K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2021

 B. Hoán dụ.

23 tháng 12 2021

C

23 tháng 12 2021

C

23 tháng 12 2021

Chọn D

23 tháng 12 2021

B

23 tháng 12 2021

B

23 tháng 12 2021

C

23 tháng 12 2021

C

Đọc đoạn trích sau: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,… ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9) Câu 1: Cô kĩ sư trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa? Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? Câu 3: Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện? Câu 4.Vì sao ông họa sĩ rất bất ngờ, ngạc nhiên?

0
22 tháng 12 2021

Tham khaor"

Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa. Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh “cái bóng”.

Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường quà ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Là một người vợ có chồng ra chiến trận bão năm không chút tin tức, nàng thui thủi một mình chăm mẹ già con côi. Cuộc sống xa chồng đã vất vả khó khăn lại thiếu thốn tình cảm chắc chắn càng mệt mỏi, nhưng không vì thế mà nàng bận lòng, vẫn một mực chung thủy, son sắt. Hiểu được nỗi mong nhớ cha của đứa con thơ khi sinh ra chưa một lần gặp bố, nàng đã nói dối con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha con đó, người vẫn luôn đồng hành và dõi theo mẹ con ta. Sợ con buồn tủi và thiếu thốn tình cảm của cha mà nàng đã nói dối Đản, đó là lời nói dối ngọt ngào hằng mong điều tốt đẹp không có gì là xấu xa cả. Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình, là điều có thể khỏa lấp nỗi mong chờ trong em. Vì mới vừa lên ba còn thơ ngây, chưa biết quá nhiều điều nên em tin vào lời mẹ. Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình. Người cha ấy luôn quấn quýt bên mẹ, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, luôn im lặng mà chưa bao giờ bế Đản. Cậu bé ấy thật thà kể lại cho Trương Sinh nghề về câu chuyện người đàn ông đêm đến cùng mẹ, đó là lời nói vô tư của một đứa trẻ. Nhưng chính câu chuyện về người cha khác từ bé Đản đã làm nảy ra trong Trương Sinh mối nghi ngờ không dứt, bản tính ghen tuông cùng sự nóng nảy của hắn khiến cho Vũ nương phải đau khổ vô cùng. Từ cái bóng ấy mà Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập nàng mặc cho hàng xóm can ngăn. Hắn đã nhẫn tâm đuổi người phụ nữ đầu ấp tay kề, người đã chăm sóc mẹ già lúc ốm đau, chăm con khi non thơ, bé bỏng ra khỏi nhà. Đường cùng, nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh cho sự trong sạch, thủy chung của mình.

Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương. Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng “cha” như những lần ngồi cùng mẹ, bây giờ hắn mới hiểu được lỗi lầm của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ. Chính chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh để chàng nhận ra lỗi lầm của mình, mặc dù đó là lời hối hận muộn màng.

Một chi tiết tưởng chừng như bình thường đơn giản nhưng lại góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, hình thành nên tư tưởng cho tác phẩm. Chi tiết chiếc bóng đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công tàn bạo, khi mà chế độ phụ hệ lên ngôi, sự nhẫn tâm đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng.

Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho mọi oan khuất của Vũ Nương.

Đọc tác phẩm “Làng” của Kim Lân, bạn đọc xúc động trước những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con nhỏ:“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?- Là con thầy mấy lị con u.- Thế nhà con ở đâu?- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:- Có.Ông lão ôm khít thằng bé vào...
Đọc tiếp

Đọc tác phẩm “Làng” của Kim Lân, bạn đọc xúc động trước những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con nhỏ:

“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thầy mấy lị con u.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

…”

                                       (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập Một)

Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, hãy phân tích tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong cuộc trò chuyện với con trai. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là và thán từ (chú thích rõ câu trần thuật đơn có từ là và thán từ).

0
22 tháng 12 2021

Em tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thói bệnh lề mề. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân).

2. Thân bài

a. Thực trạng

Trong những cuộc họp, cuộc hẹn có thời gian, địa điểm rõ ràng nhưng nhiều người vẫn đến muộn nhiều phút thậm chí là mấy tiếng đồng hồ.

Nhiều học sinh đi học muộn, mặc kệ có chuông báo đến giờ vào lớp vẫn ung dung.

Có những người đã quá quen với thói lề mề của mọi người xung quanh nên họ tự động trừ hao đi số thời gian phải chờ đợi. (Hẹn 8 giờ hao thời gian chờ đợi vì nghĩ rằng người khác sẽ đến trễ nên 9 giờ mới có mặt).

Có không ít những cuộc họp, cuộc hẹn phải hoãn lại chỉ vì tưởng là không có hoặc không đủ người đến.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức của con người chưa cao, thiếu sự tôn trọng người khác khi mà họ chỉ quý trọng thời gian của mình mà không biết quý trọng thời gian của người khác.

Khách quan: do môi trường sống, những người xung quanh có thói lề mề, trễ giờ, dần dần hình thành cho chúng ta thói quen xấu này.

 

c. Hậu quả

Tạo cho người ta một thói quen xấu là thiếu ý thức kỉ luật, không có nề nếp, quy tắc và dần dần dẫn đến lối sống tự do thái quá, vô tổ chức, vô kỉ luật.

Ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ của chính người mắc bệnh lề mề: đến gặp khách hàng trễ nên không kí được hợp đồng; bạn bè, người thân chờ đợi lâu khiến mối quan hệ ngày càng đi xuống,…

Làm mất thời gian, gây khó chịu cho những người chấp hành tốt giờ giấc vì phải đợi chờ.

Gây ra những thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế bởi với khoảng thời gian lề mề vô ích ấy, con người ta có thể làm được rất nhiều việc cho cơ quan, gia đình, xã hội.

d. Biện pháp khắc phục

Mỗi người cần tự biết tôn trọng quỹ thời gian của mình và của người khác, chủ động làm mọi việc thật đúng giờ.

Nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để phạt những học sinh có thói quen đi học muộn.

Gia đình nên rèn luyện cho con em mình tính nhanh nhẹn, đúng giờ.

Cơ quan, tổ chức, xã hội có những quy định rõ ràng về mức phạt với người của tập thể mình có thói quen lề mề; đồng thời tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của việc đúng giờ.

3. Kết bài

Khái quát lại tác hại của bệnh lề mề đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.