K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1

Tham khảo:

Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và ký nổi bật trong những năm 60 của thế kỷ XX. Những tác phẩm của ông không pha chất ký và mang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu cho nét phong cách đó của ông.

Lặng lẽ Sapa là kết quả của chuyến đi thực tế lên vùng Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của nhà văn. Qua tác phẩm nhà văn muốn giới thiệu cho chúng ta về một mảnh đất giàu đẹp ở phía tây Tổ Quốc. Nơi đó có những con người lao động bình dị đang miệt mài cống hiến thầm lặng cho quê hương, đất nước.

Khi đọc nhanh tiêu đề truyện, người đọc cứ ngỡ rằng nhà văn sẽ đi sâu vào việc khắc họa một bức tranh thiên nhiên, một vùng đất thơ mộng. Nhưng đằng sau những dãy núi bạt ngàn ấy này là cuộc sống của những con người lao động trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết đang cống hiến tài, sức cho quê hương. Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 m.

Tình huống truyện được Nguyễn Thành Long xây dựng đặc sắc. Đó là cuộc gặp gỡ giữa những người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. Đó là cách để câu chuyện được phát triển tự nhiên mà hình ảnh các nhân vật được nổi bật qua cái nhìn đánh giá khách quan hơn. Đồng thời làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, đó là ngợi ca những con người lao động bình thường mà đáng quý.

Anh thanh niên là nhân vật chính nhưng không xuất hiện với một cách trực tiếp mà xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe với ông họa sĩ và cô gái khi họ nghỉ ngơi trên dọc đường. Nhân vật hiện lên tự nhiên, chân thực, khách quan qua cái nhìn nhận và đánh giá của nhân vật khác. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và ông họa sĩ tuy ngắn ngủi nhưng người đọc đủ cảm nhận sâu sắc hoàn cảnh sống, làm việc và những phẩm chất tốt đẹp của  anh. Anh  thanh niên được gọi một cái tên vô cùng đặc biệt là người "cô đồng nhất thế gian". Khi hoàn cảnh sống của anh chỉ quanh năm suốt tháng bốn bề là cỏ cây, mây núi. Công việc của anh là đo gió, đo mưa đo nắng. Công việc đòi hỏi có sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt nơi đây còn có thời tiết rất khắc nghiệt. Thế nhưng anh không hề cảm thấy buồn tẻ chán nản mà rất có trách nhiệm.

Anh coi công việc là người bạn đồng hành với mình trong cuộc sống. Đối với anh hạnh phúc là được cống hiến tận tụy với công việc. Anh rất tự hào khi mình đã góp phần thắng lợi vào đất nước trong kháng chiến chống Mỹ. Chính những suy nghĩ và thái độ sống tích cực đã giúp anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và công việc của mình.

Trong giao tiếp với mọi người, anh toát lên một phong cách đẹp, một nét đẹp trong từng cử chỉ. Hành động và lời nói khiêm tốn, chu đáo và lịch sự. Anh tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe bị ốm, tặng hoa và tặng trứng cho cô kỹ sư nông nghiệp và ông họa sĩ già. Anh thanh niên chính là hình ảnh tiêu biểu, đại diện cho những con người ở Sapa, là chân dung của người lao động mang trong mình sự hiểu biết tri thức, sống tận tụy với công việc.

Bên cạnh hình ảnh anh thanh niên, ta còn thấy những người lao động khác. Họ cũng có một lối sống đẹp, sự cống hiến thầm lặng trong công việc, làm giàu đẹp cho quê hương, đất nước. Đó là ông kỹ sư nông nghiệp, anh kỹ sư nghiên cứu bản đồ sét. Tất cả những con người ấy đều cần cù lao động, chịu thương, chịu khó với một sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, có tinh thần trách nhiệm với sự phát triển của đất nước quê hương.

