K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2017

Với khí thế là người chiến thắng,các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua ,lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.

=>Kế hoạch 5 năm được hoàn thành thắng lợi và trước thời vụ.

24 tháng 8 2017

Cơ sở vật chất – kĩ thuật của xã hội chủ nghĩa là cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện lưới, đường giao thông, hệ thống trường học, trạm y tế, bệnh viện, v.v…

23 tháng 8 2017

Những nước công nghiệp phát triển hiện nay:Anh, Canada, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Pháp.

28 tháng 9 2017

phải kể đến ở châu á là xin-ga-po và hàn quốc

23 tháng 8 2017

Nước công nghiệp là các quốc gia có tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội từ các hoạt động công nghiệp cao hơn một ngưỡng nhất định.

Ví dụ về các nước được coi là nước công nghiệp, hay còn gọi là có nền công nghiệp phát triển, là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý,Nhật, Canada...

Ở những nước công nghiệp hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người thường cao so với những nước nông nghiệp. Điều này khiến nhiều nước nông nghiệp trên thế giới muốn thực hiện công nghiệp hóa, tức là phát triển công nghiệp có tỉ trọng cao hơn so với các ngành khác. Các nước công nghiệp cũng thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc vào loại cao, và các quốc gia này còn hay được nhắc tới là các nước phát triển, nước tiên tiến, hay các nước thuộc Thế giới thứ nhất.

20 tháng 8 2017

- Liên Xô thực hiện các kế hoạch dài hạn (kế hoạch 5 năm, 7 năm)

- Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong đó, tập trung vào ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, Liên Xô đã đạt nhiều thành tựu to lớn:

- Về công nghiệp: chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), sản xuất bình quân hàng năm tăng 9,6%.

- Về khoa học - kĩ thuật: Liên Xô đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân taọ lên khoảng không vũ trụ.

- Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga- ga- rin bay vòng quanh trái đất; dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ

- Về đối ngoại: Chính phủ Liên Xô thời kì này luôn thực hiện chính sách hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Do đó Liên Xô trở thành chỗ dựa của của hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. Địa vị của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế.

4 tháng 10 2018

Trong đường lối đối ngoại Liên Xô chung sống hoà bình, hữu nghị, ủng hộ việc đấu tranh giành độc lập dân tộc ->Liên Xô là chỗ dựa vững chắc cho hoa bình

20 tháng 8 2017

Trên mạng có nhiều nhưng mình thấy ý này hay nhất

* Các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”?

-Tháng 12 – 1989, Mĩ và Liên Xô cùng nhau tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”. Từ đó tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra theo các xu thế như sau:

+ Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

+ Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

+ Ba là, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.

Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

* Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?

- Là thời cơ: Tạo điều kiện hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế, các nước có điều kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật từ bên ngoài, tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài….

- Là thách thức: Chịu sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ vẫn còn bất hợp lí, việc giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý…

20 tháng 8 2017

1.Các xu hướng phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc:

- Trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới mang lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

- Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

- Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó.

- Sau Chiến tranh lạnh, hào bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.

Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. Nhưng cuộc tấn công khủng bổ bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11-9-2001 lại báo trước những nguy cơ mới đầy tệ hại của chủ nghĩa khủng bố quốc tế đối với mọi quốc gia-dân tộc trên hành tinh.

20 tháng 8 2017
* Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử: - Trước 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, do bị khủng hoảng về đường lối cách mạng. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải có Đảng của giai cấp tiên tiến nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Từ 1919 -1929, thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị. Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên để thông qua tổ chức này truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam. - Những năm 1928 – 1929, chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có đảng của gia cấp vô sản lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu đó ở Vịêt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng Việt Nam, cần phải hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. - Trước tình hình đó, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng ( trung Quốc) chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/ 2/ 1930). * Ý ngiã lịch sử của việc thành lập Đảng: - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. - Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của TK XX. - Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và của cách mạng Việt Nam, chững tỏ giai cấp vô sản nước ta trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản. - Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng TG - Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam.
31 tháng 8 2017

*Sự thành lập của đảng cộng sản VN:

-Sự ra đời của 3 đảng cộng sản là một xu thế tất yếu của CM VN .

-Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân ,tạo thành làn sóng đấu tranh CM dân tộc khắp cả nước

-Ba tổ chức hoạt động riêng rẽ,tranh giành ảnh hưởng với nhau dẫn đến sự chia rẽ lớn

*Ý nghĩa sự thành lập của đảng cộng sản VN:

-Kết quả tất yếu của cuộ đấu tranh dân tộc và giai cấp ở VN trong thời đại mới

-Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN

-Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và CM VN

-Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào CM VN

-Khẳng định:CM VN trở thành một bộ phận khăng khít của CM TG

-Sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu,quyết định cho những bước pt nhảy vọt về sau của CM và lịch sử dt VN

16 tháng 8 2017

* Về kinh tế :
- Tích cực : Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực : Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức lười. sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy :
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
+ công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
—> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ. lạc hậu và phụ thuộc.
* Về xã hội : Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới :
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công,chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

