K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2017

26-7 tấn công pháo đài mooncada k thành công nhưng đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh toàn nd cuba

sau 2 năm bị giam cầm, 11-1956 phidencatoro trở về, được sự ủng hộ của nd, kháng chiến thắng lợi 1.1.1959

1961 chiến thắng ở biển Hiron, cuba tiến lên XHCN

Nay đạt đc nhiều thành quả của CNXH, tăng trưởng KT, y tế ,thể thao ... đạt trình độ cao

8 tháng 12 2017

a. Quá trình phát triển của các mạng Cuba:

-Từ những năm cuối thế kỷ XIX, Cuba trở thành thộc địa kiểu mới của Mỹ .

-Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhằm ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba, Mỹ đã tổ chức cuộc đảo chính nhằm thiết lập chế độ độc tài quân sự do Batista cầm đầu(10/3/1952).

-Chính quyền Batista đã giải tán QH, xoá bỏ Hiến pháp, cấm các Đảng phái chính trị hoạt động, khủng bố những nhà yêu nước … Nhưng nhiều cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài vẫn phát triển, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

-Ngày 26/7/1953 Phiđen Castro cùng 135 thanh niên yêu nước đã tấn công vào trại lính Moncada ở Sanchiago, cướp vũ khí ,trang bị cho nhân dân, nhằm thức tỉnh lòng yêu nước, chuẩn bị phát động phong trào khởi nghĩa vũ trang trong cả nước.

-Cuộc khởi nghĩa thất bại Phiđen Castro và các đồng chí của ông bị bắt, sự kiện 26/7 đánh dấu sự mở đầu giai đoạn đấu tranh vũ trang, trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Cuba.

- Năm 1955 Phiđen Castro được thả tự do, nhưng bị chính quyền Batista trục xuất sang Mixico, tại Mixico, ông tập hợp những thanh niên Cuba yêu nước, quyên góp vũ khí, luyện tập quân sự chuẩn bị trở về tổ quốc.

-Tháng 11/1956 Ông cùng 81 chiến sĩ yêu nước, từ Mexico đáp tàu Garanma vượt biển trở về nước, sau 7 ngày lênh đênh trên biển, vừa tới bờ thì bị quân Batista tấn công, cuộc chiến không cân sức, Phiđen Castro và 11 chiến sĩ còn sống sót, vượt vòng vây về xây dựng căn cứ cách mạng tại Xiera Maextra, đưa phong trào chiến tranh du kích phát triển ra các địa phương.

-Tháng 5/1958 nghĩa quân đã đánh bại cuộc hành quân càn quét khu giải phóng của Batista, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1000 tên.

-Cuối năm 1958 nghĩa quân đã giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, đến cuối tháng 12/1958, tập đoàn Batsta sụp đổ, Batsta chạy ra nước ngoài.

-Ngày 1/1/1959 phối hợp với cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân ở thủ đô Lahabana, chế độ độc tài bị lật đổ, cách mạng thành công.

-1959-1961: hoàn thành cải cách dân chủ (cải cách dân chủ, quốc hữu hoá các xí nghiệp…)

-Tháng 4/1961 sau chiến thắng Hiron, Cu ba tiến hành các mạng XHCN.

18 tháng 10 2018

1 Nội dung cơ bản của các giai đoạn phong trào
giải phóng dân tộc ở Châu Á,Châu Phi,Mỹ ,La Tinh:

-Năm 1960 ,có 17 nước ở Châu phi dành độc lập

-Ngày 1/1/1959 ,Cu-ba tuyên bố độc lập

=>Đến nhuwnhx năm 60 của thế kỉ XX ,hệ thống
thuộc địa củ chủ nghĩa đế quốc căn bản bị sụp đổ

2. *Những nét nổi bật của Châu á từ sau năm 1945
đến nay :

-1945-1950 :

+Phong trào đấu tranh dấy lên khắp Châu á

+Cuối năm 50 của thế kỉ XX, phần lớn các nước
Châu á dành được độc lập ( vd:Trung quốc , ấn độ
...)

-Nửa Thế kỉ XX: Tình hình châu á không ổn định ,
bởi diễn ra xâm lược của các nước đế quốc

-Thành tựu Châu á từ 1945-1950:Tăng trưởng
nhanh chóng về kinh tế (vd Nhật bản , Hàn quốc
,...)

