K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

Câu Trả lời :

      ..........ngày 26 tháng 2 năm 2022

        Kính gửi bác ......Chủ tịch UBND thành phố ....!

   Cháu tên là ...... học sinh trường....... trên địa bàn thành phố. Nhân dịp hưởng ứng cuộc thi viết thư UPU lần thứ 51 diễn ra về biến đổi khí hậu, cháu xin viết thư này để gửi đến bác những ý kiến riêng của cháu về vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng như tại đất nước ta.

 Hiện nay và cả từ trước đây, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn, khi thiên tai, bệnh tật diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.

  Và theo cháu nghĩ rằng , để khắc phục được điều đó chúng ta cần phải hành động từ những điều nhỏ nhất, bởi từng cá nhân một. Bởi khi cả cộng đồng cùng chung tay vì một mục tiêu thì sức mạnh tạo nên sẽ vô cùng to lớn. Mỗi người trồng thêm một vài cây xanh, khi đi chợ thì dùng ít túi ni lông hơn, luôn vứt rác đúng vị trí, tiết kiệm điện hơn một chút… Là hiệu ứng tạo nên đã rất tuyệt vời rồi.

  Hôm nay cháu viết thư này kính mong trong thời gian tới đây đất nước ta sẽ có những chiến lược cụ thể và hiệu quả nhất để giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho người dân. Cháu xin chân thành cảm ơn. 

                                                                                            Học sinh

                                                                                          ......................................

26 tháng 2 2022

tham khảo :
 "Ngày... tháng... năm...

Kính gửi bác... Thủ tướng Chính phủ!

Cháu là... học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố X. Hôm nay cháu xin gửi tới bác bức thư này để trình bày một vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan tới cuộc sống của tất cả chúng ta. 

Thưa bác, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, lượng mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Theo kịch bản trung bình, lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5% - 10%; vào giữa thế kỷ có mức tăng từ 5% - 15%; trong đó, một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ, mức tăng nhiều nhất có thể lên tới trên 20% và được phân bố ở Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.

Về mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050 là 22cm; năm 2100 là 53cm. Theo kịch bản cao, các số liệu của các thời điểm tương ứng lần lượt là 25cm và 73cm. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), 17,8% diện tích thành phố Hồ Chí Minh, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập chìm trong nước.

Cháu biết rằng những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi biến đổi khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, dân tộc, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, lực lượng tích cực, chủ động ứng phó trên mặt trận này và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Cháu mong rằng, thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến việc triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó thường xuyên.

Cùng với đó là năng lực dự báo, cảnh báo, tổ chức thực hiện cùng điều kiện, phương tiện phòng, chống thiên tai ở các khu dân cư, nhất là tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai.

Các chương trình, dự án về tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học) cùng các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần được triển khai tốt hơn nữa.

Việc thực hiện chương trình giảm mất và suy thoái rừng nhằm giữ khả năng hấp thụ khí nhà kính của hệ sinh thái rừng cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này!

Công dân nhỏ của nước ta".

Bài 12:
a) Câu dùng để giới thiệu về một loại trái quý của miền Nam.
b) Câu dùng để giới thiệu một thắng cảnh trên lưng chừng trời.
c) Câu dùng để giới thiệu một người văn hay chữ tốt.

26 tháng 2 2022

giới thiệu hết à

 

26 tháng 2 2022

 Câu kể “Ai thế nào” là:

`-` Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến.

`-` Vạc thì lười biếng, không chịu học hành suốt ngày chỉ rúc đầu trong cành mà ngủ.

26 tháng 2 2022

Bài 1: Đọc đoạn văn sau:

Cò và Vạc tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Vạc thì lười biếng, không chịu học hành suốt ngày chỉ rúc đầu trong cành mà ngủ. Cò khuyên bảo nhiều lần nhưng Vạc chẳng nghe.

26 tháng 2 2022

a, Trọng là học sinh giỏi Anh của lớp em

b, Đức là người giỏi chơi bóng đá nhất lớp em

< Bài 2 thiếu nha >

26 tháng 2 2022

thiếu đâu mà thiếu bài cô cho thế thôi 

26 tháng 2 2022

a, voi

b, một

c, đổ

26 tháng 2 2022

a/voi

b.đổ

c.một

d.tóc

 

5* Phân biệt nghĩa của hai từ:- Du lịch: ............................................................................................- Thám hiểm. .....................................................................................                                            6* Gạch dưới vị ngữ trong câu sau:        Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. 7* Gạch dưới từ (trong mỗi dãy từ dưới đây) có tiếng nhân không cùng nghĩa...
Đọc tiếp

5

* Phân biệt nghĩa của hai từ:

- Du lịch: ............................................................................................