16 tháng 8 2017

– Từ năm 1919 đến năm 1929, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Điểm nổi bật là tư bản Pháp đẩy mạnh đầu tư vốn sang thuộc địa, nhiều nhất là đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu là cao su.
– Công nghiệp được mở rộng quy mô, khai thác mỏ được coi trọng, đặc biệt là mỏ than. Thương mại, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng đều có bước phát triển.
– Thực dân Pháp còn thi hành các biện pháp tăng thuế, do vậy ngân sách Đông Dương tăng lên. Nhìn chung kinh tế Việt Nam có bước phát triển
mới do có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
– Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến kinh tế chỉ diễn ra có tính chất cục bộ, tình trạng lạc hậu vẫn là phổ biến. Kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

11 tháng 8 2017
  1. Napoleon chết trong trận chiến nào? – Trong trận chiến cuối cùng của ông.
  2. Tuyên ngôn độc lập được kí ở đâu? – Ở cuối trang.
  3. Dòng sông Ravi chảy qua bang nào? – Trạng thái lỏng (chữ “state” trong tiếng Anh vừa có nghĩa là bang, vừa có nghĩa là trạng thái.)
  4. Nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn là gì? – Kết hôn.
  5. Tại sao phải có các kỳ thi? – Để tìm ra những người thi không qua.
  6. Cái gì không thể ăn vào bữa sáng? – Bữa trưa và bữa tối.
  7. Một nửa quả táo trông giống cái gì? – Giống nửa còn lại
  8. Nếu bạn ném một hòn đá trên mặt biển, chuyện gì sẽ xảy ra? – Hòn đá sẽ bị ướt.
  9. Làm thế nào mà một người đi ròng rã suốt 8 ngày mà không ngủ? – Đơn giản, người đó ngủ vào ban đêm.
  10. Làm sao bạn có thể nâng lên 1 con voi với 1 cánh tay? – Chẳng có con voi nào có 1 tay cả.
13 tháng 8 2017

Câu 1: Napoleon đã chết trong trận chiến nào?

- Trong trận cuối cùng của mình.

Câu 2: Tuyên ngôn độc lập được kí ở đâu?

- Cuối trang giấy.

Câu 3:Dòng sông Ravi chảy qua state nào?

– Trạng thái lỏng (chữ “state” trong tiếng Anh vừa có nghĩa là bang, vừa có nghĩa là trạng thái.)

Câu 4:Nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn là gì?

– Kết hôn.

Câu 5:Tại sao phải có các kỳ thi?

– Để tìm ra những người thi không qua. Câu 6:Cái gì không thể ăn vào bữa sáng? – Bữa trưa và bữa tối. Câu 7: Một nửa quả táo trông giống cái gì? – Giống nửa còn lại. Câu 8:Nếu bạn ném một hòn đá trên mặt biển, chuyện gì sẽ xảy ra? – Hòn đá sẽ bị ướt. Câu 9:Làm thế nào mà một người đi ròng rã suốt 8 ngày mà không ngủ? – Đơn giản, người đó ngủ vào ban đêm. Câu 10:Làm sao bạn có thể nâng lên 1 con voi với 1 cánh tay? – Chẳng có con voi nào có 1 tay cả.
11 tháng 8 2017
1. Một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong những năm 1954 – 1991. Trên cơ sở tổ chức Hiệp ước Vácsava (5 – 1955) và Hội đồng tương trợ kinh tế – SEV (1 – 1949), Liên Xô đã trở thành 1 nước có vai trò quan trọng trong tổ chức để giúp các nước Chủ nghĩa xã hội cùng phát triển cụ thể đối với Việt Nam sau: – Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ủng hộ về tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vòng vây kẻ thù, Liên Xô là hậu phương quốc tế, đặc biệt là ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh. + Giai đoạn chống Mĩ (1954 – 1975) : * Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam * Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam * Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên (Hà Nội), bệnh viện Việt – Xô… + Giai đoạn 1975 – 1991 * Công trình thuỷ điện Hoà Bình (500 Kw) : * Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ (Vũng Tàu) * Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên. * Hợp tác xuất khẩu lao động * Hàn gắn vết thương chiến tranh. 2. Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta : – Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mĩ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. – Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản. – Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá (dầu khí Vũng Tàu, thuỷ điện Hoà Bình).
11 tháng 8 2017
Một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong những năm 1954 – 1991. Trên cơ sở tổ chức Hiệp ước Vácsava (5 – 1955) và Hội đồng tương trợ kinh tế – SEV (1 – 1949), Liên Xô đã trở thành 1 nước có vai trò quan trọng trong tổ chức để giúp các nước Chủ nghĩa xã hội cùng phát triển cụ thể đối với Việt Nam sau: – Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ủng hộ về tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vòng vây kẻ thù, Liên Xô là hậu phương quốc tế, đặc biệt là ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh. + Giai đoạn chống Mĩ (1954 – 1975) : * Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam * Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam * Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên (Hà Nội), bệnh viện Việt – Xô… + Giai đoạn 1975 – 1991 * Công trình thuỷ điện Hoà Bình (500 Kw) : * Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ (Vũng Tàu) * Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên. * Hợp tác xuất khẩu lao động * Hàn gắn vết thương chiến tranh. 2. Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta : – Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mĩ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. – Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản. – Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá (dầu khí Vũng Tàu, thuỷ điện Hoà Bình).