K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2021

giúp mk vs mai mình nộp rồi ạ

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

1 tháng 12 2021

Tham khảo:

Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…

Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:

- Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.

Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư?

- Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.

Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:

- Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.

Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.

Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.

1 tháng 12 2021

Tham Khảo 

 Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp.

Dấu hiệu nhận biết:  Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và giữ nguyên văn lời nói, vai vế của nhân vật.

1 tháng 12 2021

cảm ơn rất nhiều

1 tháng 12 2021

Bạn tham khảo ạ !

 

Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với giọng văn tự sự, trữ tình riêng biệt, ông đã có những tập thơ để lại dấu ấn trong lòng người đọc như Hương cây – Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời, Đất sau mưa… Bài thơ “Bếp lửa”, trích từ tập thơ Hương cây – Bếp lửa, là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của nhà thơ khi khắc họa lại những ký ức về người bà ở quê nhà trong những năm tháng tác giả xa quê hương.

Bếp lửa là những kỷ niệm khó phai về hình ảnh người bà trong trí tưởng tượng của nhà thơ, mỗi khi nhắc đến bếp lửa, hình ảnh người bà tần tảo lại ùa về trong ký ức:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Mở đầu bài thơ, hình ảnh “bếp lửa” được điệp lại đến hai lần, nhấn mạnh hình tượng trung tâm của bài thơ, là hình ảnh thân quen, khơi nguồn cảm xúc cho cháu. Từ láy “chờn vờn” tạc hình ngọn lửa, hay chính là kỷ niệm ùa về như ngọn lửa lòng thôi thúc người cháu. Nhớ về hình ảnh bếp lửa là nhớ về bàn tay tỉ mẩn của người bà, chắt chiu, gìn giữ, lo lắng cho đứa cháu ruột rà để rồi tạc vào lòng người đọc một tình cảm thiêng liêng là kết tinh của những hình ảnh ấy:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Cụm từ biết mấy nắng mưa gợi về thành ngữ “mưa nắng dãi dầu”, nói lên sự khổ cực mà người bà chấp nhận để lo lắng, vun vén cho gia đình. Bài thơ gợi lại cả một thời tuổi nhỏ, nhọc nhằn, thiếu thốn của người cháu bên cạnh người bà, ở đó có cả bóng tối ghê rợn của nạn đói khủng khiếp năm 1945:

“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy”

Thuở ấy, tuổi thơ của cháu gắn gắn liền với 8 năm kháng chiến chống Pháp đầy tủi cực. Có những khi “Giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi” trong khi mẹ và cha bận công tác xa, đứa cháu ngây thơ chỉ biết sống trong vòng tay cưu mang, đùm bọc của bà. “Bà bảo cháu nghe” từng câu chuyện quê hương, “bà dạy cháu làm” từng công việc trong nhà, “bà chăm cháu học” mỗi đêm trong làng vắng tiếng bom thù. Tất cả những nhỏ nhặt, tủn mủn trong cuộc sống đều đặt lên đôi vai của người bà tần tảo khiến bà phải kiên cường mạnh mẽ hơn bao giờ hết:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”

Câu nói ấy của bà đã theo tác giả suốt ngần ấy năm mà không thể nào quên được. Đó là câu nói thể hiện sự hy sinh to lớn của những bà mẹ. Hình ảnh bà bao giờ cũng ấm áp yêu thương và tình cảm hai bà cháu bao giờ cũng thắm thiết sâu nặng không dễ gì quên:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Từ “bếp lửa” được cụ thể ở trên đến hai câu dưới, nhà thơ dùng từ ngọn lửa mà không nhắc lại “bếp lửa”. “Ngọn lửa” ở đây mang một ý nghĩa khái quát rộng lớn, sâu xa hơn: Đó là ngọn lửa của niềm hy vọng, có sức sống bền bỉ của tình bà cháu, tình quê nhà nồng đượm. Bếp lửa chỉ làm nồng ấm câu thơ nhưng hình ảnh “ngọn lửa” tỏa sáng từng dòng thơ lung linh hình ảnh của bà ấm lòng người đọc. Hình ảnh bà là hình ảnh người nhóm lửa, giữ lửa và đặc biệt còn là người truyền lửa, ngọn lửa thiêng của sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Tác giả đã nhắc đến những điều ấy với tất cả sự quý trọng và lòng biết ơn đối với bà. Bởi nói đến bà là nói đến những cảnh tượng vất vả, tảo tần:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”.

