K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2021

Nhận xét:

Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta có sự biến động, cụ thể:

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm 2,8%; từ 15,4% còn 12,6%.

- Ngành công nghiệp xây dựng tăng 4,5%; tăng từ 33% lên 37,5%.

- Ngành dịch vụ tăng 0,6%; từ 40,6% lên 41,2%

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;

+ Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

- Trong nội bộ từng ngành, xu hướng chuyển dịch khá tích cực, phù hợp với định hướng tái cơ cấu các ngành kinh tế nước ta.

+ Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. 

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp, phát triển theo hướng an toàn sinh học. 

+ Trong công nghiệp, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành chế biến, chế tạo, nhất là các ngành chế biến sâu và giảm tỉ trọng ngành khai khoáng; hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. 

+ Ngành dịch vụ ngày càng đóng góp quan trọng vào cơ cấu kinh tế nước ta và đang phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đa dạng các sản phẩm có năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học – công nghệ trong các lĩnh vực như truyền thông, tài chính – ngân hàng, công nghệ thông tin, du lịch, thương mại, y tế, giáo dục,...

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

Vai trò của rừng đối với kinh tế – xã hội, môi trường ở Bắc Trung Bộ:

Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế – xã hội và môi trường ở Bắc Trung Bộ.

- Về kinh tế:

+ Rừng cung cấp các sản phẩm lâm nghiệp như gỗ, măng, nấm, mật ong,... góp phần tạo thu nhập cho người dân.

+ Rừng phát triển du lịch sinh thái, thu hút du khách, thúc đẩy kinh tế địa phương.

- Về xã hội:

+ Rừng bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, sạt lở đất.

+ Rừng cung cấp oxy, điều hòa khí hậu, giúp môi trường sống trong lành.

+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.

- Về môi trường:

+ Rừng giúp điều hòa khí hậu, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

+ Rừng phòng chống sa mạc hóa, bảo vệ môi trường sống cho con người.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

* Cơ cấu theo thành phần kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch 

- Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta. 

- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng tăng và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP. 

- Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

* Vai trò của mỗi thành phần

- Thành phần kinh tế Nhà nước:

+ Đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; 

+ Bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo;... 

+ Các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt như viễn thông, điện, xăng dầu, khai khoáng,...

- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước:

+ Huy động ngày càng tốt nguồn lực cho phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tham gia vào giải quyết những vấn đề xã hội, phát triển nguồn nhân lực,...

+ Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

+ Đóng góp ngày càng lớn về vốn đầu tư, công nghệ;

+ Phương thức quản lí hiện đại;

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu cho nước ta.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và được thể hiện rõ nhất ở sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế, lãnh thổ kinh tế và cơ cấu lao động xã hội.

 - Cơ cấu ngành kinh tế:

+ Các ngành kinh tế ở nước ta có tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

+ GDP đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

+ Từ sự chuyển dịch này đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.

 - Cơ cấu thành phần kinh tế:

+ Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 - Cơ cấu lãnh thổ kinh tế:

+ Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta cũng có sự chuyển dịch.

+ Trên phạm vi cả nước đã hình thành 6 vùng kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế dộng lực.

+ Lãnh thổ sản xuất các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch, các địa phương đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từ đó tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu.

 - Phát triển bền vững:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa không chỉ đạt đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải đạt đến mục tiêu phát triển bền vững, trong đó, một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong phát triển các ngành kinh tế và quy hoạch lãnh thổ là bảo vệ môi trường.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

+ Ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tỉ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP tăng lên.

+ Tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm. 

+ Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chất lượng lao động tăng nhanh.

- Đồng thời với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. 

+ Đã hình thành các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực,...

+ Lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế có sự chuyển dịch nhằm khai thác tốt lợi thế phát triển, đồng thời tạo mối liên kết ngành và địa phương. 

+ Trong công nghiệp, hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao,...; 

+ Trong nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, các vùng sản xuất hàng hoá,...; 

+ Trong dịch vụ hình thành các trung tâm thương mại, vùng du lịch....

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

 - Phát huy các lợi thế so sánh, khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của đất nước, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.

 - Tăng cường cập nhật, áp dụng khoa học – công nghệ, tạo nên các phương thức quản lí mới, hiện đại.

=> Nâng cao trình độ lao động, tăng năng suất và hiệu quả lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

 - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

=> Tạo ra năng lực sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn, chất lượng cao, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta: 

- Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

- Đồng thời với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. 

Cơ cấu theo thành phần kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch 

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

Bảng: Tỉ trọng diện tích rừng trồng trong tổng diện tích rừng của Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: %)

 2010201520202021
Rừng trồng24,2226,56
29,64
29,69

Nhận xét:

- Diện tích rừng trồng tăng trong giai đoạn 2010 – 2021, tăng 249,7 nghìn ha (tăng 1,4 lần).

- Chiếm tỉ trọng lớn nhất là năm 2021 (chiếm 29,69%).

- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là năm 2010 (chiếm 24,22%).

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Thuỷ sản đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Bắc Trung Bộ. Năm 2021, giá trị sản xuất thuỷ sản chiếm 18,7% giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Trung Bộ.

+ Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của vùng chiếm hơn 6% tổng diện tích nuôi trồng cả nước (năm 2021), phát triển chủ yếu ở các bãi triều, mặt nước ao hồ, nước lợ, đầm phá nước ngọt. Cá, tôm được nuôi chủ yếu bằng các mô hình thâm canh, bán thâm canh đã mang lại hiệu quả cao, ngoài ra còn nuôi một số loài đặc sản có giá trị kinh tế cao (ba ba, cá bống tượng, cá sấu....). Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn là Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.

+ Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng liên tục, chiếm hơn 10% tổng sản lượng cả nước (năm 2021).

- Đánh bắt thuỷ sản xa bờ được đẩy mạnh bằng việc thay đổi trang thiết bị công nghệ, đặc biệt trong khâu chế biến và hệ thống định vị tàu cá. Việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vừa có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.

- Các tỉnh có sản lượng khai thác thuỷ sản lớn ở Bắc Trung Bộ là: Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình,...