3.* Nét chung về tình hình Châu phi sau chiến
tranh thế giới thứ 2;

-Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ,
đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu phi

-Các nước Châu phi bắt tay vào công cuộc cây
dựng chủ nghĩa đất nước , phát triển kinh tế , xã
hội và đã thu được nhiều thành tích

17 tháng 10 2017

Bạn tham khảo :

1 Nội dung cơ bản của các giai đoạn phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á,Châu Phi,Mỹ ,La Tinh:

-Năm 1960 ,có 17 nước ở Châu phi dành độc lập

-Ngày 1/1/1959 ,Cu-ba tuyên bố độc lập

=>Đến nhuwnhx năm 60 của thế kỉ XX ,hệ thống thuộc địa củ chủ nghĩa đế quốc căn bản bị sụp đổ

2.Theo em : Châu á là vùng lãnh thổ rộng lớn và dân số đông nhất thế giới ,Châu á từ năm 1945 đến nay đã có sự thay đổi to lớn và sâu sắc .Châu á dành được độc lập và ngày nay đang ra sức xây dựng đất nước.Hai nước lớn là trung quốc và ấn độ ở Châu á ngày càng giữ vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới

*Những nét nổi bật của Châu á từ sau năm 1945 đến nay :

-1945-1950 :

+Phong trào đấu tranh dấy lên khắp Châu á

+Cuối năm 50 của thế kỉ XX, phần lớn các nước Châu á dành được độc lập ( vd:Trung quốc , ấn độ ...)

-Nửa Thế kỉ XX: Tình hình châu á không ổn định , bởi diễn ra xâm lược của các nước đế quốc

-Thành tựu Châu á từ 1945-1950:Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế (vd Nhật bản , Hàn quốc ,...)

3.* Nét chung về tình hình Châu phi sau chiến tranh thế giới thứ 2;

-Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân , đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu phi

-Các nước Châu phi bắt tay vào công cuộc cây dựng chủ nghĩa đất nước , phát triển kinh tế , xã hội và đã thu được nhiều thành tích

-Từ cuối nhuwnhx năm 80 của thế kỉ XX , tình hình châu phi ngày càng khó khăn và không ổn định

* Em biết về Nen -xơn Man -đe -la:

-Là lãnh tụ ANC từng bị người da trắng Nam phi giam cầm 27 năm

-Ông trở thành tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam phi

12 tháng 10 2017

Các nước ASEAN cần:

-Đoàn kết, luôn giúp đỡ nhau về kinh tế, quân sự.

-Đảm bảo duy trì tốt sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các nước.

-Duy trì hoà bình và ổn định tại biển Đông.

11 tháng 10 2017

+Thuận lợi :
-Nâng cao vị thế và tạo thế đứng vững chắc trên trường quốc tế, có tiếng nói trong việc định hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới thông qua những cuộc thương lượng và đàm phán, từ đó có điều kiện bảo vệ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo hướng có lợi cho quốc gia.
-Có điều kiện khai thác nhiều tiềm năng thông qua việc hợp tác đa dạng với nhiều đối tác để mở rộng và ổn định thị trường, tiếp cận nguồn vốn quốc tế, tạo môi trường hấp dẫn để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp cận nhanh sự chuyển giao khoa học – công nghệ trên diện rộng và tham gia tích cực vào việc phân công lao động quốc tế.
-Có điều kiện thúc đẩy tiến trình cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế linh hoạt và năng động hơn theo hướng nâng cao hiệu quả. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế còn mang tính bao cấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và xuất nhập khẩu phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của các thành phần kinh tế.
-Nâng cao khả năng nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực quốc tế, góp phần nhanh chóng đưa nền kinh tế của nước ta tiến lên phát triển ngang tầm quốc tế.
-Có điều kiện thực hiện tốt các quan hệ đối ngoại, góp phần tích cực trong việc duy trì an ninh thế giới, giữ vững và ổn định an ninh quốc gia để phát triển.
+ Khó khăn:
-Thách thức lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng còn yếu.
-Việt Nam đi sau rất nhiều nước trên đường phát triển. Cơ chế thị trường còn đang trong quá trình hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, trong việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, trong việc vận dụng các chính sách, quy định, trong việc quy hoạch chiến lược phát triển các ngành kinh tế.
-Sự hiểu biết về các tổ chức cần hội nhập còn rất hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu lại bị hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng hoạt động đàm phán đa phương. -Mở cửa kinh tế còn làm cho nền kinh tế trong nước dễ bị tác động bởi sự biến động không thuận lợi diễn ra từ các nước khác.
-Các nước ASEAN có những lợi thế tương đồng giống Việt Nam do vậy việc hợp tác thông qua sự phân công lao động sẽ trở nên khó khăn phức tạp và mang tính cạnh tranh gay gắt hơn.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến. Đây là những mặt hàng giảm thuế chậm, trong khi đó những mặt hàng công nghiệp, xuất nguyên liệu là những mặt hàng giảm thuế nhanh lại là sản phẩm xuất khẩu của các nước AFTA khác và là sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam.
- Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều nước trong khu vực đã vực dậy sau cơn khủng hoảng

