K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi đánh giá năng lực

24 tháng 3

Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung phát triển các ngành kinh tế biển trở thành vùng mạnh về biển, giàu từ biển, kết hợp với bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển kinh tế biển xanh. Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các ngành kinh tế biển.

- Đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng hải sản gắn với công nghiệp chế biến, đảm bảo bền vững và hiệu quả cao. 

+ Phát triển các trung tâm du lịch biển, đảo; tăng cường liên kết du lịch với các địa phương khác trong nước và quốc tế. 

+ Tập trung nguồn lực phát triển các cảng biển có tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, nhất là các cảng biển Đà Nẵng, Khánh Hòa. 

+ Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; kết hợp hài hòa giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.

- Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên biển, đảo; chủ động phòng, chống thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng và chủ quyền biển, đảo.

24 tháng 3

- Duyên hải Nam Trung Bộ đang tăng cường đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản biển, trong đó tiến hành khai thác dầu khí gần đảo Phú Quý và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). 

+ Việc xây dựng nhà máy lọc, hoá dầu thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí. 

+ Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí cần chú ý đến các vấn đề môi trường.

- Nghề làm muối ở Duyên hải Nam Trung Bộ khá phát triển, nổi tiếng là muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận). 

- Ngoài ra, còn khai thác cát thuỷ tinh (Khánh Hoà, Bình Thuận), ti-tan (Bình Định, Bình Thuận), nước khoáng (Khánh Hoà, Bình Thuận),...

- Khoa học - công nghệ hiện đại đang được áp dụng vào quá trình khai thác, chế biến khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững.

24 tháng 3

- Duyên hải Nam Trung Bộ đã phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt du lịch biển, đảo là thế mạnh nổi bật. 

- Ngành du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh về số lượt khách, doanh thu và cơ sở hạ tầng du lịch. Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Định,... là những địa phương thu hút khách du lịch hàng đầu cả nước.

- Duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành một số sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao như du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, du lịch sinh thái biển, thể thao, khám phá thiên nhiên,... 

- Các trung tâm du lịch lớn là Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.

24 tháng 3

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều cảng biển và dịch vụ vận tải biển phát triển, gắn với các cảng biển tổng hợp như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và một số cảng tổng hợp ở địa phương. 

+ Bến cảng Vân Phong (thuộc cảng Khánh Hoà) đang được xây dựng để trở thành bến cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển qua các cảng ngày càng tăng, phục vụ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. 

- Các cảng có năng lực bốc dỡ hàng hoá lớn như cảng Đà Nẵng, cảng Bình Định,... 

- Các tuyến đường biển quan trọng như Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng – Hải Phòng, Đà Nẵng – Xin-ga-po, Đà Nẵng – Tô-ky-ô,...

24 tháng 3

- Khai thác và nuôi trồng hải sản là thế mạnh của Duyên hải Nam Trung Bộ

- Sản lượng hải sản đứng thứ 2 sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 14,4% sản lượng hải sản cả nước (năm 2021).

- Khai thác hải sản phát triển mạnh, đóng góp chủ yếu vào cơ cấu sản lượng hải sản của Duyên hải Nam Trung Bộ (chiếm hơn 90% sản lượng hải sản, năm 2021). 

+ Các sản phẩm khai thác ngày càng đa dạng, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, tôm, mực,... 

+ Các tỉnh có sản lượng hải sản khai thác dẫn đầu là Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận,...

- Nuôi trồng hải sản phát triển với diện tích nuôi trồng khoảng 22 nghìn ha, sản lượng nuôi trồng đạt hơn 100 nghìn tấn (năm 2021), phát triển theo hướng đầu tư thâm canh, đa dạng hoá loài nuôi, chú trọng những loại có giá trị cao như tôm, cua,...; đã hình thành một số vùng nuôi tôm thâm canh với quy mô lớn (Phú Yên, Khánh Hoà,...).

- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, nhiều cơ sở chế biến hải sản hình thành, giúp nâng cao giá trị hải sản, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu như cá, tôm, mực, nước mắm,...

24 tháng 3

* Một số tài nguyên biển:

- Nguồn hải sản phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn và các ngư trường trọng điểm tạo thuận lợi phát triển khai thác hải sản. 

- Hệ thống các đảo ven bờ với hệ sinh thái độc đáo, môi trường trong lành là những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị như Cù lao Chàm, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý,....

- Thềm lục địa ở Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng về dầu khí. Vùng biển có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. Ngoài ra, còn có ti-tan phân bố chủ yếu ở Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận; cát thuỷ tinh tập trung ở Khánh Hoà, Bình Thuận.

* Phân tích thế mạnh và hạn chế

a) Thế mạnh

- Điều kiện tự nhiên

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. Vùng biển nằm gần các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua Biển Đông nên hoạt động giao thông vận tải biển có nhiều ưu thế phát triển. Biển có nhiều đảo và quần đảo; quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng.

