K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2019

Nông nghiệp:

-Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

-Sản lượng lúa gạo chiếm 93% thế giới.

-Lúc trước có những nước thường xuyên thiếu hụt lương thực nay đã thừa để xuất khẩu (Trung quốc,Ấn Độ)

-Có những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhât svaf thứ hai thế giới (Thái Lan,Việt Nam).

Công nghiệp:

-Đa dạng nhưng chưa đều.

-Ngành công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước.

-Những nước phát triển cao như Trung Quốc,Hàn Quốc,Singapo,Ấn Độ.

-Những nước phát triển thấp như Lào,Mianma,....

Dịch vụ:Trung Quốc,Hàn Quốc,Singapo là những nước có trình độ phát triển.

29 tháng 12 2019

ko có gì

-. Đặc điểm địa hình
  • Lãnh thổ có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
    • Núi cao: Himalaya - nóc nhà của thế giới, Núi Phú Sĩ - 3777m, Đỉnh Everest - 8848m,...
    • Sơn nguyên: Sơn nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), Sơn nguyên ở Mông Cổ...
    • Đồng bằng: Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam),...
-. Khoáng sản
  • Phong phú, đa dạng, có trữ lượng lớn.
  • Quan trọng nhất là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu. -. Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á hiện nay

    Lược đồ phân loại và lãnh thổ châu Á theo mức thu nhập

    • Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    • Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ không đồng đều, chia làm 4 nhóm nước:
    a. Các nước có mức thu nhập cao
    • Nhật Bản, Cô-oét,.. chiếm tỉ lệ nhỏ: có nền kinh tế phát triển cao hoặc nhờ vào nguồn dầu mỏ.
    b. Các nước có mức thu nhập trung bình trên
    • Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a: có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh → Có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP nhỏ.
    c. Các nước có mức thu nhập trung bình dưới
    • Trung Quốc, Xi-ri: có tốc độ công nghiệp hóa nhanh.
    d. Các nước có mức thu nhập thấp
    • Lào, Việt Nam…, chiếm tỉ lệ cao nhất. → Có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP lớn.
29 tháng 12 2019

Sao no dai vay ban .Co the rut ngan lai ko

TL
29 tháng 12 2019

Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới:
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Chiếm gần 61% dân số.
- Dân số tăng nhanh
- Mật độ dân cao, phân bố không đều
Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủn tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ- rô-pê- ô-ít, Môn- gô- lô-ít, Ôxtra- lô- ít.
- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và bình đẳng như nhau trong hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội.
Nơi ra đời của các tôn giáo lớn:
- Châu Á có văn hóa đa dạng và là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn đó là: (Ấn độ giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo).

Tôn giáo Địa điểm ra đời Thời điểm ra đời Thần linh tôn thờ Khu vực phân bố
Ấn Độ giáo Ấn Độ 2.500 trước CN Đấng tối cao Ba La Môn
Ấn Độ
Phật giáo Ấn Độ Thế kỉ VI trước CN Phật Thích Ca Đông Á, Nam Á
Thiên chúa giáo Pa-le-xtin Đầu CN
Chúa Giê Su
Phi-líp-pin
Hồi giáo A-rập Xê-út Thế kỉ VII sau CN Thánh A La Nam Á, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia

Kết luận:
Các tôn giáo đều khuyên các tín đồ làm việc thiện trách điều ác
+ Việt Nam có nhiều tôn giáo, nhiều tín ngưỡng tồn tại. Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tín ngưỡng là quyền của mỗi cá nhân.
+ Vai trò tích cực của tôn giáo là hướng thiện trách ác "Tu tâm, tích đức"
+ Tiêu cực: Mê tín dễ bị người xấu lợi dụng.

TL
29 tháng 12 2019

Đầy đủ hơn là như thế này.

* Trồng trọt:

- Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

TL
29 tháng 12 2019

- Sản lượng lúa gạo của toàn bộ châu lục rất cao,chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo thế giới.

- Hai nước có số dân đông nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không những đủ lương thực mà hiện nay còn là những nước xuất khẩu gạo thứ nhất và thứ hai trên thế giới.

TL
29 tháng 12 2019

Bạn hãy nhìn vào lược đồ thì sẽ thấy rõ khí hậu châu Á thật đa dạng.

Đặc điểm khí hậu vùng Châu Á

Đây là một lãnh thổ khu vực có vị trí trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng vực bắc đến các vùng xích đạo của trái đất, cho nên khu vực châu á có những đặc điểm khí hậu vô cùng đa dạng, được phân chia làm nhiều đới:

– Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vừng cực
– Đới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40* đến vòng cực Bắc
– Đới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40*B.
– Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40*B.
– Đới khí hậu xích đạo

Do lãnh thổ rộng và sự xuất hiện của các dãy núi và sơn nguyên cao khiến ảnh hưởng của biển vào nội địa thay đổi nên mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành các kiểu khí hậu khác nhau.

29 tháng 12 2019

Đặc điểm khí hậu châu Á rất đa dạng.

