Biểu cảm về 1 câu ca dao ( tự làm)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Lá lành đùm lá rách
2.Chết cẩ đống còn hơn sống 1 người
3.Một con ngựa đâu,cả tàu bỏ cỏ
4.Ngựa chạy có bầy,chim bay có bạn
lá lành đùm lá rách
chị ngã e nâng
thương người như thể thương thân
nhường cơm sẻ áo
1 nắm khi đói = 1 gói khi no
chia ngọt sẻ bùi
máu chảy ruột mềm
Tùng...Tùng...Tùng...Tiếng trống trường vang lên thật giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã (câu đặc biệt) đến. Các bạn học sinh từ các dãy nhà tầng ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Trên sân trường đông vui nhộn nhịp ấy, các bạn học sinh chơi đủ thứ trò chơi. Từ nhảy dây (câu có trạng ngữ) cho đến đá cầu. Nhưng đâu phải cứ ra chơi là ai cũng xuống sân, vẫn có những bạ đứng câu đặc biệt trên ban công. Tán gẫu và vui đùa.
Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dưng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.
Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Điều này đã để lại hậu quả gì?
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
HOK TỐT nèk
a. Điệp từ "nhớ" được nhắc lại 5 lần trong 4 câu thơ khẳng định nỗi nhớ quê hương da diết của người con đi xa.
b. Điệp cấu trúc "Bác là...", điệp từ Bác, Người - đưa ra những nhận định về Hồ Chí Minh, khẳng định vai trò to lớn của Người với dân tộc Việt Nam.
c. Điệp từ "sáo kêu" nhấn mạnh những sắc thái âm thanh của tiếng sáo.
Một chú ong mê mải hút nhụy hoa, không hay biết trời đang sập tối, ong không về nhà được. Sớm hôm sau, khi trở về gặp các bạn, ong đã kể lại câu chuyên nó xa nhà đêm qua.
Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyên của chú ong xa nhà đó.
GỢI Ý
-Phần mở đầu nói về tình huống xảy ra câu chuyên (như đề bài cho)
-Phần chính: nói về những sự việc may mắn, những lực lượng hỗ trợ, giúp ong nghỉ ngơi qua đêm: bông hoa mời ong chui vào giữa cánh và khép lại thành ngôi nhà cho ong ngủ. Hoặc nói về những khó khăn thử thách đối với ong khi trời tối, đêm về: Ong bơ vơ không có chỗ ngủ, đến trú tạm ở đâu đó nhưng lại bị kẻ khác quấy rầy, đe dọa.
-Phần kết thúc: Bộc lộ thái độ biết ơn của ong đối với người đã giúp đỡ mình hoặc lúc ong vượt qua thử thách rồi bay về nhà khi trời sáng. Chú ý làm rõ ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bông hoa; bài học về ý chí và nghị lực vượt qua thử thách của bạn ong.
Hôm ấy, sau khi đưa chuyến mật cuối cùng về nhà, làm hết nhiệm vụ mẹ đã phân công trong ngày cho anh em chúng tôi, mọi người xúm lại và trên cái thảm đỏ mượt như nhung của một nhánh hoa, tôi bèn kể lại câu chuyện đã xảy ra từ ba hôm trựớc với mình.
Buổi sáng hôm ấy, trời u ám làm sao, mới tinh mơ mọi người đã đánh thức tôi dậy. Mẹ bảo: “Hôm nay các con hãy chăm chỉ hơn, chỉ cần lấy một nửa số phấn mật như ngày hôm qua rồi về nghỉ sớm vi trời có thể mưa đấy”. Tôi bèn uể oải bò ra khỏi tổ. Đáng lẽ tôi phải đi theo hướng dẫn đường của ong trinh sát nhưng tôi cứ mắt nhắm mắt mở nhằm một hướng về phía rung già mà bay tứi, nhưng tìm kiếm hoài mà vẫn không thấy một bông hoa nào cả. Nhìn mấy chú bướm vàng rập rờn bay trên bờ suối, tôi cũng bắt chước múa lượn và rong choi theo bọn họ. Một lúc sau, thấy đói bụng, tôi nghĩ sẽ về tổ đánh chén một bữa cho thỏa thuê. Cũng may cho tôi, nhè lúc bác canh cửa sơ ý, tôi lén vào trong. Đang ăn nửa chừng, tôi bị lôi xềnh xệch ra cửa và lập tức bị cảnh báọ ngay: “Này con ong kia, sao mày không đi kiếm mật mà còn ngồi đó, chuyên này mà mày không kiếm được mật thì liệu hồn đấy!”
