K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu 9. Nhận định nào không chính xác khi nói về các trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc?A.   Các trung tâm công nghiệp với quy mô rất lớn đều tập trung ở ven biển.B.   Urumsi là trung tâm công nghiệp quan trọng ở miền Tây Trung Quốc.C.   Công nghiệp đóng tàu phân bố ở Thượng Hải, Phúc Châu và Quảng Châu.D.   Các trung tâm công nghiệp tập trung nhiều ở miền Đông Trung Quốc.Câu 10. Ở Trung Quốc, ngành chăn nuôi cừu phân bố...
Đọc tiếp

câu 9. Nhận định nào không chính xác khi nói về các trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc?

A.   Các trung tâm công nghiệp với quy mô rất lớn đều tập trung ở ven biển.

B.   Urumsi là trung tâm công nghiệp quan trọng ở miền Tây Trung Quốc.

C.   Công nghiệp đóng tàu phân bố ở Thượng Hải, Phúc Châu và Quảng Châu.

D.   Các trung tâm công nghiệp tập trung nhiều ở miền Đông Trung Quốc.

Câu 10. Ở Trung Quốc, ngành chăn nuôi cừu phân bố rộng rãi ở

A.   Hoa Trung.

B.   Miền Tây.

C.   Hoa Bắc.

D.   Hoa Nam

Câu 11. Trung tâm công nghiệp quan trọng ở đồng bằng  Đông Bắc Trung Quốc là

A.   Thiên Tân

B.   Bao Đầu

C.   Cáp Nhĩ Tân.

D.   Bắc Kinh.

Câu 12. Sản lượng nông sản nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới

A.   Thịt lợn.

B.   Củ cải đường.

C.   Mía.

D.   Thịt trâu.

Câu 13. Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam Trung Quốc là do

A.   khí hậu đa dạng từ gió mùa cận nhiệt đến gió mùa ôn đới.

B.   khí hậu ôn đới gió mùa, đất hoàng thổ màu mỡ.

C.   mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất hoàng thổ màu mỡ.

D.   khí hậu cận nhiệt gió mùa, đất phù sa màu mỡ.

Câu 14. Thế mạnh nào sau đây giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

A.   Khoa học công nghệ hiện đại.

B.   Thực hiện chính sách công nghiệp mới.

C.   Chính sách mở cửa.

D.   Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.

Câu 15. Lãnh thổ Trung Quốc nằm chủ yếu ở khu vực nào của châu Á?

A.   Đông Á.

B.   Đông Bắc Á.

C.   Đông Nam Á.

D.   Trung Á.

Câu 16. Trung Quốc không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?

A.   Nhật Bản.

B.   Ấn Độ.

C.   Triều Tiên.

D.   Mianma.

Câu 17. Đồng bằng Hoa Nam của Trung Quốc có khí hậu là

A.   ôn đới lục địa.

B.   ôn đới gió mùa.

C.   cận nhiệt gió mùa.

D.   cận nhiệt lục địa.

Câu 18. Dãy núi cao và đồ sộ nhất trên thế giới ở Trung Quốc là

A.   Côn Luân.

B.   Thiên Sơn.

C.   Nam Sơn.

D.   Himalaya.

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau giữa tự nhiên miền Đông và miền Tây Trung Quốc

A.   Miền Tây là thượng nguồn các con sông lớn chảy về phía Đông.

B.   Miền Tây ít mưa còn miền Đông mưa nhiều.

C.   Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây là núi và cao nguyên.

D.   Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

Câu 20 Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dân cư miền Tây của Trung Quốc thưa thớt?

A.   Công nghiệp kém phát triển, nông nghiệp chủ yếu.

B.   Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

C.   Địa hình đồi núi hiểm trở khó đi lại.

D.   Tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực.

Câu 21. Vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với dân số Trung Quốc hiện nay là

A.sự tăng trưởng nhanh của dân số.

B.sự mất cân bằng trong cơ cấu giới tính.

