K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 3

- Cách viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng: Đồng, Tháp Mười, Nước.

+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái và dấu chấm cuối câu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 3

- Học sinh luyện viết tên riêng: Mũi Né.

- Chú ý viết hoa các chữ cái M, N.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 3

Sắp xếp các ý theo trình tự bài đọc là:

1. Vai trò của những ngọn hải đăng.

2. Công việc của những người canh giữ hải đăng.

3. Ca ngợi những người canh giữ hải đăng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 3

- Những người canh giữ hải đăng phải làm việc vất vả: thay phiên nhau kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Có những đêm mưa gió, họ phải buộc dây bảo hiểm quanh người, trèo lên đỉnh cột đèn xem xét. Bất kể ngày đêm, mưa nắng trời yên biển lặng hay giông tố bão bùng, họ luôn sẵn sàng khắc phục mọi sự cố.

- Em cảm thấy rất khâm phục, biết ơn và tự hào về tinh thần yêu nước, yêu nghề của họ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 3

Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời nhưng khi năng lượng yếu thì phải lập tức thay thế bằng máy phát điện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 3

Lợi ích của những ngọn hải đăng là giúp tàu thuyền định hướng đi lại giữa đại dương.

12 tháng 3

TK:

Tỷ lệ từ Hán Việt trong tiếng Việt rất cao. Do hiện tượng gần âm đọc hoặc không nắm rõ nghĩa của từ, nhiều người thường sử dụng nhầm lẫn một số từ Hán Việt. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến.

1. Ca thán. Để chỉ việc “than thở và oán trách”, nhiều người dùng từ ca thán. Chẳng hạn: “Anh này suốt ngày chỉ biết ca thán”. Đây là cách dùng sai do thói quen nhưng lại rất phổ biến trong lời nói hằng ngày, thậm chí cả trên báo chí. Ca trong tiếng Hán có nhiều nghĩa nhưng không có nghĩa nào liên quan đến việc than thở, oán trách. Ca thán không có trong tiếng Việt. Từ đúng phải là ta thán. Đây là một từ ghép đẳng lập. Trong đó, ta 嗟 có nghĩa “than thở”; thán 嘆 có nghĩa “than, thở dài”.

2. Sát nhập. Để biểu đạt ý nghĩa “nhập vào với nhau làm một”, nhiều người hay dùng từ sát nhập. Ví dụ: “Từ nay, hai thôn Đông và Tây được sát nhập thành một”. Từ sát nhập này được ghi nhận trong một số từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, từ đúng phải là sáp nhập. Trong tiếng Hán không có từ sát nhập với nét nghĩa như trên; chỉ có sáp nhập, trong đó, sáp 插 có nghĩa là “cắm vào, cài vào, tra vào, chen vào…”, nhập 入 nghĩa là “vào”. Một số từ Hán Việt ban đầu viết sai nhưng lâu dần được chấp nhận thành viết đúng (do thói quen sử dụng) là hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Sát nhập là một trường hợp như vậy.

3. Mãn tính. Để chỉ bệnh có “tính chất kéo dài và phát triển chậm”, nhiều người viết bệnh mãn tính. Ví như: “Viêm phế quản mạn, suy thận mạn, viêm xương khớp… là những bệnh mãn tính”. Tuy nhiên, từ viết đúng phải là mạn tính. Mạn 慢 có nghĩa “chậm chạp, trì hoãn”. Tính 性 có thể hiểu là “tính chất”. Mạn tính nghĩa là “có tính chất chậm”. Cho nên, đối lập với [bệnh] mạn tính ta có từ [bệnh] cấp tính (cấp 急: gấp, vội vàng; cấp tính: có tính gấp, vội). Còn mãn 滿 có nghĩa “đầy, tràn ra”. Viết bệnh mãn tính thì tối nghĩa.

Sử dụng từ Hán Việt mang lại nhiều hiệu quả diễn đạt. Tuy nhiên, nếu sính dùng hoặc dùng theo thói quen mà không nắm rõ nghĩa của từ thì rất dễ dùng sai. Với những trường hợp dễ nhầm lẫn như nêu ở trên, người viết/ nói nên nắm vững ý nghĩa của từ trước khi sử dụng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 3

Những người làm công việc canh giữ biển đảo của Tổ quốc rất vĩ đại. Dù công việc rất vất vả nhưng họ vẫn luôn nỗ lực không ngừng. Đó không chỉ là tình yêu nghề mà còn là tình yêu quê hương đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 3

- Nội dung câu chuyện: Các con vật xung quanh nhà tắc kè đang bàn tán về tắc kè. Cậu là một người ít xuất hiện, thường xuyên đi vắng. Thằn lằn kể có một buổi tối, cậu ta đã nghe thấy những tiếng kì lạ vọng ra từ trong nhà tắc kè. Chắc là tắc kè đang làm việc gì đó xấu. Trong lúc mọi người đang hiểu nhầm về tắc kè thì cụ cóc đã lên tiếng giải thích. Tắc kè đi cả đêm để kiếm ăn nuôi mẹ già đang bị bệnh nặng, những tiếng kì lạ đấy là tiếng thở hổn hển của mẹ tắc kè, mỗi rạng sáng sớm tắc kè đều đã về. Nhờ vậy mà mọi người hiểu tắc kè hơn và cùng nhau đến nhà giúp đỡ cậu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 3

- Cảm nghĩ của em về câu chuyện:

+ Tắc kè là đứa con rất hiếu thảo, chăm lo cho mẹ già bị bệnh.

+ Thằn lằn, ốc sên và nhái bén là người nóng vội, đánh giá người khác khi chưa thật sự hiểu con người họ.

+ Cụ cóc là người hiểu người, hiểu đời.

Câu chuyện đã cho ta bài học về cách nhìn nhận và đánh giá một người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
12 tháng 3

- Sao: ngôi sao

- Xao: xao xuyến

- Sào: yến sào

- Xào: xào xạc

12 tháng 3

- Sao: Sao chổi, sao hoả, sao la, sao biển,...
- Xao: Xao xác, xao nhãng, xao xuyến,...
- Sào: Sào huyệt, sào ruộng, sào tre,...
- Xào: Xào rau, xào thịt, xào xào,...