- Thám hiểm. .....................................................................................                                            

6

* Gạch dưới vị ngữ trong câu sau:

   

    Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.

 

7

* Gạch dưới từ (trong mỗi dãy từ dưới đây) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại:

      a, Nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân

      b, Nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu

      c, Nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân

8

* Gạch dưới động từ trong các từ in đậm ở từng cặp câu dưới đây ?

           a. -  Nó đang suy nghĩ.

               -  Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc.

           b.  -  Kết luận của anh ấy rất rõ ràng.

                -  Tôi sẽ kết luận việc này sau.

           c. -  Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ.

               -  Những ước mơ của Nam thật viển vông.

 

3
26 tháng 2 2022

5

* Phân biệt nghĩa của hai từ:

- Du lịch:là đi tham quan và đi tới những nơi đẹp

- Thám hiểm:là đi khám phá và tìm ra những điều mới                                 

6

* Gạch dưới vị ngữ trong câu sau:

   Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.

7

* Gạch dưới từ (trong mỗi dãy từ dưới đây) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại:

      a, Nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân

      b, Nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu

      c, Nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân

8

Gạch dưới động từ trong các từ in đậm ở từng cặp câu dưới đây ?

           a. -  Nó đang suy nghĩ.

               -  Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc.

           b.  -  Kết luận của anh ấy rất rõ ràng.

                -  Tôi sẽ kết luận việc này sau.

           c. -  Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ.

               -  Những ước mơ của Nam thật viển vông.

 

8 tháng 4 2023

ngu nhu chó

 

26 tháng 2 2022

Anh dũng , gan dạ , anh hùng , gan lì

26 tháng 2 2022

anh dũng

gan dạ

quả cảm

gan lì

26 tháng 2 2022

a, ...là giáo viên

b,....là trường THCS Đông Cương.

c, Mẹ,.......

d, Thành phố Hồ Chí Minh....

26 tháng 2 2022

Viết chỗ còn để trống để những dòng sau thành câu kể Ai là gì ?

a.Bà ngoại em..............là một giáo viên đã về hưu ..................................................................

b.Trường em..........là ngôi nhà thứ 2 ........................................................................

.c. .................mẹ em................. là người em yêu quý nhất trong gia đình.

d. ...............hà nội........................ là thành phố đông dân nhất nhất nước ta .

26 tháng 2 2022

Sân trường em trồng rất nhiều cây cao lớn, để tạo bóng mát cho học sinh vui chơi trên sân, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Trong đó, được học sinh ưu ái nhất, chính là cây bàng già ở giữa sân trường. Đơn giản, bởi đó là cây cao lớn nhất, tạo ra bóng mát lớn nhất trên sân trường.

Không ai biết cây bàng đó năm nay đã bao nhiêu tuổi. Chỉ biết rằng ngay khi trường vừa xây xong, thì cây bàng đã được mang về trồng ở giữa sân. Có thể nói, đó là cây trồng lâu đời nhất, xứng tầm “bô lão” trên sân trường.

Cây cao khoảng 4m, cao hơn cả tầng hai của tòa nhà học tập. Thân cây rắn chắc, cứng cáp, phải cả hai đứa học sinh cùng ôm thì mới xuể. Thân cây thô ráp, sần sùi. Ở phần gần gốc, có chỗ còn nứt ra, tạo thành từng rãnh sâu khá đáng sợ. Bộ rễ của cây vùi sâu trong lòng đất. Nhưng chỉ cần nhìn thấy một vài nhánh trồi lên trên thô to như cổ chân, cũng đủ để tưởng tượng ra cả một chùm rễ khổng lồ dưới kia rồi. Từ cách mặt đất khoảng gần 2m, các cành cây bắt đầu tỏa ra. Các cành ở phía dưới khá lớn, có cái to như bắp đùi, bắp chân. Càng lên cao các cành sẽ nhỏ dần. Rồi từ các cành, các nhánh thi nhau tỏa ra, đan cài vào nhau chằng chịt. Chỉ khi đến mùa đông, lá rụng hết, thì mới có thể chiêm ngưỡng hệ thống cành dày như mạng nhện của cây bàng. Còn lại, quanh năm lá bàng dày và xum xuê y như cái ô khổng lồ. Lá bàng thường to như bàn tay của người lớn, mỏng và tròn ở đầu. Vào ngày hè, chúng em thường lấy lá cây để làm quạt mát. Bạn nào tìm được chiếc lá thật to và đẹp sẽ là người oai nhất.