Sự phân bố:-Khí hậu gió mùa:Đông Á,Đông Nam Á,Nam Á.

-Khí hậu lục địa:Tây Nam Á,Trung Á.

TL
29 tháng 12 2019

- Đặc điểm kinh tế:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước ở Đông Á rơi vào tình trạng đói nghèo và kiệt quệ

+ Nền kinh tế của các nước trong khu vực phát triển nhanh và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao

+ Quá trình sản xuất đi từ sản xuất thay thế hàng nhập đến sản xuất để xuất khẩu

+ Có nhiều nước có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

29 tháng 12 2019

-Sau chiến tranh thế giới thứ hai,nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ,đời sống nhân dân rất cực khổ.Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm:

+Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh.

+Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản,Hàn Quốc và Trung Quốc.

TL
29 tháng 12 2019

. Khu vực Tây Nam Á:

* Vị trí địa lí:

- Nằm giữa vĩ độ 12o B ➝ 42o B

- Tiếp giáp:

+ Biển A-rap, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Ca-xpi

+ Khu vực: Trung Á, Nam Á

+ Châu lục: châu Âu, châu Phi

⇒ Vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm ở ngã ba đường, nơi qua lại của 3 châu lục, giữa các vùng biển và đại dương

* Địa hình:

- Phía Đông Bắc: núi cao bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và I-ran

- Phía Tây Nam: sơn nguyên A-rap rộng lớn

- Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà

* Khí hậu:

- Khô nóng mang tính chất lục địa sâu sắc

* Tài nguyên:

- Trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới

- Phân bố: đồng bằng Lưỡng Hà, bán đảo A-rap, vịnh Pec-xích

* Dân cư:

- Chủ yếu theo đạo Hồi, đều là người A-rập

- 80% ➝ 90% dân số ở thành thị

* Kinh tế:

- Trước đây: chủ yếu là nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục, dệt thảm

- Ngày nay: công nghiệp và thương mại phát triển: công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ

2. Khu vực Nam Á:

* Vị trí địa lí:

- Nằm từ khoảng 9o B ➝ 37o B

- Tiếp giáp:

+ Vịnh Ben-gan, biển A-rap

+ Khu vực: Tây Nam Á, Tây Á, Đông Á, Đông Nam Á

* Khí hậu:

- Đại bộ phận nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều

- Nhịp điệu gió mùa ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt sản xuất của cư dân Nam Á

* Sông ngòi:

- Có nhiều sông lớn: Ấn, Hằng, Bra-ma-put

- Chế độ nước chảy chia 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn

* Cảnh quan:

- Đa dạng: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và núi cao

* Dân cư:

- Mật độ dân số đông nhất châu Á

- Dân cư phân bố ko đều

+ Đông đúc: đồng bằng Ấn - Hằng, ven biển

+ Thưa thớt: vùng núi cao và hoang mạc Tha

* Kinh tế:

- Nền kinh tế đang phát triển, nông nghiệp vẫn là chủ yếu

- Ấn Độ có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á

+ Công nghiệp: đạt trình độ cao

+ Nông nghiệp: đạt được nhiều thành tựu to lớn nhờ 2 cuộc ''cách mạng xanh'' và ''cách mạng trắng''

+ Dịch vụ: chiếm tới 48% GDP.

29 tháng 12 2019

Tây Nam Á:

Đặc điểm tự nhiên:

-Vị trí:

+Nằm giữa các vĩ tuyến:khoảng từ 12oB đến 42oB và kinh tuyến 26o Đ đến 73o Đ.

+Tây Nam Á tiếp giáp với:biển A-rap,biển Đen,biển Đỏ,biển Địa Trung Hải,biền Caxpi,khu vực Trung Á,Nam Á và Châu Âu,châu Phi.

+Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng:nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á,Âu,Phi.

-Địa hình:chủ yếu là núi và cao nguyên.Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.

-Khí hậu:cận nhiệt và nhiệt đới khô.

-Tài nguyên:dầu mỏ,khí đốt có trữ lượng lớn nhất trên thế giới.

Đặc điểm dân cư,kinh tế-xã hội:

-Dân cư:dân số khoảng 286 triệu người.Phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu.

-Kinh tế:

+Nông nghiệp:lúa gạo,lúa mì,chăn nuôi du mục và dệt thảm.

+Công nghiệp:khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển mạnh.

+Dịch vụ:thương mại phát triển.

-Xã hội:Hiện nay tình hình kinh tế chính trị của khu vực không ổn định.

Khu vực Nam Á:

Đặc điểm tự nhiên:

-Vị trí:

+Khoảng từ 9oB đến 37oB và khoảng từ 62o Đ đến 98o Đ.

+Nam Á tiếp giáp với Trung Á,Tây Nam Á,Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.

-Địa hình:

+Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya cao đồ sộ,chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam,dài gần 2600km,rộng trung bình từ 320-400km.

+Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng,chạy từ biển A-rập đến vịnh Ben-gan dài hơn 300km rộng từ 250-350km.