     C.xu hướng gà hóa của dân số.

D.sự phân bố không hợp lí trong dân số.

Câu 22. Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của miền Tây ở Trung Quốc là

A.   Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản.

B.   Rừng và cac khoáng sản kim loại màu.

C.   Các đồng bằng phù sa màu mỡ, bờ biển dài.

D.   Rừng, đồng cỏ và khí hậu ôn đới gió mùa.

Câu 23. Từ 1994, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng vì đó là những ngành

A.   có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân.

B.   tạo động lực cho nền kinh tế đất nước đi lên.

C.   giải quyết phần lớn việc làm với nguồn lao động trong nước.

D.   tạo cơ sở để thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài.

Câu 24. Ở Trung Quốc, củ cải đường được trồng nhiều ở đồng bằng

A.   Hoa Nam.

B.   Hoa Trung.

C.   Hoa Bắc.

D.   Đông Bắc.

Câu 25. Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất ở vùng Hoa Bắc của Trung Quốc là

A.   Bắc Kinh.

B.   Thiên Tân

C.   Bao Đầu

D.   Thượng Hải.

Câu 26. Đây không phải là biện pháp cải cách trong nông nghiệp ở Trung Quốc.

A.   Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

B.   Giao quyền sử dụng đất cho nông dân, miễn thuế.

C.   Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.

D.   Đưa kĩ thuật mới, phổ biến giống mới vào sản xuất.

Câu 27. Loại cây nào là nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam

A.   Củ cải đường.

B.   Lúa gạo.

C.   Lúa mì.

D.   Thuốc lá.

Câu 28. Cừu được nuôi rộng rãi ở miền Tây Trung Quốc là do

A.   địa hình hiểm trở với các dãy núi cao và các sơn nguyên đồ sộ.

B.   có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.

C.   có nhiều đồng cỏ và khí hậu ôn đới lục địa khô hạn.

D.   khí hậu đa dạng từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.

 

Câu 29.Dân tộc nào sau đây đông nhất ở Trung quốc?

A. Hán.                B. Choang.                     C. Duy Ngô Nhĩ.            D. Tạng.

Câu 30. Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là

A. Hồng Công và Thượng Hải.                            B. Hồng Công và Ma Cao.

C. Hồng Công và Quảng Châu.                            D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 31. Rừng và đồng cỏ phân bố chủ yếu ở miền nào sau đây của Trung Quốc?

A. Đông.                        B. Tây.                 C. Nam.                D. Bắc.

Câu 32. Diện tích của Trung Quốc lớn thứ tư trên thế giới sau các quốc gia nào?

A. Nga, Canada, Hoa Kỳ.                                    B. Nga, Brazil, Hoa Kỳ.

C. Nga, Canada, Ấn Độ.                                                D. Nga, Brazil, Ấn Độ.

Câu 33. Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

A. Khí hậu ôn đới lục địa.                                    B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới gió mùa.                                  D. Khí hậu ôn đới hải dương.

Câu 34. Cây trồng nào sau đây phát triển mạnh ở đồng bằng Đông Bắc của Trung Quốc?

A. Lúa mì, đỗ tương, mía                                     B. Lúa mì, ngô, củ cải đường.

C. Lúa gạo, mía, chè.                                                      D. Lúa gạo, chè, bông.

Câu 35. Ranh giới  tự nhiên phân chia lãnh thổ Trung Quốc thành miền Đông và miền Tây là

A. kinh tuyến 950 Đ.                                               B. kinh tuyến 1050 Đ.     

C.kinh tuyến 1000 Đ.                                              D.kinh tuyến 1100 Đ.

Câu 36. Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

A. Thay đổi cơ chế quản lý.                                                                        B. Thực hiện chính sách mở cửa.

C. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.                  D. Ưu tiên phát triện công nghiệp truyền thống.

Câu 18. Phía đông Trung Quốc giáp với đại dương nào sau đây ?

