận vô cùng phù hợp.

- Cuộc chiến đấu ban đầu gặp nhiều khó khăn, sau đó nhờ dựa vào sức dân, tinh thần đoàn kết, đồng lòng đã chiến thắng kẻ thu xâm lược

=> Cách lập luận cho thấy sự trưởng thành của nghĩa quân, khẳng định sự đồng tâm đồng lòng của quân và dân sẽ đem lại những thành quả tốt đẹp, chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa.


Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn [...]. Bạn là người...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn [...]. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy, dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kì ai mà vì chính bạn.

(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2018, trang 70-71)

a) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong câu văn “Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn.”

Giúp mình nha, mình cần gấp, tks nhiều nhé!!!

1
17 tháng 3 2020

a. Phương thức biểu đạt: nghị luận

b. Điệp ngữ nhấn mạnh nhắn nhủ của người viết hãy làm tốt mọi việc.

17 tháng 3 2020

Cảm ơn cô giáo nhiều!!!😊