Bên cạnh đó ta còn thấy vai trò của những nhân vật phụ như bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư nông nghiệp. Đây là những nhân vật có vai trò không thể thiếu trong diễn biến cốt truyện. Nhờ có bác lái xe mà diễn biến chuyển được mở một cách tự nhiên. Đây chính là cầu nối gặp gỡ giữa người miền xuôi với người miền ngược, tạo nên cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị. Ông họa sĩ chính là sự hóa thân của nhà văn khi phát hiện ra chân lý của nghệ thuật và cảm hứng. Còn cô kỹ sư chính là ảnh của thế hệ trẻ tràn đầy nhiệt huyết. Cô đã tìm được nguồn động lực trong công việc của mình, từ đó vững tin hơn trong cuộc sống với sự lựa chọn nghề nghiệp,

Chuyện đã xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên. Tác phẩm có sự kết hợp giữa trữ tình và bình luận. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần thành công của truyện.

Đọc Lặng lẽ Sa Pa ta thấy nổi bật lên trên những hình ảnh núi rừng hùng vĩ là những con người luôn cần mẫn lao động và cống hiến hết mình cho tổ quốc.

(link: https://luatminhkhue.vn/phan-tich-truyen-ngan-lang-le-sa-pa-cua-nguyen-thanh-long.aspx)

19 tháng 1

Theo mình thấy thì nó rất tiện ích,có thề trả lời câu hỏi do mọi người đưa ra cũng để củng cố kiến thức và giúp mọi người,có thể hỏi bài và luôn có các bạn học sinh nhiệt tình giúp đỡ và luôn có các cô giáo hết mình giúp đỡ và trả lời các câu hỏi do mọi người đưa ra.Tóm lại là rất tiện lợi.  (❤ ω ❤)(❤ ω ❤)(❤ ω ❤)

Ca dao dân ca phản ánh đời sống, tình cảm, tư tưởng của con người, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Vì là sản phẩm có tính truyền miệng nên ở mỗi địa phương sẽ có những dị bản. Bài viết này chúng tôi sẽ báo cáo về việc sưu tầm một số dị ca dao vẫn tồn tại ở địa phương các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

     Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là những sản phẩm của người lao động. Được hình thành từ thời xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tình cảm đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta. Tính dị bản là một trong những đặc điểm thú vị của ca dao, cho nên mới có tình trạng cùng là một bản nhưng câu chữ có thể khác nhau, tuy nhiên nội dung thì không thay đổi.

      Bài nghiên cứu tập trung khai thác và phân tích một số dị bản của các ca dao nhằm có cơ sở đối chiếu, so sánh. Từ đó thấy được sự phong phú, đặc sắc của ca dao cũng như sự biến hoá tài tình của nhân dân ta trong việc lựa chọn câu chữ để thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm.

      Hẳn nhiều người đều biết đến bài ca dao “Tát nước đầu đình” một trong những bài ca dao rất hay, sâu sắc. Đây là bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, chàng trai tỏ tình với người con gái thông qua chuyện vá áo, khâu áo. Với bài ca dao này người ta tìm thấy với hai dị bản. Bản ở Phú Yên không nói đến lợn mà nói đến heo; không nói từ khâu mà nói từ vá, không “giúp đôi chăn” mà “giúp đôi áo”, không “đèo buồng cau” mà “đèo bông tai”,... Tính dị bản khiến mỗi bài ca dao mang đậm đặc trưng của vùng miền, thể hiện được sự phong phú và tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của nhân dân ở từng địa phương.

      Trong kho tàng ca dao dân ca còn có rất nhiều nhưng dị bản khác, chẳng hạn trong bài ca dao:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về kinh ăn cá về đồng ăn cua

Lại có một dị bản khác:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về bưng ăn ốc về đồng ăn cua

      Chúng ta không bàn đến câu nào đúng, câu nào sai vì ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng khác nhau. Quê anh có sông thì quê tôi có rạch, quê anh nhiều cá thì quê tôi nhiều ốc. Tôi thuận theo đặc trưng của quê tôi để viết, chẳng ai cấm cản được. 

