K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1

bạn ơi cop thì cop chứ cop nhiều thế ai chép nổi ....

1 tháng 1

Tham khảo:
 

Suốt cả một năm dài trông ngóng, cuối cùng ba mồng của Tết cũng đến. Những ngày này, cả gia đình em được sum vầy cùng nhau.

Chiều ba mươi Tết, sau khi cùng ăn mâm cơm tất niên ấm cúng, cả nhà em cùng nhau lên bờ hồ để chờ xem pháo hoa. Em đi bộ giữa bố và mẹ, cảm thấy vừa ấm áp lại an toàn. Chờ qua khoảnh khắc giao thừa, trên đường về nhà, bố sẽ hái một nhánh lộc vừng - gọi là nghi thức hái lộc đầu năm. Trở về nhà, em nhanh chóng đi ngủ, để sáng hôm sau dậy sớm chào năm mới. Sáng mồng một, rất ít người sẽ đi thăm nhà bạn bè vào ngày này. Bác Cả đã sang giúp bố em đạp đất từ sớm và về nhà, nên lúc em thức dậy, chỉ có bố mẹ đang ngồi ở phòng khách. Theo tục lệ, em sẽ chúc bố mẹ những lời chúc năm mới may mắn. Năm nay, em đã đặc biệt học thuộc một bài thơ rất hay để chúc Tết bố mẹ. Tiếp đó, em được nhận hai bao lì xì đỏ tươi may mắn, ngụ ý chứa đựng những điều tốt đẹp dành tặng em trong năm mới. Sau đó, suốt ba ngày, gia đình em cùng nhau đi thăm nhà họ hàng, láng giềng và đồng nghiệp của bố mẹ. Đến bất kì đâu, người ta cũng đón chào nhau bởi nụ cười vui vẻ và những cái ôm ấm áp. Mùa Tết khiến mọi người yêu quý nhau hơn, quan tâm đến nhau nhiều hơn. Nhờ có dịp Tết này, mà em được thăm những người bà con mà có khi cả năm chỉ gặp gỡ được đôi lần. Từ đó giúp mọi người có cơ hội tâm sự, chuyện trò và xích lại gần nhau hơn.

 

Ba ngày Tết ấy trôi qua nhanh chóng với những cuộc thăm hỏi, gặp gỡ nhau như thế. Tuy nhiên em chẳng hề thấy nhàm chán một chút nào. Trái lại còn cảm thấy thích thú và tiếc nuối khi ngày Tết trôi qua quá nhanh. Nhưng có lẽ, chính vì vậy mà ngày Tết mới trở nên ý nghĩa và được đón chờ suốt một năm dài.

1 tháng 1

- Những câu thơ gợi lên cảm xúc trân trọng, thương thầy của một bạn học sinh. Bạn học sinh trong bài thơ trên thương thầy tóc bạc phơ, muốn thời gian dừng lại đừng trôi để thầy được trẻ lại, còn học thầy lâu hơn. Ngoài ra, thầy còn là những người lái đò cần mẫn, đưa bao nhiêu chuyến đò cập bến thành công. 

Thông điệp: Phải biết trân trọng, vâng lời thầy cô. Vì thầy cô là những người nâng bước mình định hướng cho tương lai, giúp mình thành công hơn trong học tập.

#NgữVăn6 

#songthuu~)

ghỉ hè vừa rồi, em cùng với các bạn trong Câu lạc bộ Tiếng Anh của trường đã có một trải nghiệm thú vị. Đó là một chuyến tham qua đến Khu di tích Cổ Loa ở Đông Anh, Hà Nội.

Sáng chủ nhật, đúng sáu giờ ba mươi, chúng em có mặt ở trường. Sau khi cô giáo điểm danh các thành viên trong câu lạc bộ, xe bắt đầu xuất phát. Khoảng ba mươi phút là đã đến nơi. Chúng em xuống xe, rồi được chị hướng dẫn viên đưa đi tham quan khu di tích.

Thành Cổ Loa được xây dựng vào khoảng thế kỷ III TCN, dưới thời trị vì của An Dương Vương, do sự chỉ đạo trực tiếp của Cao Lỗ. Thành tọa lạc tại một khu đất đồi nằm ở tả ngạn sông Hoàng - vốn là một nhánh lớn của sông Hồng.

Theo tương truyền, thành bào gồm chín vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học cho rằng thành chỉ có ba vòng. Bên trong thành là các khu đình, đền.

Đầu tiên, chúng em được đến làm lễ ở đền thờ vua An Dương Vương. Bầu không khí lúc này thật trang nghiêm. Sau đó, cả nhóm lần lượt ghé thăm: đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Em cảm thấy ấn tượng nhất là Am Mỵ Châu với bức tượng thờ không đầu khiến em nhớ đến truyền thuyết “Truyện An Dương và Mị Châu - Trọng Thủy.