A. Đại Tây Dương.     B. Ấn Độ Dương.    C. Thái Bình Dương.   D. Bắc Băng Dương.

Câu 37. Nguyên nhân nào sau đây làm cho bình quân lương thực  theo đầu người của Trung Quốc thấp?

A. Sản lượng lương thực thấp.                    B. Nông nghiệp không được chú trọng.

C. Thiên tai, mất mùa.                                                             D. Do dân số quá  đông.

Câu 38. Đồng bằng Hoa Nam ở miền Đông Trung Quốc có kiểu khí hậu nào

   A. cận nhiệt gió mùa.                                                                                                  B. ôn đới gió mùa

   C. ôn đới lục địa                                                                                                                   D. ôn đới hải dương

Câu 39.Sông nào sau đây bồi đắp nên đồng bằng Hoa Trung của Trung Quốc

   A. Trường Giang                                                                                                                           B. Hoàng Hà

   C. Hắc Long Giang                                                                                                               D. Tây Giang

Câu 40. Đồng bằng nào sau đây ở Trung Quốc thường bị ngập lụt vào mùa Hạ

   A. Hoa Bắc                                                                                                                  B.Hoa Trung

   C. Hoa Nam                                                                                                                D. Đông Bắc

Câu 41. Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia

   A. 10                                                                                                                 B.8

   C. 11                                                                                                                 D. 9

Câu 42. Đâu không phải là một quốc gia Đông Nam Á lục địa

   A. Việt Nam                                                                                                                B.Thái Lan

   C. Lào                                                                                                                                   D.Bru- nây

Câu 43. Đông Nam Á là cầu nối giữa các  châu lục nào sau đây

   A. Á-Âu và Phi                                                                                                                     B.Á-Âu và Ôx-trây-li-a

   C.Á-Âu và Bắc Mỹ                                                                                                     D. Phi và Nam Mỹ

Câu 44. Đông Nam Á nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây

A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương                                                                                                           

B.Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

C.Nam Băng Dương và Đại Tây Dương                                                                                                    

D.Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

Câu 45 Đâu không phải là một quốc gia Đông Nam Á biển đảo

   A. Phi lip pin                                                                                                                                           B.Thái Lan

   C. Xin-ga-po                                                                                                                                                     D.Bru- nây

Câu 46.Đảo có diện tích lớn nhất của Đông Nam Á

   A. Phú Quốc                                                                                                                                            B.Gia-va

   C. Ca-li-man- tan                                                                                                                           D.Lu-xôn

Câu 47. Đâu không phải là một đặc điểm dân số Đông Nam Á

   A. thưa dân                                                                                                                 B.mật độ dân số cao

   C. gia tăng tự nhiên giảm                                                               D.phân bố ven biển

Câu 48. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á phần lớn dân cư theo đạo Hồi

   A. Việt Nam                                                                                                                B.Thái Lan

   C. Lào                                                                                                                                   D.In-đô-nê -xi-a

 

Câu 49. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á coa dân số đông nhất

   A. Việt Nam                                                                                                                                  B.Thái Lan

   C. Phi lip pin                                                                                                                        D.In-đô-nê -xi-a

 

Câu 50. Đâu không phải một khu vực có dân cư tập trung đông  ở Đông Nam Á?

   A. Ven biển                                                                                                       B.các vùng núi cao

   C. các đồng bàng phù sa                                                      D.các đô thị lớn

 

Câu 51. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á có sản lượng thủy sản đánh bắt nhiều nhất (2003)

   A. Việt Nam                                                                                                                B.Thái Lan

   C. Lào                                                                                                                                   D.In-đô-nê -xi-a

Câu 52. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á có sản lượng lúa gạo xuất khẩu lớn nhất khu vực

   A. Việt Nam                                                                                                                B.Thái Lan

   C. Lào                                                                                                                                   D.In-đô-nê -xi-a

Câu 53. Đâu là một nhận xét không đúng về ngành chăn nuôi  ở Đông Nam Á

   A. có đàn gia súc, gia cầm khá lớn                                       B.là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp

   C. phát triển ở nhiều nước                                                                       D.Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Thái Lan....