      Trong chùm ca dao châm biếm cũng ghi nhận rất nhiều những bài ca dao biến thể, chẳng hạn:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo

Thì lại có dị bản khác:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp sờ mông con mèo

      Tuy khác nhau ở các từ ngữ nhưng về nội dung cơ bản thì vẫn giống nhau, vẫn là để phê phán những ông chồng vô tích sự, không làm nên trò trống gì trong xã hội, không giúp được gì cho gia đình, mọi công việc đều đổ dồn lên đầu người phụ nữ. Chùm ca dao than thân, trách phận với motip quen thuộc như thân em, chiều chiều cũng ghi nhận khá nhiều các bài ca dao dân ca có các dị bản khác nhau như:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 

Thành:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền

      Chúng ta thấy vế đầu tiên của bài ca dao vẫn giữ nguyên, chỉ khác ở câu thơ thứ hai. Từ “trông về quê mẹ…” sửa thành “mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền”, ý tứ của bài ca dao thứ hai có vẻ thời đại hơn, trần tục hơn, có lẽ nó ra đời sau, dựa trên sự cải biên của bài ca dao một.

      Một số bài ca dao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng có các dị bản khác như:

                          Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về thành “dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”

      Còn rất nhiều các bài ca dao có những dị bản hay mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa nghiên cứu được. Có thể nói tính dị bản là một trong những nét đặc sắc của ca dao dân ca Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt Nam chung. Dị bản không chỉ xuất hiện trong ca dao, tục ngữ mà còn có trong truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn,… Việc tiếp tục triển khai các bài nghiên cứu về tính dị bản trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tính phong phú, sinh động của thể loại văn học truyền miệng này. Từ đó  có cơ sở để khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó.

 

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người thanh niên đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược,...
Đọc tiếp

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người thanh niên đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

nêu tác dụng biện pháp tu từ được dùng trong đoạn trích

0
28 tháng 1

BPTT: Ẩn Dụ hình tượng *Thuyền* *Bến*

Tác dụng: Thuyền chỉ người con trai,Bến chỉ người con gái làm cho câu văn thêm sinh động gợi ra trước mắt con người đọc hình ảnh nỗi nhớ của người con gái khi lấy chồng xa nhà , xa quê hương của mình

chép xong giúp mình một trái tim nhỏ nhébanhqua

19 tháng 1

Chào em, đó là nhân vật Lão Hạc chứ không phải Lão Hạt nhé!

19 tháng 1

bạn ghi sai lỗi chính tả rồi kìa!

tại vì đây là một cái tên do họ đặt

Nhân vật Lợi trong "Tuổi thơ tôi" được coi là trùm sò của lớp. Bất cứ ai muốn nhờ Lợi giúp đỡ đều phải bỏ ra một khoản cho Lợi vì vậy các bạn trong lớp đều có ác cảm với Lợi. Nhưng sự việc con dế chết đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của mọi người về Lợi. Lợi đem chú dế tội nghiệp đi chôn cất một cách cẩn thận. Có thể nói nếu nhìn bề ngoài đánh giá, Lợi có thể là đứa ích kỉ chỉ biết thu lợi cho bản thân mình. Song Lợi lại là người giàu tình yêu thương và lòng nhân ái hơn bất cứ ai. 

20 tháng 1

Trong truyện “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, tôi rất yêu thích nhân vật Lợi. Câu chuyện về Lợi được kể lại qua dòng hồi tưởng của “tôi” khi đang tại quán Đo Đo, tình cờ nghe thấy tiếng dế kêu. Cậu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, đặc biệt là về cậu bạn tên Lợi. Cậu được coi “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, luôn chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Nếu ai muốn nhờ cậu giúp đỡ đều phải có chiến lợi phẩm kèm theo. Bởi vậy mà bạn bè đều không thích cậu. Chúng ta dường như bắt gặp chính mình ở Lợi. Một tình huống thú vị xảy ra khiến cho tôi hiểu khá bất ngờ về nhân vật này. Lợi có được một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Đám bạn trong lớp vì ghen tị nên đã bày trò khiến con dế bị thầy giáo tịch thu. Vô tình chiếc cặp sách của thầy đè lên hộp dế làm con dế chết. Lợi đã rất buồn bã, cậu khóc rưng rức. Chi tiết này cho thấy Lợi là một cậu bé sống tình cảm, giàu tình yêu thương, đặc biệt với động vật. Đến cuối truyện, Lợi còn đem chú dế tội nghiệp đi chôn. Tất cả bạn bè, ngay cả thầy Phu - người đã vô tình làm chú dế bị chết cũng đến. Tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh Lợi cẩn thận để chú dế vào “hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh những sợi lá cuối tước mảnh”. Lợi hiện lên thật hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng giàu tình cảm.