Cụm từ “ấp iu nồng đượm” được láy lại đến hai lần, nhưng ở đây không còn là hình ảnh “một bếp lửa” mà là hình ảnh “nhóm bếp lửa”. Đằng sau “biết mấy nắng mưa” của cuộc đời “lận đận”, người bà vẫn nhen nhóm thắp lên ngọn lửa, không chỉ là ngọn lửa của thực tại mà còn là ngọn lửa của tình yêu thương, của sự ngọt bùi thơm thảo mang nặng tình cảm gia đình.

Nhà thơ đã 10 lần nhắc đến hình ảnh bếp lửa và bên cạnh đó là người bà. Nhớ đến bà là cháu nhớ đến hình ảnh bếp lửa, nói đến hình ảnh bếp lửa là cháu lại nhớ ngay đến bà, vì hai hình ảnh này gắn bó với nhau suốt những năm dài gian khổ. Bếp lửa gắn với cuộc đời của bà với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại, hy sinh. Bếp lửa đã thắp sáng niềm hy vọng, của sức sống bền bỉ, của tình ba cháu, tình quê hương. Hình ảnh bếp lửa ở đây vừa có nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng, vừa gần gũi lại rất đỗi tự hào khiến Bằng Việt phải thốt lên:

“Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.

 

Trở về với thực tại, nhà thơ đang ở nơi “đất khách” trên hành trình chinh phục con chữ về phát triển quê hương, chắc chắn sẽ không gặp phải khó khăn của “những năm đói mòn đói mỏi” thế nhưng hình ảnh người bà tần tảo với bếp lửa sớm hôm vẫn luôn hiển hiện bởi đó là quá khứ, là tuổi thơ, là ký ức những tháng ngày khó nhọc cùng tình cảm thiêng liêng bất diệt:

“- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

Câu hỏi tu từ cùng nghệ thuật tu từ im lặng đã kết thúc bài thơ, thế nhưng lại mở ra biết bao cảm xúc trong lòng người đọc về những hoài niệm ân tình tha thiết và sâu nặng về tình cảm bà cháu. Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, thông qua việc sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh của người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về tình bà cháu.

Qua từng câu chữ trong bài thơ, hình ảnh người bà hiện lên lung linh, đẹp đẽ, thật đáng quý trọng và thương yêu trong tấm lòng của tác giả. Hình ảnh ấy gắn với bếp lửa bằng một vẻ đẹp bình dị trong đời sống thường nhật. Bếp lửa gợi lên những kỷ niệm ấm nồng, thắm thiết mà rất đỗi thiêng liêng, trọn đời nâng đỡ và dưỡng nuôi tâm hồn.

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

“Đời người không thể không vấp ngã, con thất bại lần này nhưng lần sau có thể con sẽ thành công. Sự cách biệt giữa thất bại và thành công chỉ cách nhau bởi một con sông, giữa con sông có bắc một cây cầu,cây cầu đo mang tên là “sự cố gắng”,ai luôn luôn mang cây cầu ấy bên người dù có thất bại thì sau đó họ nhất định sẽ thành công”. Những lời dạy bảo này cứ quanh quẩn,khắc sâu vào tâm trí tôi. Hồi tôi còn bé, lúc cái năm tôi học lớp năm, khi cô giáo phát bài kiểm tra môn toán, thật tệ hại! bài kiểm tra của tôi chỉ đạt điểm 5, tôi buồn lắm và từ ngay giờ phút ấy cho đến hết buổi học tôi như một người mất hồn, cứ thơ thẩn mãi. Về đến nhà, người đầu tiên tôi nhìn thấy là người bà kính yêu của tôi. Tôi đã kể lại cho bà nghe về chuyện bài kiểm tra bị điểm 5, bà thấy tôi buồn rồi bà nhẹ nhàng xoa đầu tôi bảo: “con hãy đứng lên ngay chỗ mà con vấp ngã và hãy vững vàng bước tiếp vì tương lai tươi sáng đang dang tay rộng mở chờ con đấy”, và rồi bà nói cái câu mà tôi phải khắc sâu trong lòng ấy(Yếu tố NL). Sau khi nghe bà dịu dàng dạy bảo tôi bắt đầu phấn chấn trở lại. Những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc ấy tôi chẳng thể nào quên được và đến bây giờ khi bà đã mất, tôi vẫn nhớ và tự nhủ mình phải cố gắng.