12 tháng 10 2017

* Thuận lợi:
- Việt Nam tham gia tất cả các hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...
- Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến nâng cao vị thế ASEAN trên trường quốc tế từ đó nâng cao vị thế của nước ta
- Việt Nam xuất khẩu gạo sang các nước láng giềng, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực
- Nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN: đầu mỏ, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử, tiêu dùng ...
* Khó khăn:
-Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp
- Trình độ công nghệ còn lạc hậu
- Có sự khác biệt về thể chế chính trị
- Mức sống người dân Việt Nam còn rất thấp

12 tháng 10 2017

Châu Á : Sau CTGT thứ 2 ptgpdt phát triển đến thập niêm 50 hầu hết đều giành đc độc lập
nửa sau của thế kỉ 20 tình hình không ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc nhất là ở Đông nam á và tây á
sau chiến tranh lạnh, ở một nơi của châu á xảy ra tình trạng xing đột biên giới lãnh thổ, các phong trài ly khai và các hoạt đôn5g khủng bố dã man

Châu Phi : sau CTTG thứ 2 pt gpdt phát triển bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi với cuộc binh biến ở Ai Cập 1952 của các sĩ quan yêu nước do đại tá nát xe chỉ huy ,lật đổ chế độ quân chủ và thành lập nước cộng hoà Ai Cập

1954-1962 pt đấu tranh vũ trang ở Angierri
1960 có 17 nước Châu Phi giành đc độc lập

Hầu hết các nước Châu Phi đều giành được độc lập và bắt tay vào công cuộc xây sựng và bảo vệ đa6t1 nước ==> Đạt đc nhiều thành tựu nhưng vẫn còn nhiều nước CP nghèo nàn lạc hậu

đến thập niêm 8-0 tình hình châu phii k ổn định : nạn đói, bệnh dịch hoành hành , nợ nước ngoài, các xung đột nội chiến do mẫu thuẫn s8a1c tộc hay tôn giáo

LHQ xếp 32/ 57 quốc gia vào nhóm nước nghèo nhất thế giới
1/4 dân số CP đói ăn kinh niên
đến thập niêm 90 nợ 300tỉ ÚD
1987==>1997 có 14 cuộc nội chiến

Mỹ la tinh : bùng nổ sau CTTG thứ 2 . mớ đầu CM cu ba 1959 thắng lợi thập niên 60 ==> 80 các cuộc đấu tranh vũ trang bùng nổ : bolivia, colombia..... ===> lục địa bùng cháy. Kết quả chính quyền độc tài [phản động bị lật đổ thành lập chính phủ dân chủ nhân d6an ban ra các cải cách tiến bộ. nổi bật là ở chi lê và nicaragoa. Chi lê chính phủ liên minh đàon kết nhân dân dưới sự lãnh đạo của tống thống agien đê đã thực hiện các cải cáhc tiến bộ để củng cố chủ quyền dân tỗc 1970-1973. Nicaragoa dưới dự lãnh đạo của mặt trận xan di no nhân dân đánh đó nền quân chủ đưa đấtgg nước phát triển theo con đg` dân chủ

Những thắng ko75i : bảo về chủ quyền độc lập, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, tah2nh lập các liên minh khu vữc để hộp tác va 2phát triển

từ đầu nănm 90 tình hình k ổn định: tốc độ phát triển 2002 giảm xuống 1,5 % , Thu nhập đầu ngưới k tăngm tình hình chính trị k ổ n định, các phe phái tranh giành quyền lực, chính phụ k kiểm soát đc

12 tháng 10 2017

- Quy mô: phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở hầu hết các thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, từ Châu Á, châu Phi, châu Mĩ la tinh.

- Thành phần lãnh đạo: Tư sản dân tộc, công nhân.

- Thành phần tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, tham gia: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc...

- Hình thức và khí thế đấu tranh: đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang... TRong đó đấu tranh vũ trag là hình thức chủ yếu, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt làm tan rã từng mảng rồi dẫn đến sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

12 tháng 10 2017

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc vùng nổ mạnh mẽ, đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập.

Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).

Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man.

Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin – ga – po, Ma – lai – xi – a và Thái Lan.