Theo lời của chị hướng dẫn viên thì hằng năm lễ hội Cổ Loa sẽ được diễn ra vào mùng sáu tháng giêng (âm lịch). Lễ hội thu hút rất đông khách thập phương đến. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co… Ngoài gia, lễ hội còn tổ chức các buổi biểu diễn múa rối nước, hát quan họ. Sau khi tham quan xong, chúng em đã được thưởng thức một tiết mục múa rối nước rất hấp dẫn. Đúng bốn giờ chiều, xe đưa cả nhóm trở về trước. Mọi người đều thấm mệt nhưng cảm thấy rất vui vẻ.

Chuyến tham quan đến mảnh đất Cổ Loa đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Em mong rằng sẽ có dịp quay trở lại nơi đây để có thêm nhiều trải nghiệm hơn nữa.

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện cười và sử dụng ngôi kể thứ ba.

Câu 2: Nghĩa hàm ẩn trong câu "Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà" là thông báo với anh bạn hay khoác lác kia rằng mình đã biết được sự thật rằng không có quả bí khổng lồ nào như vậy.

Câu 3: Câu chuyện trên đang phê phán, châm biếm nhân vật hay nói khoác, phóng đại về những điều không có thật.

Câu 4: Câu trả lời "cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói đấy mà" nhằm mục đích chế nhạo và vạch mặt lời nói khoác trắng trợn của anh bạn kia về quả bí khổng lồ.

Câu 5: 

Anh nói khoác có hiểu ẩn ý trong câu nói của người bạn mình được thể hiện qua chi tiết nói lảng sang chuyện khác. 

Câu 6: Bài học em rút ra là:

- Phê phán những kẻ nói khoác, phóng đại sự thật làm người khác hiểu sai lệch về sự vật hiện tượng.

- Khuyên chúng ta cần phải trung thực trong lời nói, khi lan truyền thồng tin cần phải có căn cứ xác thực.

1 tháng 1

HAI KIỂU ÁO

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi :

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?

Quan lớn ngạc nhiên :

- Nhà ngươi biết để làm gì ?

Người thợ may đáp :

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo :

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

Ở trường em, có một người cô không trực tiếp giảng dạy chúng em nhưng luôn đứng sau dõi theo sự tiến bộ của chúng em mỗi ngày. Cô cũng là người quản lý những hoạt động trong trường bằng sự nhiệt huyết, đó là cô hiệu trưởng trường em.

Cô hiệu trưởng có tên là Nguyễn Kim Ngân, năm nay cô vào tuổi 35. Cô là người hiệu trưởng trẻ nhất trong suốt mấy năm qua mà em từng gặp, vì vậy em luôn ngưỡng mộ tài năng của cô ây. Cô hiệu trưởng có dáng người thanh mảnh, mái tóc dài luôn được búi cao một cách đầy quý phái. Gương mặt cô luôn rạng rỡ, nụ cười tươi phúc hậu, đôi mắt long lanh và đen láy. Chiếc mũi cao thanh tú càng làm hài hoà các đường nét trên gương mặt. Cô thường mặc sơ mi và quần âu đến trường, trong những bộ cách lịch sự trong cô càng thanh lịch biết bao.

Mỗi ngày đầu tuần, cô lại bận những chiếc áo dài Việt Nam, trong cô hiệu trưởng lúc ấy thật duyên dáng. Lớp em ai cũng trầm trồ trước vẻ đẹp đầy tươi trẻ của cô. Khi được mời lên phát biểu, bằng giọng nói nhẹ nhàng, từ tốn nhưng cũng đầy nghiêm khắc, cô phê bình những mặt còn chưa tốt trong tuần, động viên chúng em phấn đấu thực hiện nhiệm vụ trọng tuần tới. Thỉnh thoảng, cô kiêm luôn cây văn nghệ của trường, ca hát để chào mừng tuần học mới. Giọng hát của cô thật cao mà thật ấm áp, màn biểu diễn của cô kết thúc là tiếng vỗ tay toàn trường cất lên ngợi khen. Quả thực, cô là người rất tài năng.

Không chỉ tài năng, cô hiệu trưởng còn rất tâm huyết với công việc. Cô luôn đi sớm, về trễ để hoàn thành công việc trong ngày, cô tận tâm đưa ra từng chiến lược, hoạt động của trường để triển khai trong từng tuần học, tháng học, kỳ học. Cô còn là người vận động những mạnh thường quân đề giúp đỡ các học sinh nghèo có hoàn cảnh bất hạnh trong trường, những đồng nghiệp còn nhiều khó khăn, bởi vậy mà ai cũng quý mến và khâm phục cô.