Câu 54. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á trồng  hồ tiêu nhiều nhất

   A. Việt Nam                                                                                                                B.Thái Lan

   C. Lào                                                                                                                                   D.In-đô-nê -xi-a

Câu 55.Các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Á chủ yếu để

   A. Xuất khẩu                                                                                                    B.Tiêu thụ trong khu vực

   C. chế biến đồ uống                                                                                 D.phục vụ cho chăn nuôi

0
20 tháng 4 2022

1. Vì nếu không khai thác tài nguyên cẩn thận thì sẽ không còn tài nguyên

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
20 tháng 4 2022

Chưa đủ ý câu 1. Bạn thử lại nhé!

5 tháng 4 2022

Tham khảo

 

- Tăng cường liên kết với nước ngoài.

- Hiện đại hóa thiết bị.

- Chuyển giao công nghệ.

- Đào tạo kĩ thuật cho lao động.

- Phát triển các mặt hàng xuất khẩu.

- Tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Tình hình phát triển

Cơ cấu: đa dạng.

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Xuất khẩu.

+ Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp

 



 

5 tháng 4 2022

Tham khảo

 

- Tăng cường liên kết với nước ngoài.

- Hiện đại hóa thiết bị.

- Chuyển giao công nghệ.

- Đào tạo kĩ thuật cho lao động.

- Phát triển các mặt hàng xuất khẩu.

- Tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Tình hình phát triển

Cơ cấu: đa dạng.

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Xuất khẩu.

+ Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp

5 tháng 4 2022

refer

Một số nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam:

- Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình).

- Nhà thờ Phú Nhai (Nam Định).

- Nhà thờ Phủ Cam (Thừa Thiên Huế).

- Nhà thờ Chánh toà Đà Nẵng.

- Nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh).

29 tháng 3 2022

d.Điện tử

Giai đoạn

Đặc điểm

Nguyên nhân

Kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2

Suy sụp.

Chiến tranh tàn phá.

1950 – 1973

Phát triển thần kì.

Chính sách kinh tế đúng đắn:

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung phát triển các ngành then chốt.

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

1973 – 1974 và

1979 – 1980

Khủng hoảng.

Khủng hoảng dầu mỏ

1986 – 1990

Tăng trưởng khá

Điều chỉnh chiến lược.

 

1991 – nay

Tăng trưởng chậm lại.

Do sự cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi.

 

25 tháng 3 2022

tham khảo

 

Vào tháng 3/2021, hơn 200 tàu dân quân của Trung Quốc tập trung ở khu vực Đá Ba Đầu thuộc nhóm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa. Sự hiện diện của các con tàu nhắc nhở nhân loại về ý đồ của Trung Quốc muốn thâu tóm phi pháp hầu hết Biển Đông trong cái mà họ gọi đường 9 đoạn, coi đây là lãnh thổ của họ.

Giới chức Philippines đã lên tiếng báo động về các động thái của Trung Quốc và nhắc lại phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ tính pháp lý trong các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển này. Nhưng Trung Quốc bất chấp tất cả, tiếp tục củng cố sự hiện diện phi pháp của mình ở nhiều nơi thuộc Biển Đông, từ đó làm tăng nguy cơ nổ ra xung đột vũ trang. Ít nhất một nhà phê bình của Mỹ đã cảnh báo về nguy cơ chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ảnh minh họa về đáy biển. (Nguồn: NS Energy).

Ảnh minh họa về đáy biển. (Nguồn: NS Energy).