1 tháng 12 2021

Đây là chủ đề gì vậy ạ

Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân và trả lời câu hỏi:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lạidội lên trong tâm trí ông.Hay là quay về làng?...Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nótheo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân và trả lời câu hỏi:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại
dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó
theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay đầu lại làm nô lệ cho thằng Tây[...].
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không
thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào?
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích?
Câu 3: Nêu tinh huống truyện cơ bản của tác phẩm trên.
Câu 4: Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích? cho biết dấu hiệu nhận biết đó là lời dẫn trực tiếp?

30

Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ
?
Câu 6: Tâm trạng của ông Hai được thể hiện ntn qua câu "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi
thì phải thù".?
Câu 7: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó?
Câu 8: Tác giả đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật nào? Cách chọn điểm nhìn trần thuật đó có tác dụng gì?

0
Cảm nhận về nhân vật ông Hai (Làng - Kim Lân) qua đoạn trích:- Thế nhà con ở đâu?- Nhà ta ở làng chợ Dầu.- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?- ...Thế con ủng hộ ai?-  Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!...- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. *Hình thức: đoạn...
Đọc tiếp

Cảm nhận về nhân vật ông Hai (Làng - Kim Lân) qua đoạn trích:

- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
- ...Thế con ủng hộ ai?
-  Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!...
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. 

*Hình thức: đoạn văn hoàn chỉnh
- Mở đoạn: câu chủ đề có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, nội dung câu giới thiệu cho người đọc: viết gì (viết về đối tượng nào, đối tượng đó ở đâu)
Ví dụ: Đoạn trích trên (Làng - Kim Lân)// đã thể hiện rõ (xúc động/sâu sắc...) tình cảm ông Hai dành cho Làng, cho đất nước (kháng chiến/cách mạng...)
- Thân đoạn: 
(Đặt nhân vật vào tình huống: làng Chợ Dầu theo Tây và ông Hai đã lựa chọn: chọn đắt nước. Lựa chọn này khiến ông và cả gia đình rơi vào cảnh bế tắc, không còn đường sống). 
- Nói về đặc điểm (tính cách/phẩm chất) nhân vật: 
 +Yêu làng Chợ Dầu sâu sắc
 +Yêu nước sâu nặng, bền chặt...

0
Cảm nhận về bé Thu (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) qua đoạn trích:  Chúng tôi, mọi người, kể cả anh, đều tưởng con bé đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:- Ba... a... a... ! Tiếng u của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén...
Đọc tiếp

Cảm nhận về bé Thu (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) qua đoạn trích: 

 Chúng tôi, mọi người, kể cả anh, đều tưởng con bé đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... !
 Tiếng u của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xỏ tới, nhanh như con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
 Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
 Ba nó  nó lên. Nó hôn ba cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

*Đặc điểm, tính cách nhân vật Thu: yêu thương ba sâu sắc
*Tình huống: Thu hiểu ra và nhận ba cũng là lúc cha con chia tay 

*Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh

1
1 tháng 12 2021

Em tham khảo dàn ý (Từ đây em có thể viết thành đoạn văn được rồi nhé):

 

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm " Chiếc lược ngà"

- Giới thiệu tình cảm cha con sâu đậm , thiêng liêng của cha con ông Sáu trong trong giờ phút chia tay. 

B. Thân bài

1. Nhân vật bé Thu

- Là một cô bé bướng bỉnh , ương ngạnh nhưng hết mực yêu thương ba

- Lúc đầu khi thấy ông Sáu , Thu không nhận ba và em kiên quyết khước từ mọi tình cảm của ông Sáu : xa lánh , hắt hủi , nói trống không , thậm chí là có hành động hỗn láo với ba.

- Sau khi được bà ngoại cho biết rằng đây chính là ba mình , Thu cảm thấy có lỗi vô cùng

- Sáng hôm sau , khi anh Sáu lên đường nhập ngũ , Thu đã chạy lại gọi ba, ôm ba, giữ ba 

2. Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu

- Bé Thu chia tay ba trong tâm trạng đầy tiếc nuối

- Sáng hôm sau , khi ông Sáu lên đường đi nhập ngũ , Thu mới vội vã chạy lại và ôm trầm lấy ba.

- Nó chạy lại ôm lấy ba , túm lấy người ba , hôn lên khắp người ba , kiên quyết không cho ba đi 

- “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”, nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông

- Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi

- Tiếng " ba" mà Thu đè nén 8 năm nay bật ra thành tiếng gọi nghẹn ngào khiến ai cũng xúc động trước tình cảm của hai cha con trong giờ phút chia tay.

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị câu chuyện

- Khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng của ông Sáu với bé Thu.