K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2017

Xử lý số liệu

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO TỪNG NHÓM CÂY TRỒNG (LẤY NĂM 1990= 100%)

Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác
1990 100 100 100 100 100 100
1995 133.4 126.5 143.3 181.5 110.9 122.0
2000 183.2 165.7 182.1 325.5 121.4 132.1
2005 217.5 191.8 256.8 382.3 158.0 142.3

Đề thi đánh giá năng lực

27 tháng 8 2017

- Từ năm 1990 đến 2005, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo các nhóm cây trồng tăng một cách ổn định.

   + Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất. Trong vòng 15 năm đã tăng 382,3%, tăng nhanh nhất ở giai đoạn 1995-2000 (tăng 144%). Tiếp theo là rau đậu. Hai cây này có tốc độ tăng trưởng caọ hơn mức chung…

   + Cây lương thực, cây ăn quả, cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung.

   + Xu hướng giảm tỉ trọng của các nhóm cây trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

- Giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ. Cây công nghiệp và rau đậu có tốc độ tấng trưởng cao hơn mức tăng chung, nên tỉ trọng có xu hướng tăng. Còn cây ăn quả, cây lương thực, các cây khác có tốc độ tăng thấp hơn mức chung, nên tỉ trọng sẽ có xu hướng giảm.

- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ:

   + Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có xu hướng đa dạng hoá, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.

   + Các thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là đất đai và khí hậu được phát huy ngày càng có hiệu quả.

   + Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới.

10 tháng 7 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sn lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 – 2002

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người tốc độ tăng thấp nhất là dân số (dẫn chứng).

* Giải thích

- Dân số tăng chậm do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế họach hoá gia đình.

- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ (vụ đông); áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Bình quân lương thực theo dầu người tăng do sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

3 tháng 3 2018

   - Do mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

   - Tập quán du canh, du cư.

   - Khai thác gỗ, củi và các sản phẩm ngoài gỗ bừa bãi.

   - Cháy rừng, đốt rừng làm rẫy.

   - Xây dựng cơ bản.

   - Buôn bán các loài quý hiếm.

   - Do tăng dân số nhanh, di dân và đói nghèo.

   - Hoạt động khai khoáng.

   - Chính sách kinh tế vĩ mô; đội ngũ cán bộ quản lí, bảo vệ rừng còn thiếu về số lượng và cơ sở vật chất; hình thức xử phạt đối vói các vi phạm về tài nguyên rừng còn chưa nghiêm khắc.

   - Người dân chưa nhận thức được giá trị của rừng, do đó chưa có ý thức về trổng rừng và bảo vệ rừng một cách hợp lí.

   - Chiến tranh: Trong cuộc chiến tranh hoá học (1961 - 1971), Mỹ đã rải chất độc hoá học xuống 3.104.000ha rừng và làm mất mát sản lượng gỗ ước tính 82.830.000m3.

5 tháng 9 2018

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1995 - 2002:

- Năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông Hồng đều tăng liên tục.

- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng luôn cao hơn cả nước.

* Giải thích

- Năng suât lúa tăng là do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất như sử dụng các giống mới cho năng suất cao, phù hợp với các vùng sinh thái; sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc cho sản xuất lúa; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế rủi ro.

- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao là do đây là vùng có trình độ thâm canh lúa gạo cao nhất cả nước.

24 tháng 12 2017

   - Tự vẽ lược đồ trống Việt Nam.

   - Điền các nội dung theo yêu cầu vào lược đồ.

8 tháng 9 2017

- Có nhiều cửa sông, bãi triều rộng có khả năng nuôi trổng thuỷ sản nước mặn, nước lợ.

- Có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

1 tháng 2 2017

   - Tìm đọc các dãy núi, cao nguyên, đỉnh núi, các dòng sông (theo yêu cầu của bài) dựa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam).

   - Xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi và các dòng sông nêu trong bài trên bản đồ.

2 tháng 6 2019

   - Tổng diện tích có rừng năm 1943 là 14,3 triệu ha, độ che phủ 43%.

   - Đến năm 1983, diện tích rùng còn 7,2 triệu ha, độ che phủ 22%.

   - Đến 2006, nhờ công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, diện tích rừng đạt 12,9 triệu ha, độ che phủ đạt 39%.

   - Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, vì chất lượng rừng không ngừng giảm sút.

31 tháng 7 2018

a, Hoạt động động khai thác thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn
Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

+ Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2.

+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài.... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản

+ Có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trưòng vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế...

+ Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

+ Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.

+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.

Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

 
Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

+ Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

 
Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

 

b, Nuôi trồng thủy sản

Điều kiện Thuận lợi Khó khăn
Điều kiện nuôi trồng

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Việc mở rộng diện tích nuôi trồng ở vùng dồng bằng còn hạn chế do cân nhắc đến việc bảo vệ môi trường.

- Dịch bệnh tôm.

- Một số vùng nuôi bị nhiễm bẩn.

 
Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản

 
Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

 
Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.