Một trong các vấn đề nổi bật nhất là quyền được tiếp cận một cách tự do và không giới hạn đối với các vùng biển quốc tế và các tuyến hàng hải chạy qua đó. Các vấn đề này có tầm quan trọng lớn lao và thu hút sự chú ý của các lực lượng hải quân lớn nhất thế giới. Sự hiện diện của riêng hải quân Trung Quốc đã lên tới mức độ kỷ lục và họ vẫn có kế hoạch mở rộng hiện diện hơn nữa. Mỹ cũng gia tăng hiện diện hải quân của họ ở khu vực này. Tổng thống Joe Biden đã gửi đi tín hiệu về ý đồ của ông trong việc duy trì hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Liên minh châu Âu đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của họ, trong đó nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận tự do và mở đối với các vùng biển và tuyến thương mại quốc tế. Anh Quốc cũng đang gửi một hạm đội tàu chiến tới vùng này, hạm đội lớn nhất mà nước này từng triển khai kể từ cuộc chiến Malvinas/Falkland năm 1982. Tất cả đều là điềm báo về một kịch bản chiến tranh trong khu vực.

Tuy nhiên thủ thuật của Trung Quốc rất tinh ranh. Họ chỉ xác lập dần sự hiện diện và ảnh hưởng trong khu vực theo chiến thuật “lá bắp cải” quanh các vị trí ở xa trong khi bác bỏ các giải pháp pháp lý. Họ chủ động dùng cách tiếp cận từ từ để tránh xung đột quy mô lớn. Có thể gọi đây là sự trì hoãn chiến lược. Dự kiến Trung Quốc sẽ tiếp tục chiêu thức này trong tương lai gần, áp dụng chiến thuật “vết dầu loang” để mở rộng tầm vươn ở Biển Đông.

Trung Quốc khát tài nguyên chiến lược ở đáy Biển Đông để duy trì sức mạnh

Trung Quốc có nhiều lý do để thôn tính Biển Đông, trong đó có một động cơ đáng lưu ý liên quan đến những thứ có ở trên bề mặt đáy biển.

Trung Quốc hiện đang hùng hổ cạnh tranh với các cường quốc tầm cỡ toàn cầu khác trong cuộc đua kinh tế vĩ đại của thế kỷ 21: Chinh phục thị trường năng lượng sạch thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Trung Quốc không úp mở về ý đồ trở thành nước tiên phong trong sản xuất các loại pin đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai, tiếp năng lượng cho các thiết bị điện tử tối tân dùng để giao tiếp và kinh doanh, với tiềm năng giảm biến đổi khí hậu. Đồng thời, Trung Quốc đang phấn đấu để trở thành nhà sản xuất hàng điện tử hiện đại hàng đầu thế giới. Với kế hoạch “Made in China 2025”, Trung Quốc ưu tiên các ngành sản xuất bán dẫn, công nghệ hàng không vũ trụ, và robot học.

Trong khi đó, để sản xuất các loại pin và các thiết bị điện tử tiên tiến này không thể thiếu đất hiếm. Việc tiếp cận nguồn cung đất hiếm phong phú sẽ đóng vai trò thiết yếu đối với sự tăng trưởng không giới hạn của các ngành trên trong các năm tới.

Theo nghiên cứu của Mỹ¸ một mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc là duy trì sức mạnh của họ trên thị trường đất hiếm. Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đã thống trị thị trường sản xuất và xuất khẩu đất hiếm. Trung Quốc vẫn thường sản xuất trên 90% lượng đất hiếm được tiêu thụ trên thế giới, quốc gia này có sức mạnh thị trường để kiểm soát giá và số lượng các mặt hàng thiết yếu này. Tương tự như Saudi Arabia có thể chi phối thị trường dầu thế giới, Trung Quốc có khả năng hạn chế hoặc mở rộng việc xuất khẩu đất hiếm để duy trì mức giá và mức cung mà họ mong muốn.

Vậy vai trò của Trung Quốc trong thị trường đất hiếm thì có liên quan gì đến chính trị Biển Đông?