+Phía Nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng,hai rìa được nâng lên bởi hai dãy Gat Tây,Gat Đông.

-Khí hậu:

+Nhiệt đới gió mùa điển hình.

+Có sự phân hóa theo độ cao phức tạp.

*Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu châu Á.

-Sông ngòi: Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn,sông Hằng,sông Bramaput.

-Cảnh quan tự nhiên:rừng nhiệt đới ẩm,xavan,hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Đặc điểm dân cư,kinh tế-xã hội:

-Dân cư:

+Là khu vực dân đông và có mật độ dân số cao nhất châu Á.

+Dân cư phân bố không đồng đều,tập trung đông ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn.

+Dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo,Hồi giáo,ngoài ra còn theo Phật giáo,Thiên Chúa giáo,...

-Kinh tế:

+Các nước Nam Á là những nước có nền kinh tế đang phát triển.

+Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển.

+Công nghiệp:năng lượng,luyện kim,điện tử,điện thoại,...

+Nông nghiệp:không ngừng phát triển nhờ "cách mạng xanh";"cách mạng trắng".

-Xã hội:tình hình chính trị-xã hội trong khu vực thioeeus ổn định.

Khu vực Đông Á:

Đặc điểm tự nhiên:

-Vị trí:

+Khoảng từ 20oB đến 53oB;73o Đ đến 145o Đ.

-Giới hạn:Trung Quốc,Nhật Bản,Hàn quốc,Triều Tiên và lãnh thổ Đài Loan.

-Địa hình:

+Phía Tây:nhiều hệ thống núi cao,hiểm trở và các bồn địa rộng lớn.

+Phía Đông:vùng núi thấp và các đồng bằng (đồng bằng Hoa Trung,đồng bằng Hoa Bắc,đồng bằng Tùng Hoa).

-Sông ngòi:Có ba hệ thống sông lớn: sông A-mua,sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.

-Khí hậu:

+Phía Tây:khí hậu lục địa.

+Phía Đông:khí hậu gió mùa.

-Cảnh quan tự nhiên:

+Phía Tây:thảo nguyên,hoang mạc và bán hoang mạc.

+Phía Đông:rừng rậm bao phủ.

Đặc điểm dân cư,kinh tế-xã hội:

-Dân cư:

+Đông Á là khu vực có số dân đông nhất châu Á.

+Các nước Đông Á có nền văn hóa gần gũi với nhau.

-Kinh tế:

+Các nước khu vực Đông Á có nền kinh tế phát triển nhanh,tốc độ tăng trưởng cao như:Nhật Bản,Trung quốc.

-Xã hội:tình hình chính trị-xã hội khu vực ổn định.

TL
29 tháng 12 2019

*Vị trí địa lí :

- Tây Nam Á được các biển và vịnh biển bao bọc ( biển Đen , biển Đỏ, vịnh Péc-xích , Địa Trung Hải , ... ) . Giáp với Châu Âu , Châu Á , Châu Phi , giáp với các khu vực Nam Á , Trung Á

-Tây Nam Á nằm ở ngã ba của 3 châu lục ( Á , Âu , Phi ) , có ý nghĩa chiến lược quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng

-Tây Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ 12 B đến 42 B , có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới.

- Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí)

- Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.

+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.

+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp.

29 tháng 12 2019

- Hậu quả:

+ Kinh tế:

● Làm cho kinh tế chậm phát triển

● Khó khăn trong giải quyết việc làm

● Ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa cung (cung cấp) và cầu (nhu cầu)

● Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ bị hạn chế

+ Tài nguyên và môi trường

● Tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng hơn

● Môi trường ngày càng bị ô nhiễm

● Thu hẹp môi trường sống của các loài động vật

+ Xã hội

● Chất lượng cuộc sống của người dân châm được nâng cao

● Thu nhập bình quân đầu người thấp

● Gây sức ép lớn cho văn hóa, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng

● Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn => Gây ra nhiều tệ nạn xã hội

28 tháng 12 2019

Hệ thống hai sông lớn của khu vực Đông Á.

Giống:đều bắt nguyền từ sơn nguyên Tây Tạng,ở phía Tây chảy về phía Đông rồi đỗ ra biển,ở hạ lưu bồi đắp những đồng bằng thêm phù sa,màu mở,nguồn cung cấp nước chủ yếu là do băng tan và mưa gió mùa vào mùa hạ,đều gây lũ lớn cuối hạ,đầu thu và cạn vào Đông Xuân.

Khác:

-Sông Hoàng Hà đổ ra biển Hoàng Hải,ngắn hơn sông Trường Giang,bồi đắp cho đồng bằng Hoa Bắc,chế độ nước thất thường vào mùa hạ đã gây lũ lụt ở khu vực này làm thiệt hại mùa màng.

-Sông Trường Giang đổ ra biển Hoa Đông,có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà,bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.

Theo mình là hai con sông lớn nhất Đông Á là : sông Hoàng Hà, sông Trường Giang. Ngoài ra còn hệ thống sông Amua cũng khá lón.