Dưới gốc cây bàng, được nhà trường xây một đường tròn quanh gốc để bảo vệ gốc cây. Đồng thời, nó cũng trở thành chiếc ghế cho chúng em ngồi chơi. Mỗi sớm trước khi vào học, các giờ ra chơi, lúc tan học… gốc cây luôn là vị trí lí tưởng cho chúng em tụ tập vui chơi. Từ những trò chơi thú vị như đá cầu, nhảy dây, kéo co… Đến những buổi đố vui hay dò bài tập. Tất cả đều diễn ra dưới bóng mát của cây. Điều đó trở thành một thói quen của chúng em. Kể cả khi trời đông giá rét, không có nắng cũng chẳng có mưa, tán ra trơ trọi những cành khô, chẳng thể che chắn được gì. Nhưng chúng em vẫn tụ tập dưới gốc gây.

Đối với chúng em, cây bàng già không chỉ là một cây trồng, mà đã trở thành một người bạn, một người thân. Em mong sao, cây bàng sẽ tiếp tục sống, tiếp tục tươi tốt, đồng hành cùng chúng em, và cùng với nhiều thế hệ học sinh sau này nữa. ok nhá!!!!:)))

Ngôi trường thân yêu của em có rất nhiều loại cây cho bóng mát. Nhưng có lẽ không cây nào có bóng tre rợp mát bằng cây bàng.

Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng màu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhạy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhưng có lẽ nó thân thuộc nhất với chúng em là vào mùa hè.

Khi mùa hạ về, lá bàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng em tụm năm tụm bảy vui đùa nhảy nhót hết sức thoải mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Những bông hoa nhỏ chen giữa màu lá xanh biếc. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.

Tụi nhỏ chúng em yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng em. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đậm trong tâm trí em.

    BàiĐề bài1*Từ nào viết sai chính tả:A.     gồ ghề                                        C. kèm cặpB.     ngượng ngịu                              D.  kim cương 2* Từ nào khác nghĩa với các từ còn lại:        a. tổ quốc                                  b. tổ tiên        b. đất nước                               c. giang sơn3* Dòng nào dưới đây đã có thể thành câu:A. Mặt nước sáng loang loángB. Con đê in một vệt ngang trời đỏC....
    Đọc tiếp

    Bài

    Đề bài

    1

    *Từ nào viết sai chính tả:

    A.     gồ ghề                                        C. kèm cặp

    B.     ngượng ngịu                              D.  kim cương

     

    2

    * Từ nào khác nghĩa với các từ còn lại:

            a. tổ quốc                                  b. tổ tiên

            b. đất nước                               c. giang sơn

    3

    * Dòng nào dưới đây đã có thể thành câu:

    A. Mặt nước sáng loang loáng

    B. Con đê in một vệt ngang trời đỏ

    C. Trên mặt nước loang loáng

    D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành

        

    4

    * Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân?

    A. Muôn người như một

    B. Chịu thương, chịu khó

    C. Dám nghĩ dám làm

    D. Uống nước nhớ nguồn

    5
    26 tháng 2 2022

    A

    B

    A

    D

    26 tháng 2 2022

    Bài

    Đề bài

    1

    *Từ nào viết sai chính tả:

    A.     gồ ghề                                        C. kèm cặp

    B.     ngượng ngịu                              D.  kim cương

     

    2

    Từ nào khác nghĩa với các từ còn lại:

            a. tổ quốc                                  b. tổ tiên

            b. đất nước                               c. giang sơn

    3

    * Dòng nào dưới đây đã có thể thành câu:

    A. Mặt nước sáng loang loáng

    B. Con đê in một vệt ngang trời đỏ

    C. Trên mặt nước loang loáng

    D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành

        

    4

    Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lý thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân?

    A. Muôn người như một

    B. Chịu thương, chịu khó

    C. Dám nghĩ dám làm

    D. Uống nước nhớ nguồn