Trung Quốc hiện đang đối diện với 2 mối đe dọa tiềm tàng đối với việc cung cấp đất hiếm. Thứ nhất, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc phát triển và giới trung lưu nước này ngày càng mở rộng, chính phủ Trung Quốc có khả năng dự tính đến sự cạn kiệt các mỏ đất hiếm lớn trên đất liền ở nước này. Thứ hai, Trung Quốc đã bổ sung thành công nguồn cung đất hiếm thô từ những nước như Congo nhưng sự ổn định dài hạn trong việc tiếp cận các nguồn cung từ bên ngoài vẫn là một dấu hỏi.

Trước các mối đe dọa này, Trung Quốc đã bắt đầu nhìn ra biển để tìm cách bổ sung nguồn cung đất hiếm. Đáy Biển Đông chứa đựng nhiều khoáng sản gọi là kết hạch mangan. Trung Quốc đã phát triển công nghệ khai khoáng biển sâu tiên tiến nhất thế giới và sở hữu năng lực vô song của mình trong khai thác các kết hạch mangan và đất hiếm chứa trong đó. Trước các quy định mới về khai thác do Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế đặt ra, Trung Quốc thấy cách tốt nhất để đảm bảo việc tiếp cận ổn định các khoáng sản đáy biển và nguồn cung đất hiếm ở ngoài khơi là... biến các vùng biển này thành của họ.

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc hiện nay không như thời Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh khốc liệt về công nghệ, quân sự, và ý thức hệ. Nhưng hai bên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhau về kinh tế. Đối đấu Mỹ-Trung do vậy không thể như thời Chiến tranh Lạnh trước đây.

Bài học do Trung Quốc rút ra về đất hiếm

Nhưng nếu mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát nguồn cung và giá cả đất hiếm trong ít nhất 1/4 thế kỷ nữa thì việc phát động một cuộc chiến là phản tác dụng. Trung Quốc thực tế đã khá quen thuộc với các giới hạn trong sức mạnh thị trường hiện nay của họ đối với đất hiếm.

Hồi năm 2010, tuần duyên Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá của Trung Quốc dùng lưới kéo. Sau đó, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm lên việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản cũng như hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm tới phần còn lại của thế giới. Giá đất hiếm trên thế giới liền tăng vọt, thậm chí tới 2.000%.

Việc tăng giá và giảm nguồn cung đất hiếm đã thu hút thêm các bên nhảy vào lĩnh vực này. Bộ Quốc phòng Mỹ đã mở một cuộc điều tra về sự phụ thuộc vào khoáng sản Trung Quốc, và thế rồi có hàng chục hãng tư nhân bước chân vào thị trường này.

Trong cuộc “Khủng hoảng Đất hiếm 2010-2012”, Trung Quốc nhận ra rằng việc giới hạn nguồn cung hoặc tăng giá đất hiếm quá nhiều sẽ làm xói mòn vị thế của chính họ trên thị trường này. Đến năm 2014, Trung Quốc dỡ bỏ hạn ngạch, khôi phục việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, và giá đất hiếm giảm xuống. Các nhân tố mới trong thị trường đất hiếm biến mất dần nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện trở lại.

Sau khi đã rút ra bài học đó, Trung Quốc xác định mục tiêu không phải là triển khai sức mạnh thị trường của họ để làm xói mòn sự tiếp cận của thế giới đối với đất hiếm. Thay vào đó, Trung Quốc được dự báo sẽ nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp đất hiếm ổn định cho thị trường nội địa trong khi tiếp tục thống trị thị trường đất hiếm toàn cầu.

Nếu Trung Quốc đảm bảo đất hiếm phong phú và giá rẻ cho chính nhu cầu sản xuất của họ thì họ sẽ ở vị trí thuận lợi để đạt được các mục tiêu kinh tế đầy tham vọng trong các năm tới đây. Lợi nhuận thu được từ thị trường đất hiếm toàn cầu sẽ hỗ trợ Trung Quốc trong việc trợ cấp cho nhu cầu nội địa./.