ÔN TẬP CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 1: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?
Trả lời
Bài 2: Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch?
Trả lời
Bài 3: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh động vật?
Trả lời
Bài 4: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?
Trả lời
Bài 5: Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin và trên sợi thần kinh có bao miêlin.
Trả lời
Bài 6: Nếu bạn lỡ chạm tay phải những chiếc gai nhọn trong bụi cây và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra các tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên?
Trả lời
Bài 7: Hãy cho biết con thủy tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào nó. Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?
Trả lời
Bài 8: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thề trả lời cục bộ (như co một chân khi bị kích thích?
Bài 9: Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào? Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại? Phản xạ có ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay là phản xạ có điều kiện? Tại sao?
Trả lời
Bài 10: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp con chó dại trước mặt.
- Bạn sẽ có phản ứng (hành động) như thế nào?
- Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại.
- Hãy ghi lại rất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại.
- Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?
Trả lời
Bài 11: Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc? Xung thần kinh lan truyền theo các bó sợi thần kinh có bao miêlin từ vò não xuống đến các cơ ngón chân làm ngón chân co lại. Hãy tính thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân (cho biết chiều cao của người nào đó là 1,6 m, tốc độ lan truyền là l00m/giây).
Trả lời
Bài 12: Nghiên cứu hình và mô tả cấu tạo của xináp hóa học?
Trả lời
Bài 13: Trả lời các câu hỏi sau:
- Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào?
- Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo 1 chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thề theo chiều ngược lại?
Trả lời
Bài 14: Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được:
- Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay di bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ).
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao).
- Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sáng màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
Trả lời
Bài 15: Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thân kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lời các câu hòi sau:
- Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao.
- Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phút triển có rất nhiều tập tính học được?
Trả lời
Bài 16: Cho các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm của, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau?
Trả lời
Bài 17: Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bao vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng,...)
Trả lời
Bài 18: Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng. Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. Tại sao?
Trả lời
Bài 19: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
Trả lời
Bài 20: Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dụng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời
Bài 21: Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
Trả lời
Bài 22: Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thê nào?
Trả lời
Bài 23: Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp? Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
Trả lời
Bài 24: Tập tính là gì? Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
Trả lời
Bài 25: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng? Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bàng cách nào?
Trả lời
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài 26, 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
123. Ở động vật đa bào:
A. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới
B. chỉ có hệ thần kinh chuỗi hạch
C. chỉ có hệ thần kinh dạng ống.
D. hoặc A, hoặc B, hoặc C
124. Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó?
A. Co những chiếc vòi lại
B. Co toàn thân lại.
C. Co phần thân lại.
D. Chỉ co phần bị kim châm.
125. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống ở người từ trên xuống theo thứ tự:
A. Não bộ → Hạch thần kinh → Dây thần kinh → Tủy sống.
B. Hạch thần kinh → Tủy sống → Dây thần kinh → Não bộ.
C. Não bộ → Tủy sống → Hạch thần kinh → Dây thần kinh.
D. Tủy sống → Não bộ → Dây thần kinh → Hạch thần kinh.
126. Giả sử đang đi chơi bất ngờ gặp 1 con chó dại ngay trước mặt , bạn có thể phản ứng ( hành động ) như thế nào?
A. Bỏ chạy.
B. tìm gậy hoặc đá để: đánh hoặc ném
C. Đứng im.
D. Một trong các hành động trên.
127. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật:
A. nghành ruột khoang
B. giun dẹp, đỉa, côn trùng
C. cá, lưỡng cư, bò sát.
D. Chim, thú.
128. Một bạn học sinh lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Em hãy chỉ ra theo thứ tự: tác nhân kích thích → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên:
A. Gai → Thụ quan đau ở tay → Tủy sống → Cơ tay.
B. Gai → tủy sống → Cơ tay → Thụ quan đau ở tay.
C. Gai → Cơ tay → Thụ quan đau ở tau → Tủy sống.
D. Gai → Thụ quan đau ở tay → Cơ tay → Tủy sống
129. Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ ( Như co 1 chân ) khi bị kích thích?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên.
B. Mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển 1 vùng xác định của cơ thể
C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.
D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau.
130. Trùng biến hình thu chân giả để:
A. bơi tới chỗ nhiều ôxi
B. tránh chỗ nhiều ôxi
C. tránh ánh sáng chói.
D. Bơi tới chỗ nhiều ánh sáng.
131. Kể thứ tự chính xác sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người:
A. Thụ quan đau ở da → Đường cảm giác → Tủy sống → Đường vận động → Cơ co
B. Thụ quan đau ở da → Đường vận động → Tủy sống → Đường cảm giác → Cơ co
C. Thụ quan đau ở da → Tủy sống → Đường cảm giác → Đường vận động → Cơ co
D. Thụ quan đau ở da → Đường cảm giác → Đường vận động → Tủy sống → Cơ co
Bài 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ
132. Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là:
A. – 50mV
B. – 60mV.
C. – 70mV.
D. – 80mV
134. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm K+ - Na+ có vai trò chuyển:
A. Na+ từ ngoài vào trong màng.
B. Na+ từ trong ra ngoài màng.
C. K+ từ trong ra ngoài màng.
D. K+ từ ngoài vào trong màng.
135. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi:
A. cổng K+ và Na+ cùng đóng.
B. cổng K+ mở và Na+ đóng.
C. cổng K+ và Na+ cùng mở.
D. cổng K+ đóng và Na+ mở.
137. Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (Không hưng phấn) tích điện:
A. Trung tính.
B. Dương.
C. Âm.
D. Hoạt động
Bài 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
138. Xung thần kinh là:
A. sự xuất hiện điện thế hoạt động
B. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động
C. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
D. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động
139. Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự:
A. Mất phân cực ( Khử cực) → Đảo cực → Tái phân cực.
B. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực ( Khử cực)
C. Mất phân cực ( Khử cực) → Tái phân cực → Đảo cực
D. Đảo cực → Mất phân cực ( Khử cực) → Tái phân cực.
140. Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại “nhảy cóc”?
A. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
B. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.
C. Vì sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
D. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.
Bài 29: TRUYỀN TIN QUA XI NÁP
143. Diện tiếp xúc giữa các nơron, giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là:
A. Diện tiếp diện.
B. Điểm nối.
C. Xináp.
D. Xiphông.
144.Cấu trúc không thuộc thành phần xináp là:
A. khe xináp.
B. Cúc xináp.
C. Các ion Ca+.
D. màng sau xináp.
145.Vai trò của ion Ca+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:
A. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.
B. Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học.
C. Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp.
D. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.
146.Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xináp hóa học bị chậm hơn so với xináp điện là:
A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán.
B. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xináp.
C. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hoá học.
D. Phải có đủ thời gian để phân huỷ chất môi giới hoá học
147.Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:
A. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
B. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp
C. axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp
D. Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
Bài 31.32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
148. Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau:
A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp
B. bẩm sinh, học được
C. bẩm sinh, hỗn hợp
D. học được, hỗn hợp
149.Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính:
A. bẩm sinh
B. hỗn hợp
C. học được
D. cả 3 đều đúng
120. Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính:
A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
B. kích thích → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
C. kích thích → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → hành động
D. kích thích → cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động
121. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:
A. học được
B. bẩm sinh
C. hỗn hợp
C. vừa bẩm sinh. vừa hỗn hợp
122. Người đi máy trên đường thấy đèn đỏ thì dừng lại là tập tính
A. học được
B. bẩm sinh
C. hỗn hợp
C. vừa bẩm sinh. vừa hỗn hợp
123. Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập:
A. in vết.
B. quen nhờn.
C. điều kiện hoá.
D. học ngầm
124. Ngỗng con mới nở chạy theo người là kiểu học tâp:
A. in vết.
B. quen nhờn.
C. điều kiện hoá.
D. học ngầm
125. Páp Lốp làm thí nghiệm - vừa đánh chuông, vừa cho chó ăn giúp chó học tập kiểu:
A. in vết.
B. quen nhờn.
C. điều kiện hoá đáp ứng.
D. học ngầm
126. Khi thấy đói bụng chuột chạy vào lồng nhấn bàn đạp để lấy thức ăn là kiểu học tập:
A. in vết.
B. quen nhờn.
C. học khôn.
D. điều kiện hoá hành động.
127. Tinh tinh xếp các hòm gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiểu học tập:
A. in vết.
B. học khôn.
C. học ngầm
D. điều kiện hoá.
128. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp. đây là 1 ví dụ về hình thức học tâp:
A. quen nhờn.
B. điều kiện hoá đáp ứng.
C. học khôn.
D. điều kiện hoá hành động.
129. Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải 1 bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập đó. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập:
A. in vết.
B. học khôn.
C. điều kiện hoá đáp ứng.
D. học ngầm
130. Nếu thả 1 hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa , rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữA. Đây là 1 ví dụ về hình thức học tập:
A. in vết.
B. quen nhờn.
C. học ngầm
D. học khôn.
131. Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. sinh sản.
D. di cư.
132. Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. bảo vệ lãnh thổ.
134. Đến mùa sinh sản Công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. sinh sản.
D. di cư.
135. Cò coăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. bảo vệ lãnh thổ.
136. Trong 1 đàn gà có 1 con có thể mổ bất kì con nào trong đàn là tập tính:
A. thứ bậc.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. vị tha.
D. di cư.
137. Kiến lính sắn sàng chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính:
A. thứ bậc.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. vị tha.
D. di cư.
138. Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính:
A. bảo vệ lãnh thổ.
B. sinh sản.
C. Xã hội.
D. kiếm ăn
139. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính:
A. bảo vệ lãnh thổ.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. Xã hội
140. Chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính:
A. bảo vệ lãnh thổ.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. Xã hội
141. Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính:
A. bảo vệ lãnh thổ.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. Xã hội
142. Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính:
A. sinh sản.
B. bảo vệ lãnh thổ.
C. di cư.
D. Xã hội
143. Dạy voi, khỉ, hổ làm xiếc ừa ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:
A. săn bắn.
B. giải trí.
C. bảo vệ mùa màng.
D. an ninh quốc phòng
144. Dạy chó, chim ưng săn mồi là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:
A. săn bắn.
B. giải trí.
C. bảo vệ mùa màng.
D. an ninh quốc phòng
145. Làm bù nhìn ở ruộng, nương để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:
A. săn bắn.
B. giải trí.
C. bảo vệ mùa màng.
D. an ninh quốc phòng
146. Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào:
A. săn bắn.
B. giải trí.
C. bảo vệ mùa màng.
D. chăn nuôi
147. Ứng dụng chó để bắt kẻ gian và phát hiện ma tuý là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào.
A. săn bắn.
B. giải trí.
C. bảo vệ mùa màng.
D. an ninh quốc phòng.