+ Địa hình: Duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió thuận lợi xây dựng các cảng biển; bờ biển có các bãi tắm đẹp như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận),... thích hợp để phát triển du lịch; diện tích mặt nước lớn, nhiều đầm, phá ven bờ thuận lợi phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản.

+ Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với đặc trưng nóng ẩm, nhiệt độ và ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế biển hoạt động quanh năm.

+ Khoáng sản: trên thềm lục địa ở Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng về dầu khí. Vùng biển có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. Ngoài ra, còn có ti-tan phân bố chủ yếu ở Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận; cát thuỷ tinh tập trung ở Khánh Hoà, Bình Thuận.

+ Sinh vật: vùng biển có nguồn hải sản phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn và các ngư trường trọng điểm tạo thuận lợi phát triển khai thác hải sản. Duyên hải Nam Trung Bộ có hệ thống các đảo ven bờ với hệ sinh thái độc đáo, môi trường trong lành là những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị như Cù lao Chàm, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý,....

- Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Số dân đông, lực lượng lao động dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác hải sản, du lịch,...

+ Thị trường mở rộng cùng với xu thế hội nhập nên nhu cầu giao thương giữa các vùng trong nước và quốc tế ngày càng tăng.

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đang được đầu tư, phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông (đường bộ, đường hàng không,...) được đầu tư xây mới, mở rộng, nâng cấp.

+ Nhiều chính sách được ban hành như chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách liên kết vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế.

b) Hạn chế

- Tác động của biến đổi khí hậu và các thiên tai ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Vùng biển đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên sinh vật biển. 

- Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật còn hạn chế.

24 tháng 3

* Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 

- Diện tích hơn 44 nghìn km², 

- Gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong đó, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 

- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông với nhiều đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà) và nhiều đảo khác như Cù lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận),...

- Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp với Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và nước láng giềng Lào. 

- Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí nằm trên các trục đường giao thông huyết mạch về đường bộ, đường sắt; gần các tuyến đường biển quốc tế quan trọng; nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

* Đặc điểm dân số

- Năm 2021, Duyên hải Nam Trung Bộ có số dân hơn 9,4 triệu người (chiếm 9,6% số dân cả nước), mật độ dân số khoảng 211 người/km². 

- Dân cư phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng ven biển; khu vực đồi núi phía tây có dân cư phân bố thưa hơn. 

- Thành phần dân tộc khá đa dạng, gồm Kinh, Chăm, Ba na, Ra-glai,... 

- Tỉ lệ dân thành thị chiếm 40,7% tổng số dân. 

- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 53,2% số dân Duyên hải Nam Trung Bộ.

24 tháng 3

Duyên hải Nam Trung Bộ đang phát triển mạnh những ngành kinh tế biển:

- Khai thác và nuôi trồng hải sản

- Giao thông vận tải biển 

- Du lịch biển, đảo

- Khai thác khoáng sản biển

24 tháng 3

Báo cáo mô hình trồng rừng Keo lai ở tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An có diện tích rừng lớn nhất cả nước, với hơn 1,16 triệu ha, chiếm 71,6% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Trong những năm qua, Nghệ An đã triển khai nhiều mô hình trồng rừng hiệu quả, góp phần nâng cao độ che phủ rừng và cải thiện môi trường sinh thái.

Một trong những mô hình tiêu biểu là mô hình trồng rừng Keo lai.

* Mục tiêu

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

- Bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất.

- Tăng thu nhập cho người dân.

* Đối tượng

- Các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã có đất lâm nghiệp.

- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

* Nội dung

- Chọn giống: Giống Keo lai F1, F2 có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

- Trồng rừng:

+ Thời vụ: Trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu.

+ Mật độ: 2.000 - 3.000 cây/ha.

+ Kỹ thuật trồng: Đào hố, bón lót, vun gốc,...

- Chăm sóc:

+ Phát quang, dọn cỏ, vun xới.

+ Bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây.

+ Phòng trừ sâu bệnh.

- Thu hoạch: Cây Keo lai được thu hoạch sau 5 - 7 năm.

- Kết quả:

+ Mô hình trồng rừng Keo lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Năng suất gỗ đạt 20 - 30 m3/ha/năm.

+ Thu nhập từ trồng rừng Keo lai cao hơn so với các loại cây trồng khác.

+ Mô hình đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất.

* Hạn chế

- Cây Keo lai dễ bị sâu bệnh tấn công.

- Giá gỗ Keo lai biến động theo thị trường.

* Giải pháp

- Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ gỗ Keo lai ổn định.

=> Mô hình trồng rừng Keo lai ở tỉnh Nghệ An là một mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.