Những thành tích mà chúng em đạt được là niềm vui to lớn tặng cô. Em sẽ cố gắng học thật giỏi, có nhiều thành tích cao để mang lại cho cô hiệu trưởng cùng mọi người hạnh phúc, niềm vui.

Các con trật tự nào!

Một giọng nói ấm áp vang lên từ mi-cờ-rô. Đó là giọng nói của cô giáo hiệu trưởng trường em. Người mà cả trường chúng em ai nấy đều yêu quý và kính trọng.

Em không biết cô bao nhiêu tuổi nhưng nhìn trông cô còn trẻ lắm! Dáng hình cô hơi đậm đà. Nhưng cô mặc bộ nào cũng hợp, nhất là với bộ com lê đen. Em rất thích kiểu tóc xoăn của cô, trông thật hợp với khuôn mặt nhân từ vốn có. Đôi mắt hiền hậu. Còn nụ cười của cô thì thật duyên, khó ai mà quên được.

Em nhớ lần đầu vào trường. Ai cũng bỡ ngỡ khi tiếp xúc với cô thầy, các bạn bè của trường mới. Nhưng ai cũng lấy lại được tự tin khi gặp cô: một ánh nhìn hiền hậu, nụ cười thật thân thiện, giọng nói ấm áp, tất cả gợi lên một điều rằng: ngôi trường rất thân thương, bạn bè thì thân yêu và đoàn kết. Trong đó, cô hiệu trưởng là người đã tạo dựng lên điều đó.

Vì là một người chị lớn trong trường và là người mẹ của hàng trăm đứa con, nên cô rất gương mẫu. Có lần khác, hôm đó là sinh nhật bạn lớp trưởng và lễ sơ kết học kì 1 nên lớp liên hoan rất hậu hĩnh. Mặc dù vui vẻ đến mấy nhưng cũng không thể quên cô hiệu trưởng. Hôm đó, chúng em tập trung ở cổng trường, chờ khi cô đi ra, các bạn xúm lại tặng cô bánh kẹo nhân ngày sinh nhật.

Cô còn hứa sẽ mua quà cho bạn nữa. Chúng em nghỉ, mấy nay cô bận lắm, không mua quà được đâu. Nhưng sau giờ ra chơi hôm sau, cả lớp đều ngỡ ngàng và cảm động trước một món quà xinh xắn được đặt trên bàn bạn lớp trưởng có ghi: “Chúc con chăm ngoan, học giỏi”. Cô hiệu trưởng! Ai cũng cảm động trước tấm lòng của cô: dù có bận trăm công nghìn việc vẫn nhớ đến lời hứa sẽ mua quà của mình.

Lớp em ai cũng bảo cô như Bác Hồ trong câu chuyện Chiếc vòng bạc vậy. Đối với người lớn có thể là chuyện bình thường nhưng đối với chúng em, đó là một tình yêu thương và quan tâm vô bờ bến. Cô là người mang lại cho chúng em tình yêu thương vô tận, không kể xiết được! Em ao ước mai sau sẽ trở thành một người hiệu trưởng tốt bụng và giàu lòng nhân ái như cô

Câu 1: "Hai kiểu áo" thuộc thể loại truyện cười. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ ba.

Câu 2: Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên là cho thấy sự phân biệt đối xử của quan lớn đối với các giai cấp khác nhau trong xã hội. Mục đích là để phê phán những ông quan lớn hách dịch với nhân dân nhưng thích đi xu nịnh quan to lớn hơn.

Câu 3: Nghĩa hàm ẩn trong câu "nếu ngài mặc... phải ngắn lại" là muốn thăm dò xem quan lớn muốn may theo kiểu tiếp khách sang trọng hay tiếp những người nghèo khổ. Từ đó làm rõ sự bất công của quan đối với hai tầng lớp xã hội khác nhau.

Câu 4: Chi tiết "người thợ may" hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa mỉa mai sự hách dịch, coi thường của ông quan với nhân dân nhưng lại coi trọng thể diện trước quan lớn khác.

Câu 5: Bài học có ý nghĩa nhất đối với em là: chúng ta cần phê phán, lên án sự bất công trong cách đối xử với mọi người xung quanh chỉ vì giai cấp xã hội của họ đặc biệt là khinh bỉ với những người nghèo khổ. Vì vậy chúng ta cần mở lòng yêu thương và có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người xung quanh.

Câu 6: Qua câu chuyện trên, tác giả phê phán quan lại trong xã hội đối xử bất công với những người dân nghèo khổ, đặc biệt là sống xa hoa phung phí trên máu và nước mắt của người dân để giữ thể diện trước mặt quan lớn khác.