Lần này thì tôi thất vọng thật sự, tôi lại bay đi. Một lúc sau thì trời cũng thương tình và phù hộ cho tôi nhìn thấy một bụi hoa, tôi bèn sà xuống, thò vòi vào bầu mật nhưng hõi ôi, cố gắng lắm tôi mói vét được chút ít còn lại. Tôi hấp tấp, mải mê đáp hết bông hoa này đến bông hoa khác và trời sập tối lúc nào cũng không hay, không biết.
Chao ôi, đó là một cái đêm thật kinh hoàng. Gió lạnh nổi lên, mưa như rây bột lất phất bay. Tôi cuống cuồng nhưng càng bay, tôi thấy mình như lạc vào noi xa lạ han. Những tiếng cú mèo ném vào đêm nghe sầu thảm vô cùng. Tiếng những con rắn lục huýt gió phun phì phì nghe lạnh cả người. Qua ánh sáng của những con đom đóm, tôi nhìn thấy một gốc cây tối om. Tôi lướt thướt và run rẩy chui vào nhưng đôi râu tinh nhạy đã báo cho tôi biết điều nguy hiểm trước mắt. Tôi nhìn thấy đôi mắt xanh lè của con tắc kè khổng lồ. Trời ơi, nếu mà nó phóng cái lưỡi dài thống của nó vào tôi thì coi như tôi đã nằm gọn trong bụng nó rồi. Tôi bay ra thì nghe một tiếng vỗ cánh xoay tít theo không gian. Tôi đuổi theo bỏi vì tôi nhận ra được tiếng họ hàng nhà tôi. Hắn ta cũng là một con ong lười biếng và bất hảo. Hắn rủ rê tôi làm nhiều trò mờ ám. Và cuối cùng hắn tinh ma chui vào tổ tò vò. Sau khi ấm cúng trong tổ, hắn bèn lên giọng, đại ca khuyên dạy tôi đủ điều như không nên ở tổ nửa, phải ra riêng sống tự lập. Nhưng vừa lúc đó, bất thần mấy mụ tò vò khệ nệ khiêng những đứa trẻ của họ nhà nhện đang lù lù tiến vào. Nhanh như chóp, tôi bèn nhảy đến núp sau lung tảng đất. Khi phát hiện ra đại ca, chứng bèn nhảy tói bắt và giết chết. Nhân cơ hội đó, tôi bèn chuồn ra ngoài và bỏ luôn ý định sống tự lập.
Thế rồi tai nạn qua khỏi, bình minh cũng đã lên. Tôi chỉ vẫy cánh mấy cái thì bỗng nhiên người tôi bay bổng lên trời và trong khoảnh khắc đã về đến tổ.
Vừa về đến nhà thì mọi người đã xúm quanh tôi để hỏi chuyện. Mẹ khuyên răn tôi và bảo rằng: “Các con hãy coi như đày là một bài học đầu tiên trên bước đường đòi của mình, các con phải cẩn thận, đừng để vấp phải nữa nhé”, nghe xong tôi hối hận lắm. Mặc dù vậy, mẹ vẫn âu yếm và thương yêu tôi như ngày nào. Mẹ dùng râu cọ vào râu của tôi, tất nhiên là hôm ấy, mẹ cho tôi nghỉ làm việc và còn cho tôi chén một bữa mật hoa no nê thỏa thích.
Trạng Ngữ chỉ thời gian:
-Mùa xuân, cây cối đâm chồi, nảy lộc.
Trạng Ngữ chỉ nơi chốn:
-Trong vườn, hoa đua nhau khoe sắc.
Trạng Ngữ chỉ mục đích:
-Để có thể giúp đỡ bố mẹ, Nam bất chấp mọi người phản đối quyết định đi làm thêm.
Trạng Ngữ chỉ cách thức:
-Với khả năng kì diệu mà tạp hóa ban cho, chẳng mấy chốc cậu ấy đã làm cho mọi vật bừng lên sức sống.
Trạng Ngữ chỉ phương tiện:
-Bằng khối óc và đôi bàn tay khéo léo, anh Nam đã sáng chế ra chiếc máy xay lúa cho nông dân.
Trạng Ngữ chỉ nguyên nhân:
-Nhờ những hành động bảo vệ môi trường của nhân loại, thế giới đang dần dần cân bằng trở lại.
Hình như bn hiểu lầm ý mk rồi.ý của mk là câu có cả trạng ngữ thời gian + mục đích ( cái câu e cx tương tự).Mong bn có thể hiểu rõ ý và giúp mk nhé.Thanks
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
a) Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. (rút gọn chủ ngữ)
Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng...(rút gọn chủ ngữ)
b) Điệp ngữ:"chưa ngủ"(điệp ngữ vòng)
Tác dụng: Nhấn mạnh về sự thao thức một đêm không ngủ của Người vì phải lo chuyện nước nhà.
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời
Bạn tham khảo link này
https://olm.vn/hoi-dap/detail/189755872460.html
Chúc bạn học tốt
Forever