K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đại cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu...
Đọc tiếp

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đại cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”                                                      
                                                      (Trích Ngữ văn 8- Tập 2, NXB Giáo dục, 2017)
5. Từ văn bản “Chiếu dời đô” và hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh

1
21 tháng 4 2022

Tham khảo:

Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

 

" Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai...
Đọc tiếp

" Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!"
(Trích Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục 2017)
5. Bằng đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng-phân-hợp, hãy nêu cảm nhận của em về tội ác của quân giặc và nỗi lòng Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ).

0
21 tháng 4 2022

Tham khảo:

Ông đã nhắc lại nhiều chiến thắng lừng lẫy của nước Đại Việt như một lời khẳng định sự thất bại thảm hại của kẻ thù:

"Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi".

Những tướng của nhà Tống, nhà Nguyên đều bị các tướng giỏi của ta đánh cho thất bại. Chúng vì "tham công", "thích lớn" nên phải chịu hậu quả nặng nề. Các sự kiện ấy còn được nhân dân ta lưu lại trong sử sách để muôn đời ghi nhớ. Các phép đối, so sánh ngang hàng các triều đại phong kiến của nước ta với các triều đại phương Bắc cùng phép liệt kê và giọng điệu hào hùng, trang nghiêm ở đoạn thứ nhất của bài cáo đã thể hiện nổi bật tư tưởng nhân nghĩa của tác giả.



 

21 tháng 4 2022

tham khảo

 

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

chứng cứ còn ghi.

 Đây là một đất nước có nhân nghĩa, có một nền văn hiến hết sức lâu đời và nhờ lấy “nhân nghĩa” làm triết lí sống nên mới có được nền văn hiến lâu đời đến như vậy, mới đánh thắng được bọn xâm lược phương Bắc, những kẻ không có chút “nhân nghĩa” đó. Hơn nữa, qua phần một của bài cáo, ta còn cảm nhận được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với đất nước: Ông hết sức tự hào về non sông này và ông đã thể hiện niềm yêu nước thật mãnh liệt. Tấm lòng ấy chắc chắn sẽ không bao giờ phai nhạt theo năm tháng và thời gian

21 tháng 4 2022

Tham khảo:

"Chiếu dời đô" là áng văn chính luận, lí lẽ sắc bén dưới cái nhìn vượt thời đại của vua Lý Thái Tổ. Tác phẩm ra đời không chỉ để thông báo quyết định rời kinh thành từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội) mà còn cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một minh quân dân chủ, thấu ý trời tỏ lòng dân.

Vua Lý Công Uẩn được biết đến là vị vua ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế – xã hội, có giá trị to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Đương thời, ông nhận thấy kinh thành Hoa Lư không còn phù hợp cho việc giao thương buôn bán, vì thế nhà vua đã đưa ra quyết định rời kinh thành từ Hoa Lư tới Đại La, nay là Thăng Long, Hà Nội. Và "Chiếu dời đô" khi được ban hành xuống đã trở thành một tác phẩm trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà còn mang ý nghĩa nhân văn, văn học sâu sắc.

Chiếu là loại văn thể hiện tư tưởng lớn lao có sự ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước; mang nội dung thông báo một mệnh lệnh, một quyết định của vua chúa cho dân chúng được biết. Với "Chiếu dời đô", ta thấy nó mang đặc trưng chung của thể chiếu, tuy nhiên có những nét rất riêng với sự kết hợp giữa tâm tình và chất mệnh lệnh.

Tác phẩm được chia thành 2 phần, phần đầu tiên phân tích những lý do cần thiết phải dời kinh thành và phần 2 là lý do tại sao chọn Đại La làm kinh đô mới của đất nước. Thông qua những bài học lịch sử, dẫn chứng những ví dụ chuyển kinh đô của nước bạn Trung Quốc. Chuyện rời đô từ xưa không còn là chuyện hiếm, mục đích cuối cùng cũng vì sự hưng thịnh của quốc gia.

Kinh thành Hoa Lư với núi non hiểm trở không còn phù hợp trong thời bình, với lợi thế và địa hình núi rừng như vậy chỉ phù hợp trong thời chiến còn khi hòa bình lại trở thành khó khăn. Nhân dân lúc này cần một nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi để thúc đẩy giao lưu và buôn bán. Bộ máy hành chính cần được đặt ở trung tâm của đất nước. Và dời đô lúc này chính là hợp ý trời và thuận lòng dân.

Lý Công Uẩn đã chứng minh rằng Đại La xứng đáng là kinh đô của nước Việt muôn đời "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".

Thành Đại La dưới góc nhìn và phân tích của nhà vua hiện lên là vị trí trung tâm của đất nước, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Có thể rồng cuộn hổ ngồi, địa hình đa dạng, khoáng đạt, mở ra bốn hướng tiện cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Thành Đại la sở hữu mọi điều kiện để trở thành kinh đô mới của Đại Việt ta.

"Chiếu dời đô" là áng văn chính luận có giá trị sâu sắc, thể hiện tài năng, tầm nhìn xa trông rộng bắt nguồn từ thực tế lịch sử vì một Đại Việt hùng mạnh trong tương lai.

21 tháng 4 2022

tham khảo

 

Qua văn bản chiếu dời đô em có cảm nhận thế nào về phẩm chất tình cảm của Lý Công Uẩn?

Trả lời:

Lý Công Uẩn là một người yêu nước, thương dân sẵn sàng thay đổi vì vận mệnh đất nước.

Quan điểm dời đô của Lý Công Uẩn được chứng minh là đúng đắn qua thực tế lịch sử như thế nào?

Trả lời:

Quan điểm dời đô của lý công uẩn được chứng minh là đúng đắn qua thực tế lịch sử:

- Các triều đại Trung Quốc dời đô và phát triển thịnh vượng.

- Hai nhà Đinh , Lê không chịu nắm bắt tình hình dời đô.