K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2022

Gợi ý để làm:

Mở đoạn:

- G.t con vật nuôi trong nhà đó

Ví dụ: lý do vì sao nó xuất hiện trong nhà mình?,..

Thân đoạn:

- Nó có tên không?. Nó là một con mèo có tính cách ra sao? 

+ Bộ lông của mèo như thế nào?

+ Dáng đi của chú mèo?

- Em thích chú mèo ở những điểm nào?

- Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm đáng nhớ nào đó khi e ở nhà với chú mèo (có thể là khi ba mẹ đi vắng thì có chú mèo giúp em đỡ sợ hơn,...)

- Chú mèo ở nhà em được bao lâu? (em có những cảm xúc gì dành cho nó? ví dụ nó như một thành viên thực sự của gia đình em,...)

- Mọi người trong nhà có tình cảm gì với chú mèo này không?

- Em có coi chú mèo là bạn tốt/ thân không?

Kết đoạn:

- Nêu những điều em hứa hẹn với chú mèo, hoặc bày tỏ lại lần nữa tình cảm mình dành cho chú mèo.

13 tháng 9 2022

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Tranh thủ những ngày nghỉ hè cuối cùng, em dậy sớm ra vườn để ngắm cảnh bình minh trên vườn nhà em. Mỗi buổi sáng sớm (TN), khi ông mặt trời thức dậy, những chú gà trống đã trèo lên và gáy le te. Ngoài vườn, những bông hoa được thấm đẫm sương đêm đã bắt đầu hé mở. Từng đàn chim hót líu lo(Từ láy) trên cành để khởi động ngày mới. Những tia nắng tinh nghịch chiếu xuống sân khiến mọi vật như bừng tỉnh, đầy sức sống. Em cảm thấy bình yên nhất khi được ngồi ngắm mọi vật dưới ánh bình minh, yêu từ những điều bình dị nhất. 

14 tháng 9 2022

em cảm ơn ạ

14 tháng 9 2022

Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm. Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp không khí ngập tràn sắc xuân của Tết Nguyên đán "hoa đào nở". Nổi bật trong khung cảnh tấp nập của phố đông người, ông đồ già xuất hiện cùng những vật dụng quen thuộc như "mực tàu, giấy đỏ". Với đôi tay tài hoa của mình, ông đã viết nên những nét chữ "Như phượng múa, rồng bay" làm người đời ngưỡng mộ mà tấm tắc khen ngợi. Nhưng khi Nho học lụi tàn, con người dần quên đi những truyền thống tốt đẹp thì ông đồ vẫn kiên trì ngồi nơi góc phố cùng "giấy đỏ", "mực", "nghiên". Tiếc rằng, trong không khí nhộn nhịp của phố phường ngày Tết, người ta đã lãng quên đi ông đồ già viết câu đối đỏ. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay" không chỉ khắc họa khung cảnh lạnh lẽo, buồn bã mà còn là gợi nên tâm trạng cô đơn, tủi buồn khi thời thế thay đổi. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ" như một lời tiếc thương cho số phận của ông đồ, cho những tàn lụi của những giá trị Nho học. Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, giọng điệu trầm lắng cùng biện pháp tu từ nhân hóa "Giấy đỏ buồn không thắm",... đã bộc lộ niềm tiếc thương chân thành trước một lớp người tài năng nhưng do thời cuộc mà đi vào dĩ vãng. Bài thơ như lời nhắc nhở mỗi người về việc trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp.

13 tháng 9 2022

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Em từng xem TV, đọc sách, nghe các thầy cô kể về nhiều nhân vật lịch sử nhưng ... (tên nhân vật) để lại cho em nhiều ấn tượng nhất...)

TB:

Giới thiệu về lai lịch của nhân vật:

+ Tên thật (Nếu có rồi thì thôi)

+ Quê quán

+ Năm sinh năm mất

Kể tên những điều mà nhân vật đó đã làm được cho lịch sử?

Ý nghĩa của những điều mà nhân vật đó đã làm?

Cảm nghĩ của em về nhân vật đó?

KB: Bày tỏ tình cảm của em với nhân vật đó

_mingnguyet.hoc24_

13 tháng 9 2022

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh.

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng...

-Miêu tả hình ảnh ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng và tinh thần yêu nước đậm sâu của chú bé Lượm. Chú sẵn sàng dũng cảm hi sinh cho đất nước trong mọi hoàn cảnh. Dù chú bé đã hi sinh nhưng chú vẫn còn mãi trong tim của tất cả mọi người.